Chữa lành nghiệp phân biệt chủng tộc tại Mỹ (song ngữ Vietnamese-English)

24/11/20201:00 SA(Xem: 9031)
Chữa lành nghiệp phân biệt chủng tộc tại Mỹ (song ngữ Vietnamese-English)

CHỮA LÀNH NGHIỆP PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC CỦA MỸ
(Healing America’s Racial Karma)
By Dr. Larry Ward November 5, 2020 | Tịnh Thủy chuyển ngữ



blank
We Came to America” Quilt © 2020 Faith Ringgold /
Artists Rights Society (ARS), New York,
Courtesy ACA Galleries, New York

Hơn 150 năm sau khi chế độ nô lệ chấm dứt, nghiệp phân biệt chủng tộc bi thảm của nước Mỹ vẫn tiếp diễn đến ngày nay. Giáo viên Phật giáo Larry Ward nói rằng nếu chúng ta hiểu rõ nghiệp thực sự hoạt động như thế nào, chúng ta có thể ngăn chặn được nó.

Bánh xe luân hồi của ý thức về phân biệt chủng tộc này bắt đầu trước khi tôi được sinh ra. Nó cũng bắt đầu trước khi bạn được sinh ra. Dấu vết của nó hiện rõ qua thời gian với các sợi dây liên kết giữa con người với nhau.

Đây không phải là một tình trạng khó khăn để chữa lành mà là di sản của ba nghiệp thân, khẩu, và ý của con người. Ý thức phân biệt chủng tộc của chúng ta, sự đau khổ và những bối rối lẫn lộn liên quan đến nó không cần thiết phải tiếp diễn. Thời điểm này trong lịch sử xã hội của chúng ta buộc chúng ta phải dấn thân vào một con đường khám phá, học hỏi, và thực hành để chuyển đổi nghiệp lực của chúng ta.

Tôi suy ngẫm về bánh xe, một phát minh cổ xưa có tính thực tiễn cao. Hình dáng của nó xuất hiện trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại qua nghệ thuật, văn hóa, khoa học và truyền thống tâm linh. Nó đã cung cấp một hình ảnh mạnh mẽ và ẩn dụ cho hành trình tâm linh của nhân loại.

Chúng ta phải tỉnh thức.

Trong truyền thống Phật giáo, bánh xe là một biểu tượng chính của tám con đường chữa lành bệnh (Bát chánh đạo) và chuyển hóa để dẫn đến tự do. Nhưng bánh xe cũng mô tả một mô hình khổ đau lặp đi lặp lại được gọi là luân hồi, một từ tiếng Phạn đề cập đến một trải nghiệm bị trôi lăn, bị mắc kẹt qua những chu kỳ khổ đau vô cùng tận.

blankSơ đồ bên đây là bản đồ bánh xe luân hồi của nghiệp phân biệt chủng tộc. Chữ Nghiệp từ tiếng Sanskrit là “karma” và thuật ngữ Pali là “kamma”, đã thành chữ “karma” (ở Tây phương) ngày nay của chúng ta, nghĩa là hành động hay việc làm. Bất kỳ hành động nào có chủ ý, dù là phát khởi ở trong tâm, phát ra lời nói hay thể hiện qua hành động, đều được coi là nghiệp. Nghiệp bao gồm tất cả những gì có trong cụm từ thân khẩu ý “suy nghĩ, lời nói và hành động”.

Sơ đồ về nghiệp này cho thấy ý định ảnh hưởng đến các hiện tượng như thế nào trong một chu kỳ liên kết giữa biểu hiện, gieo nhân, quả báotiếp diễn. Nếu bạn là một người giàu trí tưởng tượng, bạn có thể hình dungliên quan như thế nào đến trải nghiệm sống của bạn.

