Cầu Nguyện Suông

07/02/20224:29 SA(Xem: 3500)
Cầu Nguyện Suông

CẦU NGUYỆN SUÔNG
không giải quyết được những vấn đề khó khăn,
những nổi khổ của chúng ta.
(Thích Tánh Tuệ)


dalai lamaNgài Đức Đạt Lai Lạt Ma (His Holiness Dalai Lama) nói:

Tôi là một Phật Tử và hàng ngày tôi vẫn đọc kinh cầu nguyện.
Nhưng tôi không tin vào sự cầu nguyện sẽ đem lại một xã hội, một thế giới an bình. Vì chúng ta đã cầu nguyệncầu nguyện hàng ngàn năm qua nhưng những lời cầu nguyện của chúng ta [cho một thế giới an bình] chưa bao giờ được đáp ứng. Cho nên bây giờ chúng ta phải thực tế.

Tôi thường hay nói với mọi người là :

- Nếu quý vị có cơ may gặp được Chúa Jesus hay Đức Phật thì hãy cầu xin các Ngài đem bình an đến cho thế gian này.

Chắc chắn các Ngài sẽ hỏi rằng :

- Ai là người đã gây ra bao cảnh bạo loan và bạo lực?

Nếu các Ngài gây ra sự bạo lực thì chúng ta khẩn khoản cầu xin các Ngài là xác đáng. Nhưng đằng này chính chúng ta đã gây ra tình trạng bạo lực.

Do đó, dĩ nhiên Chúa Jesus hay Đức Phật sẽ phán rằng :


- Chính các con đã gây ra bao cảnh bạo lực thì các con phải có trách nhiệm tự giải quyết lấy. (ngưng trích đăng)

SUY NGHIỆM :

Tâm An Vạn Sự An
Tâm Bình Thế Giới Sẽ Bình
- Còn Cầu thì thực sự là chưa An
Đã An thì không nhất thiết phải Cầu ?

- Tuy nhiên, vấn đề ở đây là làm sao cho Tâm An?
Câu trả lời : Chỉ có tu tập, chuyển hóa tâm, chuyển hóa 3 nghiệp trở nên lành, nên thiện.

Tâm Chuyển Hóa Thế Giới Sẽ Chuyển Hóa.
Và từ đó Thế Giới Ngày Nào Cũng Là Mùa Xuân Thái Bình, An Lạc.

Người biết làm cho tâm mình bình an, chính là người thực sự biết yêu thương mình, và yêu thương cả cõi đời này.

Như Nhiên
T TTuệ

Bài đọc thêm: 
Cầu nguyện & linh ứng có mâu thuẫn với nhân quả? (Quảng Tánh)
Sự Linh Ứng Của Bồ-tát Có Mâu Thuẫn Với Luật Nhân Quả?
Tinh Thần Cầu Nguyện Của Người Phật Tử (Thích Đạt Ma Phổ Giác)
Cầu Nguyện Trong Phật Giáo (Thanh Hòa)
Cầu Nguyện Hay Cầu Xin (Thích Đạt Ma Phổ Giác)
Cầu Nguyện Và Tụng Kinh (Tâm Diệu)






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).