Ngày Lễ Cha

18/06/20219:19 SA(Xem: 3457)
Ngày Lễ Cha

NGÀY LỄ CHA
Tiểu Lục Thần Phong

 


Ba và conThời gian vẫn không ngừng trôi, hết xuân lại hạ, ngày tháng dần qua như nước chảy mây bay, sóng sau đè sóng trước, từng thế hệ lần lượt nối tiếp nhau. Ba chẳng mấy chốc giờ đã lên nội, ngoại. Tóc ba đã bạc trắng mái đầu, mỏi gối chồn chân… Thương ba nhưng đành chịu thôi, quy luật sinh – lão – bệnh – tử có chừa ai đâu!

 Xứ mình không có ngày lễ cha, lễ cha xuất phát từ phương tây. Người phương đông vốn nặng tình nhưng thường  hay che giấu cảm xúc, ít biểu lộ. Tình cảm thường ẩn dưới những lời nói, lời hỏi thăm hay những việc làm nào đó, rất hiếm khi nói:” Con thương ba, ba thương con” như kiểu người phương tây. Người phương đông, nhất là những dân tộc chịu ảnh hưởng sâu đậm nền văn hóa Khổng giáo thì vai trò người cha rất lớn, nghiêm khắc và gia trưởng. Người Việt cũng thế, người cha trong gia đìnhuy quyền lớn lắm, dân gian ta thường bảo:” Mẹ đánh trăm không bằng cha hăm một” là vậy! Ngôi vị người cha đứng hàng thứ ba trong ba ngôi:” Quân, sư, phụ”, “ Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Ngày nay đã nhạt nhòa, tuy nhiên tính gia trưởng vẫn còn rơi rớt

 Ngày lễ cha lặng lẽ, ít hoa và quà, không xôn xao nhiều sắc thái bằng ngày lễ mẹ, âu cũng là lẽ thường tình. Người đàn ông thì không có nhiều màu mè hoa lá như phụ nữ. Một lẽ khác nữa là vị trí người mẹ trong tâm tư tình cảm người thế gian sâu đậm hơn, gắn bó hơn, gần gũi hơn. Người mẹ manng nặng đẻ đau, bú mớn, chăm sóc… Khi đứa con có việc gì cần thì cũng thường thủ thỉ với mẹ dễ hơn là nói với cha. Người cha có thể ví như cây tùng, cây bách, trượng phu, trụ cột trong gia đình nên càng vững vàng càng ít rườm rà hoa lá, từ đó ngày lễ cha cũng lặng lẽ hơn, ít sắc thái biểu cảm hơn.

 Nước Việt là nước văn minh nông nghiệp lúa nước. Người Việt sống nặng về tình cảm, cảm tính, tình cảm ràng buộc mọi người với nhau, liên đới lẫn nhau . Trong những mối ràng buộc đó thì tình cha là một tình cảm thiêng liêng cao quý không khác chi tình mẹ con

 Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

 Bài ca dao này có thể nói là “kinh điển”, “ mực thước” nhất nói về tình nghĩa cha mẹ cũng như bổn phận con cái. Có thể nói hầu hết người Việt ai cũng biết bài ca dao này. Tác giả bái hát:” Công đức sinh thành” cũng đưa nội dung bài ca dao này vào bài hát của mình và bài hát này thường lồng vào các clip đám cưới như để nhắc nhở con cái nhớ về công ơn cha mẹ. Ngày lễ cha, nghe lại bài hát này lòng rưng rưng nhớ cha, nhớ mẹ khôn cùng. Thật sự cha mẹ luôn ở trong tâm khảm của những người con hiếu, bài hát này hay ngày lễ cha, lễ mẹ chỉ là cái duyên để khơi tưởng nhớ thêm.

 Đời sống muôn mặt, tình cảm muôn màu, cách biểu hiện cũng nhiều sắc thái… tất cả cũng bởi nhân tâm bất đồng, nhân duyên khác biệt. Đại đa số những người cha, người mẹ đều tuyệt vời, đều yêu thương con cái, nhưng đời cũng có những người cha hay mẹ thật tệ, sống vô trách nhiệm, bỏ mặt con cái. Ca dao Việt phản ánh:

 Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ

 Đời sống thường ngày hay trong văn chương có không ít những người cha hy sinh vì con cái, chịu cảnh gà trống nuôi con, tất cả chỉ vì yêu thương lo lắng cho con mình được sống an vui

