Chuẩn Bị Thực Đơn

27/06/20214:21 CH(Xem: 5474)
Chuẩn Bị Thực Đơn

CHUẨN BỊ THỰC ĐƠN
Bernard Glassman
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

***

 

Bernard GlassmanBernard Glassman, Viện trưởng của Cộng đồng Thiền ở New York, và Trung tâm Thiền ở Los Angeles. Tốt nghiệp tiến sĩ Toán Ứng Dụng, ông là kỹ sư không gian, làm việc cho hãng McDonnell-Douglas, trong chương trình gửi người lên Mars những năm 1970. Ông mất ngày 4 tháng 11, 2018.

 

***

   Khi tôi bắt đầu học thiền, thầy tôi cho tôi một công án, một câu hỏi thiền, để trả lời: “Làm sao đi xa hơn đầu ngọn cờ một trăm thước?”

  Ta không thể dùng lý trí để trả lời công án này - hay bất cứ câu hỏi thiền nào một cách logic. Tôi quán chiếu một thời gian dài, rồi  thưa với thầy: “Câu trả lời là phải sống trọn vẹn”.

   Bắt đầu như thế là tốt. Nhưng đó chỉ là phần lý trí, logic của câu trả lời. Ta còn phải đi xa hơn thế. Ta còn phải thể hiện câu trả lời. Ta còn phải thực tế hóa câu trả lời. Phải chứng tỏ cho thiền sư thấy bạn đã sống trọn vẹn trong từng giây phút bằng cách nào. Phải áp dụng câu trả lời vào chính cuộc sống của ta - trong các liên hệ hàng ngày ở chợ, chốn công sở, văn phòng làm việc cũng như trong các chùa, các thiền đường.

   Khi chúng ta sống trọn vẹn, cuộc sống của ta trở thành cái mà trong thiền người ta gọi là một “bữa ăn hoàn hảo”.

   Chúng ta sửa soạn cho bữa ăn hoàn hảo này bằng các vật liệu có sẵn để nấu các món ngon nhất trong khả năng của mình và dọn ra mời khách.

   Phần lớn các Phật tử tìm đến, cầu học khả năng của tôi với tư cách là một giảng sư thiền, vì họ cảm thấy có cái gì đó thiếu sót trong cuộc đời. Hay có thể nói rằng phần lớn người ta tìm đến thiền vì họ thiếu, họ đói một thứ gì đó.

   Có thể họ thành công trong kinh doanh nhưng cảm thấy rằng họ đã bỏ qua những khía cạnh tâm linh sâu xa hơn của cuộc đời. Những người này tìm đến thiền để tìm ý nghĩa trong cuộc sống. Lại có người quá chú trọng vào đời sống tâm linh đến nỗi họ quên sống. Những người này tìm đến thiền để “lập lại cân bằng trong đời sống”.

  Có người tìm đến thiền vì lý do sức khỏe. Họ thấy rằng các tư thế ngồi và cách thở khi tọa thiền rất hữu ích. Thí dụ, thường xuyên tập luyện thiền giúp giảm huyết áp và làm sự tuần hoàn tốt hơn.

  Người khác đến với thiền để tu sửa mình. Họ đến với thiền vì muốn làm được cái gì đó hay trở nên một người “tốt” hơn.

   Cuối cùng, dĩ nhiên, là có người thực tập thiền vì những lý do tâm linh. Những người này muốn đạt được “Ngộ”. Để họ có thể nhìn được chính mình không bằng con mắt thường mà bằng tất cả thân tâm.

   Tất cả mọi lý do đều xác đáng. Thiền có thể giúp ta tìm lại thăng bằng trong cuộc sống. Thiền giúp cho sức khoẻ ta tốt hơn. Tuy việc hành thiền không thể giải quyết mọi xung đột, nhưng nó giúp cho ta có thể nhìn vấn đề dưới nhiều khía cạnh.  Việc hành thiền cũng đem lại an bình nội tâm, nên khi những bất ngờ trong cuộc sống có xô ngã ta, ta có thể đứng dậylấy lại thăng bằng nhanh hơn.

   Việc hành thiền còn có thể giúp ta về nhiều mặt khác nữa. Nó có thể cho ta kinh nghiệm của sự bình an nội tâm, nó có thể tăng thêm sức mạnh cho sự chú tâm. Nó giúp ta vượt qua những định kiếncố chấp. Nó dạy ta cách làm việc hữu hiệu hơn. Đó là những mặt lợi ích của thiền – nhưng cũng có thể nói, đó là “các phản ứng phụ”.

   Ở mức độ sâu thẳm hơn, thiền – hay bất cứ con đường tâm linh nào – còn mang đến cho ta nhiều hơn những thứ ta có thể liệt kê ra. Thiền là sự nhận thức vẹn toàn về cuộc đời dưới mọi khía cạnh. Đó không chỉ có phần thánh thiện, phần “tinh thần” của cuộc sống; nó là tất cả. Nó là hoa, là sông, núi, suối, con phố, là những đứa trẻ không nhà. Nó là bầu trời quang đãng, là bầu trời đầy mây, hay đầy bụi bặm. Nó là cánh hoa hồng trong vườn, là cánh hoa hồng cắm trong bình, là cánh hoa hồng đã thành rác rưởi.

   Thiền là cuộc sống – cuộc sống của chúng ta. Một cuộc sống không có giới hạn.

   Tôi đã hành thiền và tu học nhiều năm để trở thành một người đầu bếp thiền để có thể sửa soạn bữa ăn hoàn hảo đó.

   Những quy luật thiền tôi học được – quy luật của người đầu bếp thiền – có thể áp dụng ở khắp mọi nơi.

   Quy luật đầu tiên là chúng ta đã có mọi thứ vật liệu mình cần. Nếu quan sát kỹ cuộc đời mình, ta sẽ thấy mình đã có tất cả mọi thứ cần thiết để sửa soạn bữa ăn hoàn hảo đó. Bất cứ lúc nào, ta cũng có thể lấy những vật liệu mình đang có để nấu những món ngon nhất. Không cần biết ta có ít hay nhiều. Người đầu bếp thiền chỉ cần nhìn lại xem mình đã có những gì và bắt đầu từ đó.

 

Diệu Liên Lý Thu Linh

             (Lược dịch từ Preparing The Menu, Harmony Books)

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.