Giữ giới như giữ rễ cho cây

21/12/20215:38 SA(Xem: 5523)
Giữ giới như giữ rễ cho cây
GIỮ GIỚI NHƯ GIỮ RỄ CHO CÂY
Quảng Tánh


207-7669 (2)"Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất nói với các Tỳ-kheo rằng:

- Này chư Hiền, Tỳ-kheo phạm giới tất làm tổn hại việc thủ hộ các căn. Giữ giới thì không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn.

- Này chư Hiền, giống như cây nào mà rễ bị tổn hại thì thân, lõi, nhánh, cành, hoa, lá không thể thành được. chư Hiền nên biết, Tỳ-kheo cũng lại như vậy. Nếu ai phạm giới thì làm tổn hại việc thủ hộ các căn, thủ hộ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn.

- Này chư Hiền, Tỳ-kheo thủ hộ giới thì thường không có sự hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu đã giải thoát thì liền đắc Niết-bàn.

- Này chư Hiền, giống như cây nào mà rễ không hư thì thân, lõi, nhánh, cành, hoa, lá đều thành tựu. Chư Hiền nên biết, Tỳ-kheo cũng như vậy. Nếu ai giữ giới thì thường không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu đã giải thoát thì liền đắc Niết-bàn.

Tôn giả Xá-lợi-phất thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Tôn giả Xá-lợi-phất thuyết, hoan hỷ phụng hành”. (Kinh Trung A-hàm, phẩm Tập tương ưng, kinh Giới [II], số 48)

Trong phẩm Tập tương ưng này, lộ trình căn bản hướng đến thành tựu Thánh quả A-la-hán căn bản vẫn là “Giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát, chứng đắc Niết-bàn”. Ở pháp thoại trước (kinh Niệm, số 44), Thế Tôn đã nói đến vai trò của hộ trì các căn, giúp cho hành giả thành tựu giới. Pháp thoại này, Thế Tôn nhấn mạnh đến vai trò hỗ tương giữa giữ giớihộ trì các căn, “phạm giới tất làm tổn hại việc thủ hộ các căn”.

Thực ra giữ giớihộ trì các căn tuy là hai nhưng lại không tách rời, liên hệ mật thiết với nhau. Phòng hộ các căn cũng là một hình thức giữ giới nhưng linh động hơn và không có giới điều. Không phòng hộ các căn là buông lung, phóng dật chạy theo nghiệp tùy duyên dấy khởi. Nếu hàng rào phòng thủ các căn bên ngoài sụp đổ thì lá chắn tiếp theogiữ giới bị lung lay, nguy cơ phạm giới có thể xảy ra. Ngược lại, một khi đã phạm giới thì dễ duôi với việc hộ trì các căn, khả năng phòng hộ bên ngoài càng thêm yếu ớt. Từ đó phạm hạnh bị tổn hạihành giả khó tiến xa trên đường đạo.

Vì vậy, khi tu tập giữ giới tinh nghiêm sẽ gia cố thêm cho phòng hộ các căn. Phòng hộ các căn vững chắc sẽ giúp cho giới hạnh thêm viên mãn. Nền tảng cho phòng hộ các căn chính là chánh niệm, tỉnh giác. Trong đó, chánh niệm thuộc chi phần Định, tỉnh giác thuộc chi phần Tuệ. Nên khi giữ giới nghiêm cẩn, phòng hộ các căn trọn vẹn thì ngay đó có mặt các phẩm tính của Giới - Định - Tuệ. Đã có các phẩm tính của Giới - Định - Tuệ thì hành giảhy vọng sẽ tiến đến thành tựu giải thoát, Niết-bàn.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :