Cốt Cách Người Tu Hành

21/04/20214:57 CH(Xem: 6852)
Cốt Cách Người Tu Hành

CỐT CÁCH NGƯỜI TU HÀNH
Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

thich_tri_tinh_01

Nhiều người tu lâu năm, thường đi chùa, ăn chay, ngồi thiền, niệm Phật, làm công quả, theo học giáo lý với nhiều thầy nổi tiếng, nhưng bấy nhiêu đó có đủ để chứng minh là người này tu khá, tu đúng và đưa đến giải thoát hay không?

Cũng có những người tu chỉ thích đến chùa làm công quả, hoặc thích tạo chùa to, tượng lớn. Có người thích nhiều chùa, đông đệ tử. Có người thích học lấy nhiều bằng cấp thế gian. Có người thích nổi tiếng, v.v... Những cái đó có phải là tu không?

Sau đây là những tiêu chuẩn tối thiểucăn bản để nhận xét một người tu đúng hay không?
1. Còn ham thích tài sản, danh lợisắc dục hay không?
2. Còn dễ nổi sân hay không? Khi gặp chuyện trái ý thì có giận dữ, bực tức hay không?
3. Còn kiêu căng ngã mạn hay không? Còn thích khoe khoang, điều khiển kẻ khác không? Còn thích được khen ngợi, được tâng bốc hay không?
4. Còn chấp vào Đạo của tôi, thầy tôi hay pháp môn của tôi là hay hơn hết? Còn có cái tâm hẹp hòi, ưa chia rẽ, bè phái, chỉ trích vu khống, chụp mũ người khác không?
Nếu còn 4 điều trên thì dù đã tu 30, 40 năm, ngồi thiền nhập định 6, 7 tháng, tu đủ loại pháp môn Thiền, Tịnh, Mật, tụng làu làu đủ loại kinh chú, có hàng ngàn đệ tử, viết hàng trăm cuốn sách, người này vẫn chưa tu đúng theo đạo Phật!

Ngoài ra, một người tu còn cần phảiít nhất những đức tính sau đây:

1. Biết làm phước, bố thí:
Có những người học (đọc) nhiều kinh sách, hiểu biết giáo lý, nói đạo rất hay, nhưng không biết làm phước, bố thí, mà lại keo kiệt, bỏn sẻn, bo bo bám chặt vào tài sản, tiền bạc của mình.

2. Nói lời ái ngữ:
Có người theo học đạo lâu năm mà không giữ gìn khẩu nghiệp, ăn nói xả láng, chê bai, chỉ trích, vu khống, bịa đặt, phỉ báng kẻ khác.

3. Từ, Bi, Hỷ, Xả:
Thiếu 4 đức tính này thì không phải là kẻ tu hành!

4. Khiêm cung và lễ độ:
Càng tu thì cái ngã phải nhỏ dần và biết cung kính tôn trọng kẻkhác, nhất là các bậc trưởng thượng. Hãy nhìn vào các phiên họp Đạo, các giao tế cộng đồng thì thấy rõ nhất. Nếu chưa có những đức tính này thì cũng gọi là chưa biết tu hoặc tu chưa đủ để sửa đổi tâm tánh.

Hãy tự xét lại, nhìn lại mình xem, mình đạt đến đâu để dừng lại sửa ngay sơ sót, kẽo uổng phí một kiếp người may mắn có Đạo.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).