Nghiệp ở đây có nghĩa là sức mạnh sống động của ba thứ: suy nghĩ, lời nóiviệc làm (thân khẩu ý) để hình thành phẩm chất của kinh nghiệm cá nhân và tập thể. Trong Phật giáo, nghiệp hoàn toàn không phải là học thuyết định mệnh; Đức Phật đã chuyển nó từ ý nghĩa cổ xưa “nguyên nhân và kết quả” thành một sự hiểu biết thực tế về tầm quan trọng của sự tác ý của chúng ta.

Bánh xe của nghiệp được khởi chuyển động bởi tác ý (intention). Vòng tròn này bắt đầu với những gì chúng ta dự định làm gì và sau đó thể hiện trong suy nghĩ, lời nói, và hành vi của chúng ta.

Trong khi luyện tập để có ý thức hơn trong việc đặt ra những dự định của riêng mình trong cuộc sống, tôi đã học được một điều đáng sợ: bộ não của chúng ta được thiết kế để sử dụng ít năng lượng nhất cần thiết để hoàn thành công việc. Tôi không chỉ nói về việc đánh răng, lái xe hay tập thể dục. Tôi đang nói về những điều sâu sắc hơn. Trừ khi chúng ta có một lựa chọn sáng suốt là không sống tự động như một cái máy (sống một cách vô hồn), hầu hết chúng ta đều sống qua ngày mà không cần suy nghĩ thâm sâu về động cơ thúc đẩy hành động của chúng ta.

Hầu hết chúng ta đều biết rằng thay đổi thói quen là một sự thách thức. Bao nhiêu trong số những gì chúng ta làm là theo thói quen? Các nghiên cứu của các nhà thần kinh học và tâm lý học nghiên cứu sự hình thành thói quen chỉ ra rằng 40 đến 95% hành vi của con người - cách mà chúng ta suy nghĩ, cách chúng ta phản ứng với cảm xúc, những gì chúng ta nói và cách chúng ta hành động – đều thuộc loại thói quen. Vì vậy, khi nói đến những suy nghĩhành vi đã ăn sâu, chúng ta nghĩ rằng ý định của chúng ta có thể tốt đẹp đến đâu, nếu không có cái nhìn sâu sắc về sự cần thiết phải thay đổi, quyết tâm mạnh mẽ để biến nó thành hiện thực và hành động tương ứng, thì 50% thời gian chúng ta làm sẽ mặc định theo thói quen.

Giai đoạn thứ hai trên vòng tròn này là biểu hiện (manifestation). Bất cứ điều gì chúng ta dự định đều được thể hiện, cho dù chúng taý định đó một cách có ý thức hay vô thức. Các nghiên cứu cho thấy hầu hết các hành vi của chúng tavô thức unconscious. Suy ngẫm về điều này thật đáng sợ, nhưng chúng ta phải làm. Khi nói đến thói quen của chúng ta về phân biệt chủng tộc, chúng ta phải thừa nhận và biến những gì là vô thức unconscious thành có ý thức conscious, để chúng ta có thể đặt ra những tác ý mới khôn ngoan như với tư cách cá nhân và tập thể. Chúng ta phải tỉnh thức.

Giai đoạn thứ ba là truyền tải (Gieo nhân). Sự thể hiện ý định (tác ý) vô thức unconscious intention của chúng ta được truyền ra ngoài thế giới thông qua hành động và lời nói của chúng ta, cũng như vào bên trong thông qua suy nghĩcảm xúc của chúng ta. Những gì chúng ta biểu hiện, chúng ta truyền tải cái đó. Chúng ta truyền đi những gì trong tâm trí của chúng ta cho dù chúng ta muốn hay không. Chúng ta giao tiếp cả bằng ý thức lẫn vô thức, bằng lời nói và không bằng lời nói.

Một điều quan trọng khác, chúng ta giao tiếp thông qua sự rung động. Con người đã giao tiếp như thế nào trước khi có ngôn ngữ? Qua sự cảm nhận. Bạn đã bao giờ bước vào một căn phòng, và khi bạn mở cửa, bạn biết rằng, Oh! boy, ai đó đã ở đây một phút trước, và họ không vui lắm? Chúng ta có sự nhạy cảm này, nếu chúng ta không để biến mất qua sự tiến hóa (được giáo dục trong chúng ta), thì cảm giác này sẽ cảm thấy như thế nào khi ở gần nhau. Các tế bào thần kinh là gương phản chiếu của chúng ta kích hoạt, xây dựng sự đồng cảm và thấu hiểu. Về mặt thần kinhtiến hóa, chúng ta biết chúng ta có khả năng ở bên nhau vì chúng ta được thiết kế để trở thành những sinh vật xã hội.

Giai đoạn tiếp theo trong vòng tròn này là quả báo (retribution). Quả báo không có nghĩa là phán quyết cuối cùng. Quả báo có nghĩa là hậu quả hiện tại của một hành động trước đây, bởi vì nghiệp có nghĩa là “hành động”. Tính từ thời nay dùng mô tả một người nhận thức được sự bất công là "thức tỉnh" (hay gọi là giác ngộ); phẩm chất của việc tỉnh thức trước sự đau khổ là điều đã mô tả chính xác về Đức Phật, một bậc Bậc Giác ngộ, chính cái tên của Ngài có nghĩa là “giác ngộ hay thức tỉnh”. Nếu chúng ta không tỉnh giác, quả báo của chúng ta sẽ không đến dưới dạng giác ngộ.

Giai đoạn cuối cùng sau quả báo là sự tiếp diễn (continuation - luân hồi). Đây là một quá trình tự nhiên. Nếu như bạn không can thiệp và không chuyển bánh xe sang những con đường mới, bánh xe nghiệp báo sẽ cứ lăn. Điều này đúng với sự tiến hóa hiện đại của ý thức phân biệt chủng tộc. Chúng ta thấy dòng chảy đau lòng này giống nhau cứ lặp đi lặp lại: người Da đen bị hành hình đến chết (bởi Lynch-law) dưới bàn tay của chính quyền nhà nước, hoặc nô lệ trong việc đưa người Da đen và Da nâu vào lao động khổ sai trong khu liên hợp công nghiệp nhà tù.

Nghiệp tiết lộ cách mà ý thức của chúng ta tiếp tục xoay chuyển như thế nào — tạo ra, tuyên truyền, nuôi dưỡnghệ thống hóa sự phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới. Nhưng mọi bánh xe đều có một trục duy trì động lượng, chuyển động về phía trước và sức mạnh tích lũy của nó. Giống như các nhân vật trong The Wizard of Oz, chúng ta đang đi trên hành trình với lòng dũng cảm, sự sáng suốt và trái tim vào trung tâm của trục, không gian bí mật mà từ đó chúng ta có thể chữa lành và chuyển hóa nỗi khổ của ý thức về phân biệt chủng tộc.

Bài thực tập: mở ra nền tảng chống phân biệt sắc tộc

Đây là một bài tập phản ánh để hiểu cách mà nghiệp lực của nạn phân biệt chủng tộc tại đất Mỹ chen vào cuộc sống của bạn như thế nào.
Tìm một nơi mà bạn có thể dừng lại để suy ngẫm. Bạn có thể nói, viết, suy nghĩ và suy ngẫm về những câu hỏi này. Nếu bạn viết, hãy ghi lại những suy nghĩ của bạn trong nhật ký để bạn có thể đọc lại chúng. Bạn có được những hiểu biết nào khi đi sâu vào kho lưu trữ suy nghĩ, cảm xúc và ký ức về chủng tộc?

Câu chuyện về tên của bạn được đặt?

Từ khi nào mà bạn nhận thấy sự khác biệt về ngoại hình của một người khác?

Bạn đã nghe những câu chuyện gì về chủng tộc và màu da khi lớn lên?

Những cụm từ nào bạn sử dụng để mô tả sự khác biệt chủng tộc?

Cơ thể bạn phản ứng thế nào với bài tập này?

Cơ thể bạn phản ứng thế nào với những ký ức đó?

Hạt giống chủng tộc nào đã được gieo khi bạn nhìn lại cuộc đời mình? Hạt giống có nghĩa là suy nghĩ, lời nói, hành động và sự kiện vẫn còn với bạn, có ý thứcvô thức.

Hạt giống nào trong số những hạt giống này là lành mạnh (tránh xa phân biệt chủng tộctham lam, và vọng tưởng)?

Hạt giống nào trong số những hạt giống này là bất thiện (dẫn đến phân biệt chủng tộctham lam, và vọng tưởng)?

Hạt giống nào tác động nhất đến cuộc sống của bạn bây giờ?

Ưu tiên của bạn trong việc chữa lành ý thức phân biệt chủng tộc trong bản thân là gì?

Trích từ America’s Racial Karma: An Invitation to Heal © 2020 của Larry Ward, với sự cho phép của Parallax Press.

Tịnh Thủy chuyển ngữ.

Bản gốc tiếng Anh: https://www.lionsroar.com/healing-americas-racial-karma/

Nguyên tác tiếng Anh:

HEALING AMERICA’S RACIAL KARMA

BY LARRY WARD| NOVEMBER 5, 2020

  

More than 150 years after the end of slavery, America’s tragic racial karma rolls on. If we understand how karma really works, says Buddhist teacher Larry Ward, we can stop it.

It started before I was born. It began before you were born, too, this turning wheel of racialized consciousness. Its tracks are evident across the face of time and the threads of human connection.

Let us propose this is not an intractable condition but a legacy of human thought, speech, and physical behaviors. Our racialized consciousness and the suffering and confusion associated with it need not continue. This moment in our social history compels us to invite ourselves into a path of discoveries, learning, and practices to transform our karma.

I ponder the wheel, an ancient invention of great practicality. Its shape appears throughout human history in art, culture, science, and spiritual traditions. It has provided a powerful image and metaphor for the spiritual journey of humanity.

We must wake up.

In the Buddhist tradition, the wheel is a primary symbol of an eightfold path of healing and transformation leading to freedom. But the wheel also describes a repeating pattern of suffering called samsara, a Sanskrit word referring to the experience of wandering, trapped through endless cycles of suffering.

blankThe diagram here is a map of the turning wheel of racial karma. The Sanskrit word karma and Pali term kamma, which gave rise to our modern-day word “karma,” literally mean action or doing. Any kind of intentional action, whether mental, verbal, or physical, is regarded as karma. Karma covers all that is included in the phrase “thought, word, and deed.”

This diagram of karma shows how intention affects phenomena in an interconnected cycle of manifestation, transmission, retribution, and continuation. If you are an imaginative learner, you can visualize how it relates to your lived experience.

Karma here means the living power of these three actions of thought, word, and deed to shape the quality of our individual and collective experience. In the Buddhist understanding, karma is not at all a fatalistic doctrine; the Buddha transformed it from the older meaning of cause and effect into a practical understanding of what it means to be conscious of your own intention.

The wheel of karma is set in motion by intention. This circle starts with what we intend and then manifests in our thinking, our speech, and our behavior.

While practicing being more conscious of setting my own intentions in life, I learned a scary thing: our brain is designed to use the least amount of energy necessary to get things done. I’m not just talking about brushing our teeth or driving a car or exercising. I’m talking about deeper things. Unless we make a conscious choice not to live on automatic pilot, most of us go through our days without thinking too deeply about the motivations that drive our actions.

Most of us know that changing habits is challenging. How much of what we do is habitual? Studies by neurobiologists and psychologists researching habit formation indicate that 40 to 95 percent of human behavior—how we think, how we respond with emotions, what we say, and how we act—falls into the habit category. So when it comes to deeply rooted thoughts and behaviors, however good we think our intentions may be, without insight about the need to change, the strong resolve to make it happen, and the corresponding action, a good 50 percent of the time we will default to habit.

The second station on this circle is manifestation. Whatever we intend gets manifested, whether we intend it consciously or unconsciously. Studies show that most of our behavior is unconscious. That’s scary to contemplate, but we must. When it comes to our habits around race, we must acknowledge and make what is unconscious conscious, so that we can set wise new intentions as individuals and as a collective. We must wake up.

The third station is transmission. The manifestation of our unconscious intention gets transmitted outward into the world through our actions and words, as well as inward through our thoughts and emotions. What we manifest, we transmit. We communicate what’s on our minds whether we want to or not. We communicate consciously and unconsciously, verbally and nonverbally.

Also, very importantly, we communicate through vibration. How did human beings communicate before language? We felt it. Have you ever walked into a room, and when you opened the door you knew, Boy, somebody was in here a minute ago, and they weren’t very happy? We have this sensitivity, if we haven’t let it be educated out of us, this sense of feeling what it is like to be in one another’s company. Our mirror neurons fire, building empathy and understanding. Neurologically and evolutionarily, we know we are capable of being together because we are designed to be social creatures.

The next station in this circle is retribution. Retribution doesn’t mean final judgment. Retribution means the here-and-now consequences of a previous action, because karma means “action.” Today’s adjective for someone who is aware of injustice is “woke”; the quality of being awake to suffering is what defines the Buddha, whose very name means “awakened.” If we aren’t awake, our retribution won’t come in the form of enlightenment.

The last stage after retribution is continuation. It’s a natural process. If you don’t intervene and don’t shift the wheel onto new pathways, the wheel of karma simply rolls on. This is true of the modern evolution of racialized consciousness. We see the same heartbreaking patterns repeating again and again: lynching in the deaths of Black people at the hands of the state, or slavery in the funneling of Black and Brown people into indentured labor in the prison industrial complex.

Karma reveals how our consciousness continues to turn—creating, propagating, cultivating, and systemizing racism worldwide. But every wheel has an axis that sustains its momentum, its movement forward, and its accumulated power. Like the characters in The Wizard of Oz, we are journeying with courage, clarity, and heart into the center of the axis, the secret space from which we can heal and transform the suffering of racialized consciousness.

Exercise: Opening the Working Ground of Race

This is a reflective exercise to understand how the energies of America’s racial karma are alive in your life story. Find a place where you may stop to reflect mindfully. You may speak, write, think, and meditate on these questions. If you write, keep your thoughts in a journal so you may read them again. What insights do you gain from going deeply into your storehouse of thoughts, feelings, and memories about race?

  • What is the story of how your name came to be?
  • When did you first notice differences in people’s looks?
  • What stories about race and skin color did you hear growing up?
  • What phrases do you use to describe racial differences?
  • How is your body responding to this exercise?
  • How is your body responding to these memories?
  • What race seeds were planted as you look back over your life? Seeds meaning thoughts, words, actions, and events that remain with you, consciously and unconsciously.
  • Which of these seeds were wholesome (leading away from racialized hate, greed, and delusion)?
  • Which of these seeds were unwholesome (leading toward racialized hate, greed, and delusion)?
  • Which seeds are most impactful in your life now?
  • What is your priority in healing the racialized consciousness in yourself?

Excerpted from America’s Racial Karma: An Invitation to Heal © 2020 by Larry Ward, with permission from Parallax Press.

 


Về tác giả Larry Ward

Larry WardLarry Ward là một Giáo thọ sư cao cấp trong truyền thống Thiền Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tác giả của cuốn sách American Racial Karma, và là đồng tác giả với vợ ông, Peggy, của Love's Garden, A Guide To Mindful Relationships.

Tiến sĩ Ward từng có khoảng 25 năm kinh nghiệm sống và làm việc quốc tế về thay đổi tổ chức và đổi mới cộng đồng địa phương trong công việc của mình với tư cách là giám đốc của Lotus Institute và là cố vấn cho Viện Lãnh đạo Tư duy Điều hành tại Trường Quản lý (the Executive Mind Leadership Institute at the Drucker School of Management). Ông có bằng Tiến sĩ về Nghiên cứu Tôn giáo với trọng tâm về Phật giáo và khoa học thần kinh của thiền định.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.