Vạn Pháp Tùng Duyên

17/05/20211:00 SA(Xem: 6858)
Vạn Pháp Tùng Duyên

VẠN PHÁP TÙNG DUYÊN
Nam Phương (Nghiêm Thủy)

 

 

Vạn pháp tùng duyên sanh
Diệc tùng nhân duyên diệt
Ngã Phật đại sa môn
Thường tác như thị thuyết

gettyimages india covid 19 casesĐó là bài kệ ngôn mà Ngài Asaji một trong 5 anh em Kiều Trần Như đọc lên, đã gợi mở tâm thức cho Ngài Xá Lợi Phất từ bỏ con đường Bà La môn truyền thống để bước vào thế giới của Đạo Phật trí tuệ và rồi về sau Ngài được mọi người tôn xưng là trí tuệ bậc nhất trong Tăng đoàn của Đức Phật.

    Từ rất xa xưa cho đến tận bây giờ Ấn Độ vẫn luôn là quốc gia có một xã hội phức tạp về nhiều mặt… đặc biêt về tín ngưỡng và các học thuyết. Bởi do tâm lý sợ hãi yếu đuối, người dân Ấn phải nương tựa, phụng thờ nhiều loại thú vật, cả sông núi vô tri cũng như rất nhiều thần linh vô hình nữa. Cùng với 62 học thuyết khác nhau trong xã hội thời bấy giờ đã khiến Thái tử Sĩ đạt Ta trong lúc đi tìm thầy học đạo cũng bị lạc vào khu rừng học thuyết phức tạp này đến 6 năm trời. Nhưng rồi cuối cùng thật lành thay chính Thái tử đã tỉnh thức tìm ra con đường quay lại với chính mình bằng sự suy tư quán chiếu thiền định, Ngài đã nhận chân được sức mạnh của nội lực tự tâm. Từ sức mạnh nội lực ấy đã khơi rộng trí tuệ cho Thái tử đi dần đến giác ngộ thấu triệt hoàn toàn tam minh, lục thông, chấm dứt mọi khổ đau phiền não để thành bậc chánh đẳng chánh giác với 10 danh hiệu Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn.

    Quả thật chính từ sự quán chiếu thâm sâu Đức Phật đã để lại vô vàn bài học về nhân quả, về tam tướng vô thường, khổ não, vô ngã, về nhân duyên sanh diệt của vạn pháp…đã cứu giúp không biết bao nhiêu con người ra khỏi vũng lầy của trần gian đau khổ. Khi Phật còn tại thế trong 45 năm hoằng pháp Ngài cùng với thánh chúng cũng đã đưa rất nhiều những thân phận hạ liệt trong xã hội Ấn độ được trở lại với đời sống của một con người là nhờ vào giáo pháp từ bi, bình đẳng của Đạo Phật.

     Đức Phật đã từng dạy các đệ tử rằng: Tất cả các con sông Hằng, sông Yamuna, Acirava hay sông Mahi đều chảy ra biển lớn, cũng như vậy các giai cấp Bà la môn, Sát đế lỵ, Phệ xá, Thủ đà la hay Chiên đà la khi đi theo giáo phápgiới luật của Như Lai tất cả đều đồng đẳng như nhau. Bởi vậy mới có câu nói “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” là một minh chứng tuyệt vời. Vì đúng như vậy, ai cũng có Phật tánh, cũng đều có thể quán chiếu, tỉnh thức giác ngộ để đi đến an lạc hạnh phúc ngay trong đời sống hiện tại, điều mà cả nhân loại luôn mong cầu tìm kiếm đều có thể tìm thấy trong giáo pháp hay triết thuyết của Đạo Phật.

    Nhưng thật tiếc thay Đạo Phật đã không tồn tại được lâu dài trên chính quê hương cội rễ từ thế kỷ thứ 7, mãi cho đến thế kỷ 19 mới dần được phục hồi là nhờ vào sự góp sức của rất nhiều nhà trí thức từ đông sang tây. Theo các nhà nghiên cứu sở dĩ Phật giáo bị mất dấu nơi cội nguồn đất Ấn là bởi chủ trương bình đẳng, xóa bỏ giai cấp trong xã hội Ấn độ của Đức Phật đã khiến Bà la môn giáogiai cấp nắm giữ quyền lực chống đối vì ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Do vậy đây là một thiệt thòi rất lớn về mặt tinh thần cũng như đời sống của đại đa số người dân Ấn ở giai tầng bị cho là thấp kém bởi sự phân chia giai cấp một cách ích kỷ, hẹp hòi, không công bằng của nhóm người Bà la môn giáo.

    Câu chuyện của Tiến sĩ Bimsao Ramji Ambedkar là một minh chứng rõ nét cho sự phân chia giai cấp nặng nề bất công của xã hội Ấn độ. Ông sinh ngày 14- 4 -1891 trong gia đình Hindu giáo ở giai cấp thấp, nhưng nhờ vào sự thông minh tài giỏi và may mắn từng bước ông được đến trường học. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bombay hạng ưu ông nhận được học bổng du học ĐH Columbia Hoa kỳ về khoa Chính trị học, một sự kiện hiếm hoi duy nhất xảy ra cho thành phần tiện dân. Tiếp theo Ambedkar hoàn tất luận án tại ĐH danh giá ở Luân đôn về môn Khoa học chính trị và kinh tế, ông cũng từng đến Đức học thêm về ngành luật. Sau khi tốt nghiệp về nước Ambedkar làm việc rất tích cực trong nhiều lãnh vực kể cả trong chính phủ Ấn độ, ông cũng là người soạn thảo bản Hiến pháp cho Ấn độ sau độc lập. Ngoài ra ông cùng với các nhà lãnh đạo Ấn đến Luân đôn để bàn việc chính phủ Anh trao trả độc lập cho đất nước Ấn độ. Tại hội nghị này ông đề nghị chính phủ Anh đồng thuận cho giai cấp tiện dân được có đại biểu và được tham gia bầu cử thì gặp ngay sự phản đối kịch liệt của Mahatma Gandi. Sự việc căng thẳng đến nỗi Mahatma Gandi dùng biện pháp tuyệt thực để phản đối khiến cả ông và chính quyền Anh quốc buộc lòng phải nhượng bộ.

    Điều này cho thấy dù có tài giỏi, có nhiệt tâm phục vụ đất nước đến đâu Ambedkar vẫn không được tôn trọng, vẫn không thể nào vượt qua rào cản nặng nề của giai cấp chỉ vì thuộc tầng lớp tiện dân. Ambedkar thấy rõ sự bất công vô lý của Hindu giáo bao nhiêu, lại càng nhận ra sự tử tế tốt lành thiện lương nơi Đạo Phật bấy nhiêu, nên ông đã nghiên cứu, tìm hiểu về Đạo Phật và nổ lực đóng góp cho sự hồi sinh của Đạo Phật trên đất Ấn, khiến rất nhiều người dân Ấn độ hiểu biết cũng theo ông và cùng quyết định rời bỏ Hindu giáo để quy y theo Phật.

    Trong ngày ông và các tín đồ Hindu giáo quy y Phật ông nói :Bằng việc từ bỏ tôn giáo cũ và quy y tam bảo hôm nay tôi như được tái sinh. Sự quy y hôm nay làm cho tôi hết sức hài lònghạnh phúc không thể tưởng tượng. Tôi cảm thấy rằng mình vừa được giải phóng từ địa ngục vậy.Từ nay tôi sẽ không thờ các vị thần của Hindu nữa mà thực hành theo chánh pháp. Tôi sẽ sống theo Bát chánh đạoĐức Phật dạy. Phật giáo là một tôn giáo chân chính và tôi sẽ hướng đời mình dưới sự chỉ dẫn của từ bi- trí tuệlẽ phải.

    Nhân câu chuyện của Ambedkar, hôm nay nhìn lại đất nước Ấn độ đang trong tình trạng khủng hoảng thê lương trầm trọng vì đại dịch Covid -19 càng thấy thương cho tầng lớp vô cùng đông đảo nghèo nàn của quốc gia này. Khi thành phần lãnh đạo với thái độ tự mãn kiêu ngạo và kém cõi, xem thường dịch bệnh, vụng về trong cách giải quyết, đã đẩy đất nước lâm vào bước đường cùng của thảm họa mà không ai khác là những người dân nghèo khổ thiếu hiểu biết, mê tín tội nghiệp phải lãnh chịu. Trong khi những kẻ giàu có tự nhận mình ở giai cấp cao sang thì vô cảm lạnh lùng, tìm mọi cách chạy thoát khỏi đất nước khiến cả thế giới cũng ngỡ ngàng vì lối sống ích kỷvô tâm của họ.

    Đúng ra bệnh về đường hô hấp SARS-CoV đã có mặt từ 2002 ở tỉnh Quảng đông Trung quốc, rồi lây lan đến hơn 26 quốc gia nhưng chỉ gây tử vong có 774 người và chấm dứt vào ngày 2-7-2003. Có lẽ vì vậy đã khiến giới khoa học không mấy quan tâmxem như một loại cảm cúm mùa hằng năm nên không tiếp tục nghiên cứu, để đến hôm nay sau gần 18 năm bệnh cũ tái phát lan rộng đến toàn cầu gây tác hại tận cùng của sự khủng khiếp, mới vội vã đi tìm vaccine ngăn chận. Nhưng rồi khi có vaccine, virus lại biến thể chuyển hướng, gây nên tệ nạn tái đi tái lại hết đợt này đến đợt khác thật khó lường nguy hại và còn khó trị hơn nữa.

   Qua trận đại dịch vô cùng tai hại khủng khiếp này, mới nhận ra những lời dạy của Đức Phật từ lâu khi mạng sống đời người chỉ tính bằng hơi thở mà ít ai quan tâm để ý. Ngài vẫn thường nhắc nhở phải hít sâu thở chậm bằng phương pháp sổ tức quán, để thấy sự mong manh của kiếp người và cũng để nhận ra những nguyên nhân sanh diệt cũng là điều vô thường tự nhiên luôn nằm ngoài vòng kiểm soát của con người. Nhận biết như vậy để cho tâm thức được nhẹ nhàng như câu nói:       

         Thương tiếc làm chi hoa vẫn rụng

         Oán ghét nào ngăn cỏ phát sinh

Fresno, California 15-5-2021

Nam Phương (Nghiêm Thủy)

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2018(Xem: 7165)
06/06/2019(Xem: 13954)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.