Em là con ngoan trò giỏi (Sách đa ngôn ngữ PDF)

02/06/202112:27 CH(Xem: 5453)
Em là con ngoan trò giỏi (Sách đa ngôn ngữ PDF)
SÁCH PHẬT GIÁO DÀNH CHO THIẾU NHI:
EM LÀ CON NGOAN TRÒ GIỎI
Thích Nhật Từ

Em Làm Con Ngoan, Trò Giỏi
LỜI GIỚI THIỆU

Các con thương mến của thầy!

Từ năm 2006, khi thành lập chương trình tu học hè cho thiếu nhi và thanh niên, thầy đã lên kế hoạch biên soạn bộ sách kỹ năng sống và giá trị sống phù hợp với nhóm lứa tuổi của các con. Từ năm 2016, khi chùa Giác Ngộ được trùng tu, chương trình Búp sen từ bi dành cho lứa tuổi mầm non đã được áp dụng song song với chương trình Tuổi trẻ hướng Phật dành cho thanh thiếu niên tại chùa Giác Ngộ. Ngoài tập sách này dành cho các con ở tuổi mầm non, bộ giáo trình 12 tập còn lại dành cho thanh thiếu niên với chương trình Tuổi trẻ hướng Phật.

Một trăm chín mươi lăm bài thơ có hình minh họa trong tập sách này được thầy viết như phần quà dành cho các con ở tuổi mầm non. Chia làm 23 đề mục, mỗi đề mục trong tập sách này có tối thiểu từ 4 bài đến hơn một chục bài thơ dạy về kỹ năng sống. Mỗi bài thơ gồm 4 ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Hàn Quốc, có hình minh họa phù hợp với nhóm lứa tuổi của các con.

Vì là kỹ năng sống, trước nhất các con hãy xem hình rồi đọc lời thơ để hiểu rõ nội dung. Học thuộc lòng luôn càng tốt. Mỗi bài thơ là một tình huống ứng xử thể hiện sự hiểu biết, lịch lãm về văn hóa, mang lại lợi ích cho bản thân trong tương quan với cha mẹ, ông bà, người thân, thầy cô giáo, bạn bè và mọi người.

Để làm con ngoan tại nhà và trò giỏi tại trường, các con phải huấn luyện thói quen tích cực từ những năm đầu đời bao gồm ngủ sớm, dậy sớm, súc miệng, tắm rửa, tập thể dục, ăn không cần cha mẹ mớm cơm, học không đợi cha mẹ kêu, phụ làm việc nhà, lễ phép với khách, không đập phá đồ đạc, không trây trét dơ bẩn, bỏ rác vào sọt rác, giữ gìn vệ sinh ... Các thói quen này sẽ giúp các con được cha mẹ thương, chăm sóc, nuôi dưỡng để trở thành người tốt và hữu dụng ở hiện tại và trong tương lai.

Để làm trò giỏi trong trường lớp, các con phải siêng năng học bài trước tại nhà, làm bài tập do thầy cô giáo chỉ định, lắng nghe lời giảng của thầy cô giáo, lễ phép thưa hỏi những điều chưa biết hoặc thắc mắc. Siêng năng, chăm chỉ ở trong lớp cũng như lúc ra chơi.

Để làm người tốt và được yêu mến trong xã hội, các con phải sống lễ độ, kính trên, nhường dưới, tôn trọng luật giao thông, không đánh lộn, chửi tục, không ăn cắp, không nói dối, không đi theo người lạ, không để người lớn đụng chạm các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể.

Khi ở trường hay ở xóm hoặc bất cứ nơi nào, nếu bị bạn bè hoặc người khác ức hiếp, đánh đập, dụ dỗ, cám dỗ tiêu thụ ma túy, các con phải trình báo thầy cô giáo trong trường cũng như cha mẹ tại nhà để được giúp đỡ và vượt qua.

Còn nhiều kỹ năng sống và bài học hay trong tập sách này, các con cần đọc, suy nghĩ và làm theo.

Mỗi tuần các con nhờ cha mẹ dẫn đến chùa để tham gia sinh hoạt với lớp “Búp sen từ bi” vốn dành riêng cho các con. Khi học tại chùa, các con sẽ có thêm bạn bè mới, được các thầy, các sư cô thương mến, dạy dỗ tận tình. Các con được lạy Phật, ngồi thiền, tụng kinh, học Phật phápvui chơi với bạn bè đồng lứa.

Các sinh hoạt này nuôi lớn phẩm chất đạo đức, giúp các con được cha mẹ và thầy cô giáo thương, nhờ vậy, trở thành học sinh giỏi, sống hạnh phúc và tương lai tươi sáng.

Các con hãy xem phần quà này là sách gối đầu giường, là thức ăn tinh thần và là người bạn thân thiết đối với tuổi thơ của các con. Nhờ đó, các con không chỉ trở thành con ngoan, trò giỏi mà còn trở thành những bé thơ hạnh phúc và được mọi người thương yêu.

Để hoàn thành tác phẩm này, thầy chân thành cảm ơn chị Vũ Thị Đăng Lan góp ý thơ tiếng Việt; thầy tán dương TS. Lại Viết Thắng đã dịch tiếng Anh; cảm ơn Lê Thị Ngọc Quyên và Sa-di Ngộ Trí Đức đã góp ý chỉnh sửa bản dịch tiếng Anh. Thầy cảm ơn đệ tử, SC. Giác Lệ Hiếu đã dịch tiếng Hàn để cộng đồng mầm non và thiếu nhi Hàn Quốc có thể học tập kỹ năng sống theo tinh thần Phật dạy trong tập sách này. Tôi tri ântán dương quý Tôn đức Tăng, Ni Khoa Trung văn thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM đã dịch tiếng Trung và thầy cảm ơn Tạ Gia Đức đã góp ý chỉnh sửa bản dịch tiếng Trung. Thầy tán dương Ban lãnh đạo Quỹ Đạo Phật Ngày Nay đã vận động ấn tống quyển sách này để hàng ngàn cháu mầm non và thiếu nhi có được quyển sách kỹ năng sống này trong tủ sách gia đình của mình.

Xin hồi hướng công đức từ việc ấn tống sách này đến mọi người. Cầu chúc ánh sáng chân lý của đức Phật mang lại phúc lợian lạc cho con người trên hành tinh này.

 Sư phụ của các con

THÍCH NHẬT TỪ





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2010(Xem: 28086)
20/07/2010(Xem: 21674)
20/07/2010(Xem: 19918)
05/12/2015(Xem: 14951)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :