Rồi ai cũng phải thế

27/12/20214:38 CH(Xem: 3324)
Rồi ai cũng phải thế

RỒI AI CŨNG PHẢI THẾ
Tiểu Lục Thần Phong

 

 Những ngày nghỉ cuối năm nằm nhà buồn tênh, cái buồn như thẩm thấu vào từng tế bào, đi ra đi vào căn nhà lạnh lẽo vắng tanh. Đã mười mấy năm nay, cha con quấn quýt thủ thỉ với nhau, giờ con gái đủ lớn và bắt đầu đi làm thêm sau giờ học. Gã thấy buồn chông chênh và trống trải lạ thường, mới ngày đầu tiên vắng mặt con gái mà cứ ngỡ như cách xa lâu lắm, hai cha con liên tục gởi tin nhắn cho nhau.Tuy là ngày đầu tiên nhưng đây là dấu hiệu báo trước cho những ngày tháng sắp tới, mối dây ràng buộc giữa cha và con dần dần lơi lỏng. Con gái trưởng thành sẽ có tình cảm riêng, đời sống riêng của nó và gã sẽ lui dần vào dĩ vãng cho đến một ngày nào đó thì...

 Thế gian này mọi vật, mọi việc thay đổi liên lỉ trong từng phút giây, chẳng có gì bền vững chắc chắn cả, chẳng có gì để gọi là tuyệt đối, vô thường chính là thường!

 Ngày xưa mình cũng đã từng thế, lúc nhỏ quấn quýt bên cha mẹ, lớn lên đi học, đi làm, rồi có vợ con và có cuộc sống riêng. Tình thương ngày trước dành cho cha mẹ sau phải san sẻ cho vợ con, thậm chí còn lấn lướt hơn phần dành cho cha mẹ. Giờ con gái trưởng thành và bắt đầu từng bước định hình để có cuộc sống riêng. Rồi mai đây đến lượt con của con gái cũng sẽ như thế,cả thế gian này rồi ai cũng phải như thế! Từng đời, từng đời nối tiếp nhau, từng thế hệ sum họp rồi chia xa. Cái vòng luân hồi miên viễn bất tận, dòng sanh tử chưa từng dừng lại bao giờ, cái bóng dáng của thành- trụ- dị- diệt cứ hiển hiện trong từng sát na. Lý thuyết là thế, sự thật cũng như thế! Làm người thì tránh sao được nỗi buồn này? Con người nào có phải là gỗ đá trơ trơ.

 Giai thoại nhà thiền có câu chuyện thế này: Có một bà lão hơn hai mươi năm chăm lo vật thực cho một vị thiền sư tịnh tu trên non. Một ngày kia bà bảo một cô gái trẻ đẹp đến ve vãn thiền sư để xem công phu tu hành đạt đến mức độ nào. Cô gái làm theo lời bà lão và về nói lại lời của vị thiền sư ấy:” Lòng ta như cây khô trên núi tuyết”. Bà lão lập tức đến đốt ngay thảo am của vị thiền sư nọ và nói:” Uổng công ta cung phụng hai mươi năm nay cho lão già này! Lão không cần nhưng chí ít lão cũng phải để tâm đến cô gái mới phải”, thế đấy! Con người mà, sao có thể trơ như gỗ đá được! Học Phật nào phải để trơ như gỗ đá, giải thoát không có nghĩa là trơ như gỗ đá!

 Ngày xưa khi ta dần lớn lên thì cha mẹ ta dần già đi, nay con gái ta lớn lên thì ta lại đi vào lão hóa. Sanh- lão- bệnh- tử là quy luật tự nhiên, không ai tránh khỏi. Kinh Phật từng dụ dù có trốn trên mây, núi cao, hang thẳm, đáy biển… cũng không thể tránh khỏi được cái già, cái bệnh, cái chết! Khi sanh ra là đã có ngay cái già, cái bệnh, cái chết. Cái già, cái bệnh, cái chết nó song hành với cái sanh, không thể nào tách ra được! Đã không già, không bệnh, thì cũng không sanh; chiều ngược lại cũng thế, môt khi không sanh thì ắt chẳng có cái già, cái bệnh, cái chết.

 Con gái dần dần lớn lên, tình cảm cha con dần dần lơi lỏng, vì con gái còn có tình riêng của nó. Có những người cha đã rơi lệ trong ngày vu quy của con gái, giọt lệ hạnh phúc mừng con gái trưởng thành yên bề gia thất, nhưng giọt lệ ấy cũng chất chứa nỗi buồn tình cha con dần nhạt nhòa đi. Ông bà đã trải qua, cha mẹ đã từng, rồi đến lượt mình cũng thế, sau này con của con mình lại tiếp tục. Rồi ai cũng phải thế! Xem ra cái sự việc phải như thế này rất là “Như thị”, không thể nào khác đi được! Cái sự việc phải như thế này nó đúng với cái nhìn tục tế, hợp với thế gian này.