 Mồ côi cha ăn cơm với cá
 Mồ côi mẹ liếm lá đầu đường

 Kho tàng văn học dân gian Việt Namvô số những câu ca viết về cha, nhửng câu ca dao hay tục ngữ phản ảnh tình cảm của người dân, là lời ăn tiếng nói, là tâm hồn của người lao động. Ngày xưa, khi nước Việt mở mang về phương nam, dòng  người từ bắc vào nam khai hoang lập ấp, điều kiện xa xôi cách trở, không phải ai ra đi cũng mang theo cả gia đình được, có những người con đi xa ngóng về quê nhà nhớ cha, nhớ mẹ:

 Đến đây phải lụy câu hò

 Thương cha nhớ mẹ con đò cách xa

 Có những người con thương cha nhớ mẹ, nằm ngó nóc nhà mái tranh mà buộc miệng ngâm

 Ngó lên lạt buộc mái nhà

 Thương cha nhớ mẹ lòng đà quặn đau

 Cũng với hoàn cảnh ấy, tâm sự ấy nhưng dân gian có thêm những phiên bản khác, cũng diễn tả nỗi lòng thương cha nhớ mẹ nhưng còn khái quát nỗi nhớ thương ấy nhiều hơn, sâu đậm hơn  và buộc chặt lắm, tợ như những mối lạt buộc tranh

 Ngó lên lạt buộc mái nhà

 Lạt bao nhiêu mối thương mẹ ( cha) già bấy nhiêu

Người cha phương tây, người cha Việt ở hải ngoại có thể nói là không quá cựcc nhọc lam lũ để nuôi con, cũng không có cái lối:” Hy sinh đời bố củng cố đời con” như những người cha Việt nơi cố quận. Phải công nhận rằng những người cha ở quê hương mình, nhất là những người nông dân nghèo khổ, quanh năm lam lũ cực nhọc kiếm được những đồng tiền ít ỏi để nuôi con ăn học, gom góp chắt chiu từng đồng gởi lên thành đóng học phí cho con, phải nói là những đồng tiền ấy thấm đẫm mồ hôi nước mắt của cha, của mẹ. Những người cha nghèo ở thành thị cũng không khác gì, bán thịt mua xương, vất vả trăm bề làm ra đồng tiền để nuôi con, khó có bút mực nào tả nổi nỗi nhọc nhằn của những người cha như thế. Những người sinh ra trong nhung lụa, lớn lên trong sự sung túc khó mà hiểu được công lao  cũng như sự hy sinh của mẹ, cha.

 Nếu ví:” Tình mẹ bao la như biển thái bình dạt dào” thì:” Tình cha ấm áp như vầng thái dương” ( lời của bài hát). Khi con còn bé thơ, cha cõng con vào đời, lớn lên, cha lại dắt con vào đời. Cha là chỗ dựa cho đời con. Nhà Phật ví:” Dầu có cõng cha mẹ trên hai vai, đi khắp thế gian này cũng không báo đáp được công lao của cha mẹ”, công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ lớn lắm, là một trong tứ trọng ân, không chỉ những người con Phật ghi nhớ, mà tất cả mọi người cũng đều ghi nhớ!

 Truyền thống phương đông cũng như hoàn cảnh và tập quán xã hội, tình cảm cha mẹ và con cái sâu đậm, sống gắn bó với nhau, ở chung một nhà. Khi con còn nhỏ thì cậy cha mẹ, khi cha mẹ già thì lại cậy con:” Trẻ cậy cha già cậy con”. Truyền thống phương tây lại khác, coi trọng chủ nghĩa cá nhân, hầu như không có chuyện cha mẹ và con cái sống chung một nhà. Con cái đủ trưởng thành thì phải ra riêng. Cha mẹ dẫu có già cũng thích sống độc lập hoặc vào viện dưỡng lão chứ ít khi chịu chung đụng với con cái. Hoàn cảnh xã hội và tập quán văn hóa nó thế. Ở phương tây phương tiện vật chất đầy đủ, chính phủ có chính sách chăm sóc người già, có hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe tốt… Nhưng cũng phải công nhận là tình cảm cha mẹ và con cái của người phương tây ít sâu đậm và ràng buộc như người Việt. Cha mẹ Việt rất thương con cái, không chỉ nuôi nấng từ tấm bé, chu cấp cho ăn học, dựng vợ gả chồng… mà còn lo nhiều thứ nữa, ràng buộc quấn quýt  nhau, thậm chí khi con hư vần không nỡ lòng bỏ, con đã trưởng thành rồi vẫn quan hoài lo lắng… nói chung là lo lắng quan tâm cả một đời. Vì thế mà những người con hiếu cũng thương cha mẹ rất mực, sự gắn bó với nhau không chỉ một kiếp này mà có thể còn nhiều đời nhiều kiếp

 Đêm đêm con thắp đèn trời
 Cầu cho cha mẹ sống đời với con

 Hoặc là

 Lên non bứt sợi mây rừng
 Thấy cha khỏe mạnh con mừng hơn ăn

 Mây rừng vốn gai góc, mọc thành bụi, bứt được mây rừng không phải dễ. Ăn là việc quan trọng hàng đầu của con người cũng như của sinh vật, có ăn mới sống được. Ấy vậy mà với người con hiếu thảo thì thấy cha khỏe mạnh còn vui hơn được ăn. Người con hiếu thảo, thương cha ( mẹ) được mô tả một cách mộc mạc, chân thành qua cái nhìn của người dân lao động. Người dân quê thố lộ tình cảm, gởi gắm tâm sự qua những bài dân ca, ca dao rất thiết tha, đơn giản như công việc và cuộc sống của chính họ

 Còn cha còn mẹ thì hơn
Mất cha mất mẹ như đờn đứt dây

 Đờn đức dây thì còn thay được, cha mẹ mất rồi thì con bơ vơ đau buồn lắm, chẳng có gì thay được!

 Vị trí người cha trong con mắt dân gian cũng rất gần gũi, thân mật và rất cụ thể, khác với cái nhìn người cha qua văn chương của khổng giáo hay của những vị học rộng tài cao, chữ nghĩa nhiều. Người dân quê nói về cha rất thật, rất đời thường:

 Con có cha như nhà có nóc

 Hoặc

 Con có cha như nhà có nóc

 Con không cha như nòng nọc đứt đuôi

 Người cha quan trọng lắm, con không cha khó mà nên người, không có cha lấy ai rèn dũa, dạy bảo? tất nhiên cũng có những người con mồ côi cha vẫn nên người, vẫn thành đạt trên đường đời

 Ngày lễ cha vốn đã không sôi nổi như ngày lễ mẹ, hơn thế năm nay vẫn còn dịch nên ngày lễ cha năm nay càng thêm trầm lắng nhưng với những người con hiếu thì lòng thương cha nhớ mẹ vẫn không hề suy suyển, ngày nào hình bóng cha mẹ vẫn ở trong tâm.

 Phương tây có những ngày lễ rất thiết thực, rất nhân bản như: Ngày lễ cha, ngày lễ mẹ, ngày lễ tình yêu… rất thực tế, rất đời thường, nhắc nhở mọi người thương yêutrân trọng những người thân của mình, đó cũng đồng với ý nghĩa “ Ngay bây giờ và ở đây”. Hãy yêu thươngbiết ơn những người thương của mình, hãy trân trọng những người yêu thương của mình, hãy yêu thương và chăm sóc cha mẹ cho tử tế, đừng hờ hững để rồi hối hận. Cha mẹ sống không lo lắng yêu thương, đến khi chết thì cúng tế rùm beng, mồ to mả lớn chẳng có nghĩa lý gì. Dân gian đã minh định rõ ràng

 Khi sống thì chẳng cho ăn

 Đến khi chết xuống làm văn tế ruồi

 Thời đại hôm nay, cuộc sống chạy theo chủ nghĩa vật chấtthực dụng, con  gười ( nhất là giới trẻ) lệ thuộc nặng nề vào phương tiện vật chất, sống không thể thiếu: Internet, điện thoại thông minh, Ipad… và bao nhiêu thứ khác. Con người dần xa rời truyền thống của ông bà cha mẹ, âu cũng là lẽ đương nhiên. Cái đáng nói là con người ta dần phai nhạt bớt tình nghĩa cha mẹ, coi nhẹ truyền thốngƠn nghĩa sinh thành”, thậm chí còn coi đó là lạc hậu, cũ kỹ, không hợp thời… Đây là điều đáng tiếc! Cái tình nghĩa cha mẹ muôn đời vẫn thế không thể có chuyện cũ mới, con người sống phải có tình, có hiếu thì mới nên người. Con người không phải là người máy! Chừng nào mà con người còn được sinh ra và nuôi dưỡng bởi cha mẹ thì cái tình cha mẹ không thể nào cũ và lạc hậu được! Tình nghĩa cha mẹ ngàn đời trước đã thế, bây giờ tiếp nối và có lẽ mai sau vẫn vậy.

 Ngày lễ cha, con xin gởi về cha lòng yêu thương, kính trọng. Con cầu Phật gia hộ cho cha mẹ sống trong tình thương, tỉnh thức, thân khỏe mạnh, tâm thường lạc.

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 06/2021

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20238)
12/10/2016(Xem: 18179)
26/01/2020(Xem: 10677)
12/04/2018(Xem: 18951)
06/01/2020(Xem: 9681)
24/08/2018(Xem: 8459)
12/01/2023(Xem: 2804)
28/09/2016(Xem: 24131)
27/01/2015(Xem: 23436)
11/04/2023(Xem: 2047)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.