THOÁT KHỎI QUÁ KHỨ
BE FREE OF THE PAST
NS. Pháp Hỷ - Ven. Dhammananda Bhikkhuni
Thật kỳ cục là chúng ta trở thành tù nhân của quá khứ. Ví dụ như bạn có thể hỏi ai đó: “Anh/chị cảm thấy ra sao?” và người đó trả lời: “Tôi cảm thấy rất tệ.” Điều này có nghĩa là gì? Nó là người kia vừa có một ngày khá tệ, và y đưa quá khứ vào hiện tại. Xin đừng làm như vậy. Đừng để cho bất cứ điều gì dính vào, dù là nó xẩy ra một giây trước, năm phút trước hay một giờ trước. Nếu bạn có một thười thiền rất tuyệt, cũng đừng để nó dính vào hiện tại. Nếu bạn nghĩ: “Vow nay thì tôi đã làm được, cuối cùng thì cũng đã thực sự có nó.” Nghĩ như vậy là bạn đang tạo nguyên nhân cho thất bại trong tương lai. Công việc của bạn là giải phóng, không phải là đi nhặt nhạnh và mang vác những thành công và thất bại của quá khứ. Trong đạo Phật, như một thiền sinh, bạn không định nghĩa mình theo những thành công và thất bại trong cuộc sống; bạn có thể hoàn toàn tự do tự tại. Có phải điều này nghe rất tuyệt không?
Phát triển khả năng tuyệt vời này đến hoàn toàn buông bỏ mọi thứ - anālaya- do vậy bạn không dính vào thứ gì hết. Khi bạn không dính vào thứ gì thì (cảm nhận) về ‘bạn’ cũng biến mất. Bạn nghĩ về bạn như thế nào? Bạn nghĩ bạn là ai? Bạn là những phẩm chất nào? Bạn đã làm được gì trong thiền tập? Những câu hỏi như vậy không có căn cứ. Chúng chỉ là những đánh giá dựa trên các khái niệm mặc định “tôi”, “của tôi”. Khi chúng ta tin tưởng vào những đánh giá đó và xem chúng là nghiêm chỉnh, nó tạo ra các đau khổ không cần thiết. Bạn đã làm như vậy rấ nhiều lần. Đừng tự nhặt lấy một bản tường trình và rồi tin vào nó. Hãy tự do.
Được tự do có nghĩa là bạn không xem mình là những kinh ngiệm của quá khứ. Quá khứ là gì chứ? Nó chỉ là những kỷ niệm, và kỷ niệm chỉ là cách mà bạn nhìn vào quá khứ - bạn không thực sự biết điều gì đã xẩy ra. Nếu bạn đang ở trong tâm trạng tốt và bạn nhìn về quá khứ, bạn nhớ mọi chuyện dễ thương đáng yêu, nếu bạn đang trogn tâm trạng xấu, bạn chỉ nhớ đến những điều tồi tệ và sai trái đã xẩy ra. Khi bạn nhìn vào quá khứ, tưởng tri là có chọn lựa – đó là bản chất của cái biết qua tưởng – và bạn chỉ nhặt nhạnh những thứ tương ứng với tâm trạng hiện tại. Khi một người mới đến chùa với ý dịnh xuất gia, anh ta nghĩ: “Đây là một nơi đẹp tuyệt – tại sao người ta không đến ở đây chứ?” Khi ai đó xả y hoàn tục, anh ta lại nghĩ: “Làm sao trên thế gian này lại có người muốn hoàn tục chứ? Chỗ này đẹp đẽ thế này. Người đó chắc điên, tâm không bình thường mới làm vậy.”
Rồi một ngày anh ta cũng xả y. anh ta lại nghĩ: “tại sao có người lại ngu ngốc đến ở nơi này chứ? Đây quả thật hút hết năng lượng. Cái chùa này quá tệ hại, và mọi người ở đây đã bị tẩy não hết rồi. Họ không thấy điều đó sao?” Trong trường hợp này anh ta nhìn về quá khứ, với các kỷ niệm tích lũy về chùa ấy, với tâm trạng của hiện tại. Bạn không thể tin tưởng vào cái đó, và những gì không đáng tin cậy như vậy thì đừng xem là nghiêm túc.
Thực ra thì những gì bạn không nên xem là nghiêm túc chúng cũng không có giá trị gì để ‘lấy’ hết – hãy để cho nó trôi đi, và bạn được tự do. Hãy sử dụng trí tuệ, cái hiểu biết của bạn về bản chất của quá khứ để thật sự hoàn toàn một trăm phần trăm được tự do. Thế là chugns ta cùng ở trên một sân chơi bình đẳng tuyệt với này: không có ai là thiền sinh vĩ đại, cũng không có ai là thiền sinh ngu ngốc. Trong giây phút hiện tại của thiền ta và người không có gì khác nhau cả. Nó thật là tuyệt khi được tự do, không lệ thuộc vào tiếng tăm, không có gì phải cố mà thể hiện, không lo lắng, không mặc cảm và chẳng có gì để sửa chữa cả. Bạn hoàn toàn tự do và trống rỗng. Nếu bạn nghĩ và thực hành như thế này, không mang vác ghánh nặng nào cả, và hoàn toàn yên tĩnh, thiền là điều dễ dàng thôi.
Đôi khi người ta xây dựng những hình ảnh thất bại, vì họ đã thất bại trong quá khứ, và họ nghĩ họ bị trù yếm để phải thất bại. Tôi nhớ đến một thí nghiệm khi tôi còn là một giáo viên. Trẻ em trong trường đó là thông minh như nhau, nhưng nhà trường đã chia bọn trẻ ra thành hai lớp, lớp A và lớp B, với mặc định là nhóm lớp A là những đứa trẻ thông minh hơn, nhóm lớp B là những đứa kém thông minh. Những đứa trẻ được thoogn báo là chúng bị chia lớp như vậy theo điểm số mà chugns đã đạt được trong kỳ thi. Thực chất thì điểm số và các chỉ số của bọn trẻ tương đương nhau ở trường trước khi chia lớp. Nhưng sau khi chai lớp như vậy, nhóm trẻ lớp A học hăng say và tự tin hơn, và chúng có những tiến bộ rõ rệt, trogn lúc đó nhóm trẻ ở lớp B lại có kết quả tệ hơn do tâm lý thua kém. Hãy cảnh giác với tâm lý này. Một khi bạn bắt đầu suy nghĩ về mình như là kẻ thất bại, hay nghĩ rằng bạn không thể hành thiền, nó trở thành lý do bạn thất bại hay không thể thiền được. Hãy bỏ ý nghĩ đó đi, xả ly khỏi nó. Tự do khỏi quá khứ, và tự nhắc nhở mình rằng giây phút hiện tại là tất cả những gì bạn đang có. Cứ hạnh phúc với cái đang là này, kinh nghiệm hiện tại có sao thì cũng không sao cả.
Khi bạn thự hành theo cách này bạn sẽ khám phá ra rằng ngay cả thọ khổ cũng chỉ là kết quả của thái độ không đúng đắn trong cách bạn nhìn nhận và đánh giá sự vật. Đức Phật nói rằng người ta nên biết Khổ một cách rốt ráo. Khi bạn nhận biết khoảng khắc hiện tại này một cách thấu suốt, bạn có thể nói: “Ma Vương, ta thấy ngươi.” Và cái đau đó biến mất. Thật khó để thay đổi người khác, tình thế hay nơi chốn, và bạn không cần phải làm thế. Những gì bạn có thể làm là thay đổi cách bạn nhìn mọi thứ. Bạn chỉ cần một cách nhìn khác, một khoảng khắc với trí tuệ, và bạn thấy mọi thứ khác liền. Khổ sở tan biến và thiền trở nên dễ dàng hơn.
Khi thiền có vẻ như không tiến triển gì, tôi thường tự hỏi mình: “điều gì đang xẩy ra, điều gì Đang diễn ra vậy? Nó tự giải quyết ngay, vì khi trí tệ có mặt để nhận diện các vấn đề, thì các chướng ngại bị bẻ gãy. Giây phút kế tiếp là sự an tĩnh, thẳng tiến vào vùng thiền định thâm sâu. Đây chính là năng lực của trí tuệ. Nếu nó thực sự là tuệ giác, thực sự là trí huệ, nó đưa đến upasama – trạng thái tĩnh tại. Khúc mắc đã được thấy, và bạn có thể nói: “Ma chướng, ta đã thấy người.” Ma chướng không trốn vào đâu được, nó biến mất!