Xung quanh các hiện tượngmê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những thực hànhtâm linh như: chăm lên chùa xin Phật, cúng vong, trục vong… để giải nghiệp báo. Chúng tôi xin trích đăngkiến giải dưới góc nhìn Phật giáo của Hòa thượngViên Minh (trụ trì chùa Bửu Long) về những “niềm tin” này.
Trả lời cho câu hỏi, đi chùa để xin Phật phù hộ cho may mắn, khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, hạnh phúc, giàu có... có đúng không, Hòa thượngViên Minh cho rằng: ngày nay người ta đa phần đi chùa vì mê tín, mang theo mong cầu, nghĩ rằng Phật thần thôngquảng đại có thể xin gì được nấy. Thực chất sự “thần kỳ” của Đức Phật nằm ở chỗ ngài giác ngộbản chấtđời sống, hiểu do đâu sinh ra đau khổ, do đâu không sinhđau khổ, chỉ thế thôi.
Thay vì cầu hạnh phúc, cầu thoát khổ (tốt nhất đừng cầu vì có cầu cũng không được) hãy học cách không làm điều ác, làm điều lành, sống với tâm thanh tịnhtrong sáng, đơn giản vậy thôi. Còn làm ác là khổ liền, cái khổ từ mình ra, từ bên ngoài đưa đến.
Hòa thượngViên Minh cũng khẳng định, đi chùa đúng là làm sao phát huy trí tuệ và đạo đức, nghĩa là đến chùa để nghe giảng hoặc đọc kinh để hiểu ra lời Phật dạy, chứ không nên đi chùa để cầu phúc, cầu tài, cầu lộc.
Làm sao thoát khỏi đau khổ?
Trước câu hỏi làm sao để thoát khổ đau, dính mắc, Hòa thượngViên Minhtrả lời:
Đừng cố thoát khỏi dính mắc, khổ đau, thoát khỏi là sai. Thấy sân chứ không phải diệt sân. Khi bị dính mắc, khổ đau, hãy bình tĩnhsáng suốt để nhìn ngắm, quan sát, lắng nghe, cảm nhận nỗi đau ấy một cách hoàn toàntrung thực, xác nhậntrạng thái đang là như thế nào, từ đó hiểu nó, biết được nguyên nhân, hậu quả và tác động của sự khổ đau ấy lên thân tâm ta. Ở bất kỳ tình huống, trạng thái nào cũng phải thấy được sự thật một cách rõ ràngminh bạch – tức là giác ngộ, rồi sau đó sẽ tự giải thoát, nếu chưa giác ngộ đã cố giải thoát là sai.
Hòa thượngViên Minh nói thêm: Đau khổkhông tồn tại mãi, giống như niềm vui. Bất kỳ pháp nào có sinh đều có diệt. Cứ đau khổ, mới hiểu tình yêu là đau khổ, dính mắc là đau khổ, ràng buộc là đau khổ, qua đó học được nhiều bài học. Cách để đừng đau khổ là trọn vẹn thấy, cảm nhận cái đau đó. Đến lúc sẽ tự diệt, trong sự sáng suốt của mình chứ không phải bằng cách lãng quên, diệt trong minh chứ không phải trong vô minh.
Quan trọng của mọi vấn đề là thấu hiểu nó chứ không phải dẹp nó đi. Dẹp mà không hiểu sẽ lặp lại. Thấu hiểu sẽ vượt qua được nó.
Tu không phải để bình an
Một ngộ nhận khác của nhiều người khi chọn “con đường tu tập” là để giải thoát khỏi cuộc đời này, tìm kiếmbình an, Niết bàn, Hòa thượngViên Minh khẳng định điều ngược lại: Tu là để thấy ra sự thật (thấy vô thường, khổ, vô ngã) chứ không phải để bình an. Hòa thượngdẫn chứng: Cuộc đờitam giớibất an (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) sống giữa đời sao mà bình an được. Rất khó để tìm bình an trong cuộc đờibất an. Cho nên tu là để thấy, thấy được bản chất cuộc đời, không bám víu, không dính mắc, sẽ không đau khổ. Thường tham lam, bám víu mới sinh ra khổ, vì không thấy được cái vô thường nên bất an.
“Chúng ta hay hiểu tu theo nghĩa rèn luyện để đạt đượcmục đích nào đó, trở thành cái gì mình chưa có. Cách đó là cách tu của hầu hết tôn giáo, trường phái. Tuy nhiên, cái trở thành bao hàm nghĩa sinh tử. Nếu tu để trở thành tức là đã tạo ra một hành trìnhsinh tử. Cách đó không phải cách tu của đạo Phật.
Tu theo đạo Phậtđơn giản chỉ là làm thế nào thấy ra chân lý. Qua đó để điều chỉnhnhận thứchành vi đúng với sự thật (chứ không phải điều chỉnh theo ý mình)”, Hòa thượng nói.
Thể cách nhà sư buộc phật tử chắp tay nghinh đón thế quyền như nghinh đón chư Tăng rất khó coi. Quan chức vui gì khi có những nhà sư xu nịnh trắng trợn
Chùa Bảo Quang, Santa Ana, vừa tổ chức Lễ Đại Tường, nhân ngày giỗ mãn tang cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, hôm Thứ Năm, 9 Tháng Sáu, với sự hiện diện của hàng trăm chư tôn đức tăng ni và Phật tử.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.