 Sum họp vui,  chia ly buồn, sanh vui, tử khổ… Con ngườithất tình lục dục mà khổ. Bởi thế Phật mới chỉ ra con đường thoát khổ, phải ly gia đoạn dục, cắt ái từ thân, phải tu tập để chứng đắc niết bàn ( dù là hữu dư hoặc vô dư) thì mới vắng bặt hết khổ, phiền não. Tuy nhiên thế gian này mấy ai làm được? người xuất gia tuy nhiều nhưng dễ đâu chứng đắc. Người tại gia thì càng không phải nói nữa. Bởi thế cái khổ vẫn song hành với sanh tử, vẫn hiện diện trong mỗi phút giây. Ngày những người xuất gia từ biệt cha mẹgia đình để đi tu cũng buồn lắm chứ, bao nhiêu giọt lệ rơi. Cái buồn tử biệt sanh ly, cho dù chỉ ly biệt tạm thời.

 Đời kế tiếp đời, hợp tan tái diễn, tử sanh không ngừng, việc tái sanh và gặp lại cha mẹ, con cái trong một nhà là việc vô cùng mong manh hy hữu. Làm sao có thể gặp lại được khi mà mỗi người tạo một cái nghiệp khác nhau? Làm sao có thể sum họp với người cũ được khi mà thân người chưa chắc được? Phật nói được lại thân người khó như rùa mù ngoài biển khơi, cứ mỗi trăm năm mới nổi lên một lần sao cho cái đầu lọt vào cái lỗ của miếng gỗ bập bềnh trôi trên sóng nước.

 Tình cảm là sợ dây ràng buộc chắc chắn hơn bất cứ xiềng xích nào, tình cảm xa cách thì buồn đau thương nhớ! Ấy là nỗi khổ của đời người, nhưng rồi ai cũng phải thế thôi! Ngày xưa khi thái tử Tất Đạt Đa quyết chí xuất gia, ngài cũng buồn đau, cũng khổ lắm chứ khi nhìn vợ con lần cuối trước khi ra đi. Tuy nhiên bậc dõng mãnh khác với phàm phu, thà khổ một lần để rồi hết khổ. Ngài đã tìm ra con đường giải thoát cho chính mình và cho nhân loại. Khi ngài chứng đắc tam minh lục thông, trí huệ bừng lên ngài tuyên bố:” Hỡi kẻ làm nhà kia, từ đây thôi nhé! Cột,kèo, ruôi, mè… đã gãy tan”. Ngài chứng đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ngài không còn sanh tử luân hồi nữa. Ngài đã mở ra con đường thoát khổ cho loài ngườithế gian này. Ngài là đạo sư của cả chư thiên, nhân và phi nhân.

 Đạo Phật do ngài khai sáng vạch ra con đường đi, phương pháp hành cho mọi người. Với người đủ duyên, đủ bản lãnh thì một lần cắt ái từ thân, ly gia đoạn dục để dõng mãnh lên đường. Với đại đa số người chưa làm nổi thì cũng biết sống và học theo những chỉ dẫn của ngài để cuộc sống bớt khổ. Cụ thể như giảm ham muốn ( biết đủ), bớt ràng buộc, buông bớt… càng giảm, càng buông được bao nhiêu thì đỡ khổ bấy nhiêu.Tình cảm con người cũng có nhiều loại và nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên cao quý và thiêng liêng nhất vẫn là tình cảm cha mẹ và con cái. Khi chưa thể cắt ái từ thân được thì cũng cố gắng làm những điều lành, điều phước thiện nhất cho cha mẹ, con cái và những người thân. Một người nặng thương yêu có thể làm tất cả vì cha mẹ hay cho con cái nhưng tuyệt đối không vì thương mà mê muội chấp nhận  làm những điều sai trái tổn hại phước đức của chính mình hay của cha mẹ, con cái mình. Cái điều thiện – ác của thế gian cũng rất hàm hồ và sai lệch, phải có chánh kiến để nhận biết thiện – ác để làm theo, cứ căn cứ theo tứ diệu đếbát chánh đạo để biện biệt thiện - ác thì ắt sẽ đúng. Phàm những gì lợi người, lợi vật là thiện, bằng như ngược lại là ác. Phàm những gì làm cho người thức tỉnh thì là thiện còn như làm cho người mê muội thì là ác. Nhà Phật dạy:

 Chư ác mạc tác

 Chúng thiện phụng hành

 Tự tịnh kỳ ý

 Thị chư Phật giáo

 Rất đơn giản, rõ ràng nhưng cũng chẳng phải dễ, vì không phải dễ mà đã vô lượng kiếp rồi vẫn còn loay hoay tử biệt sanh ly chẳng trọn. Tử sanh vẫn cứ vần xoay chẳng biết đến bao giờ.

 Con gái đến tuổi trưởng thành, ngày đầu tiên đi làm thêm. Gã ở nhà thấy buồn và trống trải vô hạn, vào ra một mình, quay vào trong thấy tôn tượng Thế Tôn ngồi an nhiên, thanh thoát; quay ra ngoài thì đụng bao nhiêu dụ hoặc của ngũ dục lục trần, lòng cứ phân vân, tiến lui chẳng đặng. Lại chợt nhớ cha mẹ già ở phương trời cố quận xa xôi, nhớ con gái mới ngày nào còn lẫm chẫm lòng trào dâng niềm cảm khái khôn cùng buộc miệng thành lời:” Rồi ai cũng phải thế!”

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 01/22





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21208)
12/10/2016(Xem: 19155)
26/01/2020(Xem: 11787)
12/04/2018(Xem: 20003)
06/01/2020(Xem: 10872)
24/08/2018(Xem: 9384)
12/01/2023(Xem: 3805)
28/09/2016(Xem: 25051)
27/01/2015(Xem: 26118)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :