Buổi chiều đi Phật sự trong làng về ngang qua dòng sông Ni Liên Thuyền (Niranjana River) chứng kiến được cảnh tượng này chợt thấy lòng.. bình an đến lạ!
Cảnh thiêu xác người trên sông ở xứ Ấn dù đã bao lần trông thấy nhưng lần nào tôi cũng vẫn cứ thích dừng xe lại nhìn một hồi lâu, nhìn để biết nẻo đi về rồi ai cũng là như rứa cả.., mặc cho ai khăng khăng một mực chối từ!
- Thói quen của đời sốngcon người là tom góp, tom góp về cả trăm thứ. Nhưng cho dù đạt đến con số 100, con số nghìn đi nữa thì.. rốt rồi lại nhỏ hơn, lại chào thua cái con số 1. Một đó là gì? Một ngọn lửa thiêu... bắt đầu từ cái que diêm bé xíu xiu... Lạ thât! Lạ quá, lạ là vì.. hễ còn thở là ta vẫn cứ ưa gom về... Cái lỗ trống trong tâm hồnnhân loại là mãn tính, là không sao lấp cho đầy, và đây chính là nguyên nhânsâu xa của chiến tranh giữa con người, giữa quốc gia này với quốc gia khác (Chiến tranh biên giới Trung- Ấn hiện nay là bằng chứng rõ rệt cho điều ấy). Biết chăng? cho dù bạn là tỷ phú song bạn vẫn cứ là một kẻ nghèo cùng thâm tệ một khi bạn còn đói khát sự chiếm hữu, bạn không sống được với sự bình an..
Đức Phật ngàn xưa đã thả cái Bát trôi ngược dòng trên con sông Ni Liên này, hình ảnh đó cũng nói lên toàn bộgiáo Pháp của Người, đó là giáo Phápnghịch lưu, giáo Pháp đi ngược với cõi lòng tham ái, đam mêbám víu bất tận của nhân gian. Bản chất con người thích gom về, thích cái gọi là ''của tôi'' thì mới cảm thấyHạnh phúc, trong khi đó đức Phật thì phủ nhận triệt để, tiêu biểu như câu: ''Chính ta còn không có. Con đâu, tài sản đâu!'' (Kinh Pháp cú). Phật nói như thế thì dễ gì loài người chịu được, chấp nhận được!! Mà không chấp nhận được thì chuyện giải thoát biết ngày nao?! (Ồ, mà chẳng phải ai cũng hứng thú tới hai chữ giải thoát!!)
- Đạo Phật là Đạo đối diện với Sinh Tử, không bi quan, cũng chẳng lạc quan, mà là hiện quán với thực trạng tất yếu của cuộc đời.. Nếu là Phật tử, hãy quán niệm (Sati) từng ngày về '' ngọn lửa cuối cùng '' này bạn nhé! Quán niệm để nghe đời mình nhẹ tênh như một áng tơ chiều..
'' Đã biết chốn ni là quán trọ Hơn thưa, hờn oán để mà chi Thử ra ngồi xuống bên.. giàn hỏa Hỏi họ mang theo được những gì?'' Như Nhiên - TTT
Về
Người về khép lại biển dâu Quẳng manh áo đã bạc màu phong sương Tình tan dưới cội vô thường Soi gương... bỗng hiện một vầng trăng xưa.
Nghìn thu đời vẫn nắng, mưa.. . Hai bờ huyễn thực say sưa giấc đời! Gửi đôi dép tặng luân hồi Chừ không đi nữa.. xin rời mộng du.
Bài này là cuộc phỏng vấn qua email trong tháng 1/2023 với nhà sư Kunchok Woser (Don Phạm), người xuất gia theo truyền thừa Phật Giáo Tây Tạng, sau nhiều năm tu học ở Ấn Độ đã tốt nghiệp văn bằng Lharampa, học vị cao nhất của dòng mũ vàng Gelug, và bây giờ chuẩn bị học trình Mật tông.
Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc - Xuân Quý Mão, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi có lời chúc mừng năm mới, lời thăm hỏi ân cần tới tất cả các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tới chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; kính chúc quý vị một năm mới nhiều an lạc, thành tựu mọi Phật sự trên bước đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc!
Trong ngày hội truyền thống dân tộc, toàn thể đại khối dân tộc đang đón chào một
mùa Xuân Quý mão sắp đến, trước nguồn hy vọng mới trong vận hội mới của đất nước,
vừa trải qua những ngày tháng điêu linh thống khổ bị vây khốn trong bóng tối hãi hùng
của một trận đại dịch toàn cầu chưa từng có trong lịch sử nhân loại, cùng lúc gánh chịu
những bất công áp bức từ những huynh đệ cùng chung huyết thống Tổ Tiên; trong nỗi
kinh hoàng của toàn dân bị đẩy đến bên bờ vực thẳm họa phúc tồn vong,
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.