Cánh Cửa Mở Rộng

24/06/20211:00 SA(Xem: 3844)
Cánh Cửa Mở Rộng

CÁNH CỬA MỞ RỘNG
Huệ Trân

 

            cánh cửa mở rộngMột sáng chủ nhật, khi thái dương vừa toả rạng những tia nắng đầu ngày thì cánh cửa để vào căn nhà đó đã mở rộng.

Cánh cửa mở ra, không vì đón chờ ai, cũng không vì dự tính gì. Cánh cửa mở rộng chỉ do phút giây đó, sát na đó, tấm lòng của chủ nhân đã mở rộng, mở để những tia nắng ban mai không gặp chướng ngại, có thể thong thả vào nhà, làm ấm cái bàn, chiếc ghế, như nắng đang trải thêm sức sống nơi bụi cỏ, hàng cây ngoài kia.

            Chỉ là cảm nghĩ rất tự nhiên vậy thôi. Nhưng cánh cửa mở rộng hôm đó đã đón tiếp bước chân của dăm người bạn đạo, tình cờ đến thăm nhau. Cửa mở sẵn nên họ thanh thản bước vào. Nơi phòng khách, họ thấy chủ nhân đang khoanh chân, ngồi niệm Phật. Rất nhẹ nhàng, khách ngồi xuống bên chủ, rồi cùng cất tiếng niệm Phật.

            Ngay giây phút đó, không còn ai là chủ, ai là khách nữa, chỉ còn là những người con Phật đồng tâm, đồng nguyện, đang ngồi bên nhau, cùng niệm Phật với nhau.

            Chỉ là thế thôi ! Là sức mạnh tâm linh vô hình nhưng dũng mãnh của những trái tim cùng nhịp đập.

            Cánh cửa mở rộng vào sáng chủ nhật đó đã thuận duyên, tiếp tục mở rộng mỗi sáng chủ nhật. Những người bạn đạo tự tìm đến với nhau khi biết có nơi họ có thể an tâm ngồi xuống, cùng nhau niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lac.

            Lạ thay! Họ về với nhau đơn thuần, trong sáng, như lẽ tự nhiên của trời đất! 3 người, 5 người, rồi 10 người … không cần nội quy mà vẫn rất quy củ vì họ là những bạn đạo từng cộng tu với nhau trước kia nên đã rõ tâm lựcsức lực của nhau. Ngồi Tịnh Tâm bao lâu thì Tâm Tịnh để tụng kinh; niệm Phật bao lâu thì cần thư giãn cho thân được thoái mái; thư giãn bao lâu thì kinh hành niệm Phật

            chanh dienHọ đã cùng nhau dọn dẹp phòng khách thành không gian một Chánh Điện nhỏ, đơn sơtrang nghiêm, tôn kính.

Mỗi sáng chủ nhật, toạ cụ đặt xuống không gian đó mỗi tăng lên. Chủ nhật gần đây nhất, số toạ cụ đã là 26, không kể mấy chiếc ghế đặt sát bờ tường cho những vị không ngồi thấp được.

            Giờ thọ trai thì đã có một bạn đạo phát tâm đặt mua thực phẩm chay, rồi mang đến, đủ dùng bữa thanh đạm cho những người tham dự để không ai phải bớt thời gian niệm Phật vì bận rộn việc bếp nước. Mỗi người tự động góp 5 đồng thực phẩm, đồng đều như nhau.

            Sau giờ thọ trai và chỉ tịnh, ngoài hành trì như thời công phu sáng, họ cẩn trọng có thêm phần Sám Hối, Phát NguyệnHồi Hướng cho trọn vẹn một ngày Cộng Tu từ 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều.

            -Nếu các bạn nghe tin, vẫn tới thêm thì sao?

            Một bạn băn khoăn và một bạn giải đáp ngay:

            -Thì chúng ta ngồi gần nhau hơn.

            -Nếu ngồi gần, cũng tới lúc sẽ không thể ngồi khít hơn?

            -Thì ngoài kia! Ngoài vườn kia, còn rộng quá mà! Ngồi ghế đá, ngồi võng, ngồi dưới gốc cây, tuỳ ý; vì khi cất tiếng niệm Phật thì không còn rộng, chật, trong, ngoài, trên, dưới gì nữa, mà chúng ta chỉ còn một hướng duy nhất, là cùng chí tâm nguyện thiết về Tây Phương Cực Lạc. Làm sao mà Chư Phật không xót thương và gia hộ!

            Một cánh chim bay ngang, bỗng cất tiếng hót. Ôi, có phải Ca Lăng Tần Già, mà âm thanh tiếng hót như trầm bổng đoạn kinh:

“ … Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu, nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn, kỳ nhân lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật, dữ Chư Thánh Chúng, hiện tại kỳ tiền, thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh, A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ …”

               Cánh chim bay ngang, vừa khuất sau vầng mây xanh là khi những người bạn đạo nhìn nhau. Trong thầm lặng, tâm họ như đồng hoà lời nguyện:

tu tap“ … Con nguyện được vãng sanh
Khi đang ngồi niệm Phật
Thân vững và tâm an
Thân tâm cùng hợp nhất

Phật đã thấy, đã biết
Tha lực Phật ban cho
Thân con ngồi vững chãi
Tâm con chẳng âu lo

Phút giây nào Phật tới
Con vẫn còn ngồi đây
Trái tim ơi, hãy đập
Nhịp cuối, sát na này

Cho tâm được cất bước
Theo Phật về Phương Tây
A Di Đà Phật hiệu
Tạm biệt thế gian này

A Di Đà Phật hiệu
Thuần khiết một niệm này
Chỉ một niệm chí thiết
Đủ bừng tỉnh cơn say
Chỉ một niệm chí thiết
Đủ bừng tỉnh cơn say …”

Huệ Trân
Xin cám ơn các bạn đồng tu, đã chia sẻ và cho nhau những cảm nghĩ này.
(Tào-Khê tịnh thất – sau một ngày Cộng Tu)

               








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21282)
12/10/2016(Xem: 19211)
26/01/2020(Xem: 11848)
12/04/2018(Xem: 20066)
06/01/2020(Xem: 10942)
24/08/2018(Xem: 9426)
12/01/2023(Xem: 3871)
28/09/2016(Xem: 25112)
27/01/2015(Xem: 26238)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.