Chiếc Bè Qua Sông - Thích Tịnh Nghiêm

30/12/20214:48 CH(Xem: 5879)
Chiếc Bè Qua Sông - Thích Tịnh Nghiêm
CHIẾC BÈ QUA SÔNG 
THÍCH TỊNH NGHIÊM

qua-song-bo-beHọc pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát. Chúng ta có thể chọn lựa việc học pháp thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Gia giáo – thầy truyền cho trò, tham gia các cơ sở giáo dục đào tạo, hoặc qua thực tiễn đời sống… Tất cả đều phụ thuộc vào sự cân nhắc, tính toán của mỗi người. Tuy nhiên, quan trọng nhất của việc học pháp là phải có thái độ chân chính, biết ứng dụng pháp học ấy có hiệu quả vào đời sống tu tập để đạt được an lạc, giải thoát ngay trong hiện tại

Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật dạy: “Ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả hà huống phi pháp” [1].

Tạm dịch: “Pháp ta nói ra dụ như chiếc bè, pháp còn nên xả huống gì là phi pháp”.

Nghĩa là, những pháp do Phật nói ra cần được hiểu như một phương tiện, giống như chiếc bè có thể đưa người qua sông. Chúng ta có thể nương vào pháp mà nắm lấy những lợi ích của nó để vượt qua những con sóng phiền não, vượt qua khổ đau và đến được bờ giải thoát.

Từ pháp có nhiều nghĩa, nhưng trong lời dạy trên, pháp có thể hiểu là giáo lý, những gì Phật đã dạy. Ngược lại, phi pháp là những gì không phải do Phật nói hay trái với giáo lý Phật đã nói, đưa đến dục vọng, si mê, sân hận, tà kiến. Đối với người học Phật, chúng ta cần phải hiểu rõ ba khía cạnh liên quan đến pháp học mà Đức Phật đã truyền dạy.

CHỨC NĂNG CỦA PHÁP

Pháp là phương tiện, ta nương vào đó tu tập để đạt đến sự giải thoát. Pháp không phải là cứu cánh; pháp giống như chiếc bè đưa ta qua sông, khi qua được sông ta không nên dính vào đó mà trở thành chấp pháp, chấp văn tự. Không nên khư khư giữ pháp như đội chiếc bè trên đầu hay vác nó trên vai, mà phải biết đặt nó xuống đất hoặc thả trôi sông, rồi đi đến nơi ta cần đến. Vì pháp hay các khái niệm, các suy tưởng thuộc kiến, văn, giác, tri đều là vọng thức, nếu bám chấp vào đó thì ta không thể giải thoát.

Đức Phậtpháp như chiếc bè nhằm nhấn mạnh đến mục đích của sự tu tậpgiải thoát, giác tỉnh đi vào trí tuệ chứ không phải là cung cấp kiến thức về con đường giải thoát để luận bàn. Lại nữa, pháp cũng giống như “ngón tay chỉ trăng”, theo hướng ngón tay để thấy ánh trăng, chứ không phải nhìn vào ngón tay mà có được ánh sáng của mặt trăng đó.

Trong quá trình tu tập, tùy theo từng giai đoạn, từng vấn đề đang vướng mắc, ta có thể nương vào pháp để vượt qua mà không bám lấy pháp như là một sở đắc. Khi đã vượt qua những vướng mắc đó, ta có thể buông bỏ, chuyển sang thực hành pháp khác một cách phù hợp.

CÁCH THỨC SỬ DỤNG PHÁP

Trong Kinh Xà Dụ (Trung Bộ Kinh số 22), Đức Phật có nói đến người biết cách sử dụng pháp, giống như người biết cách bắt rắn; phải biết quán sát bằng trí tuệ [2].

Mỗi pháp tu có một tác dụng riêng, cần phải được sử dụngbuông bỏ đúng lúc. Sử dụng pháp không đúng cách, không đúng lúc, giống như cầm đuôi rắn. Con rắn ấy có thể quay lại cắn người đó nơi tay, nơi cánh tay hay ở một phần nào khác của cơ thể và người đó có thể do nhân việc ấy mà chết hay đau khổ gần như chết. Sử dụng pháp không đúng cách, chấp thủ các pháp cũng làm ta khổ đau; pháp nếu biết sử dụng đúng cách, như bắt rắn mà nắm đầu rắn, ta có thể dùng nó giải quyết những khổ đau của bản thân mà không bị tác dụng phụ.

MỤC ĐÍCH CỦA HỌC PHÁP

Ta học pháp là để ra khỏi khổ đau, để đoạn trừ tham ái, chấp thủ, vô minh, chứ không phải nắm giữ để tranh luận, chỉ trích, hí luận hay để dùng vào các mục tiêu lợi dưỡng, cũng không phải để phô diễn hay làm đẹp tự thân. Những điều này đã được Đức Phật bác bỏ trong Kinh Ba-lê (Kinh Trường Bộ, số 24) khi Sunakkhatta cho rằng Đức Phật nói pháp nhằm chứng được các pháp thượng nhân, thần thông, hay giải thích về khởi nguyên của thế giới… Đức Phật khẳng định: “Mục đích mà Ta thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau” [3].

Do vậy, pháp là hướng đến tu tập giải thoát, đạt được tỉnh giác, đi vào trí tuệ, chứ không phải cung cấp kiến thức về con đường giải thoát. Cũng thế, trong Kinh Tiễn Dụ (Trung A-Hàm số 221), Đức Phật đã khẳng định Ngài không quan tâm và không trả lời các vấn đề thuộc hí luận, không liên hệ đến mục đích của đời sống phạm hạnh [4].

Vì suy cho cùng, dù quan điểm có như thế nào, vấn đề sanh, lão, bệnh, tử vẫn chưa được giải quyết. Do đó, Đức Như Lai xác định: “Chư Tỳ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ” [5]. Trong Kinh Kim Cang, mục đích học pháp cũng được nhắc đến, chính là buông bỏ chấp thủ, kể cả pháp mà chúng ta từng học. Cho nên, trong kinh nói rằng: “Tu-bồ-đề! Ông chớ cho Như Lai có nghĩ rằng: Ta có nói pháp. Ông chớ nghĩ như vậy. Bởi vì sao? Vì nếu người nào nói rằng: Như Lai có nói pháp, tức là chê ta, không hiểu được lời nói của Ta nói. Tu-bồ-đề! Nói pháp là không có pháp gì nói được, ấy gọi là nói pháp” [6].

Điều đó, không có nghĩa Đức Phật không nói gì. Qua đây, ta thấy Đức Phật nói pháp nhằm giúp ta tỉnh giác rời khỏi các ngôn ngữ khái niệm của lời dạy (giáo lý) để đi vào đoạn trừ ái, thủ. Vấn đề chính yếu, do đó là giải thoát, là chứng ngộ thực tại.

IM LẶNG LÀ PHÁP HỌC CẦN THIẾT

Trong mối quan hệ giao tiếp, đôi lúc ta cần im lặng để lắng nghe, để hiểu được người nói, tuỳ cơ ứng đáp cho thích hợp. Hoặc biết rằng, ta có nói ra nhưng không đem lại ích gì cho cả đôi bên thì sự cần im lặng cũng rất có giá trị. Nên tránh việc “thể hiện”, “phô diễn” kiến thức. Đức Phật ngày xưa chỉ nói cái người nghe cần, để giác ngộ, giải thoát, chứ không hí luận. Thế nên, khi có ai hỏi, Ngài đều tùy căn cơ mà khai thị. Đôi lúc có người hỏi nhưng Ngài chỉ giữ im lặng, vì biết rằng nói ra chỉ tạo hiểu lầm vô ích. Đó là bài học cho chúng ta noi theo.

Người mới học pháp với nhiều sở tri, sở kiến còn nặng sách vở, thiết nghĩ ta nên dành nhiều thời gian dụng công để suy tư, trải nghiệm về những gì đã học. Chúng ta hãy nỗ lực thực hành để có thể mang lại lợi ích cho tự thân hơn là làm vật trang trí, bám chấp vào đó nhằm chứng tỏ rằng ta là người có hiểu biết. Thực hành pháp đúng cách, đúng lúc, nói năng đúng thời chính là những gì mà Đức Phật đã nhiều lần căn dặn!

 

Chú thích:

* Tỳ kheo Thích Tịnh NghiêmCử nhân Triết học Phật giáo, chùa Huệ Nghiêm (TP. Hồ Chí Minh).

[1] Thích Huệ Hưng (dịch), Kinh Kim Cang Giảng Lục, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, 2020, tr.66.

[2] Thích Minh Châu (dịch), Kinh Trung Bộ 1, 22. Kinh Ví Dụ Con Rắn, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2012, tr.177.

[3] Thích Minh Châu (dịch), Kinh Trường Bộ 2, 24. Kinh Ba Lê, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1991, tr.272.

[4] HT. Thích Tuệ Sỹ (dịch), Kinh Trung A-Hàm Tập 2, 221. Kinh Tiễn Dụ, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2008, tr.638.

[5] Thích Minh Châu (dịch), Kinh Trung Bộ 1, 22. Kinh Ví Dụ Con Rắn, NXB.Tôn Giáo, Hà Nội, 2012, tr.185.

[6] Thích Huệ Hưng (dịch), Kinh Kim Cang Giảng Lục, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, 2020, tr.174.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :