Thế Nào Là Sự Cúng Dường Cao Thượng & Lạy Phật Đúng Cách - Thiền Sư Kim Triệu Khippapañño

20/02/20226:15 SA(Xem: 4779)
Thế Nào Là Sự Cúng Dường Cao Thượng & Lạy Phật Đúng Cách - Thiền Sư Kim Triệu Khippapañño
THẾ NÀO LÀ SỰ CÚNG DƯỜNG CAO THƯỢNG &
LẠY PHẬT ĐÚNG CÁCH 
 Thiền sư Kim Triệu Khippapañño

kim trieu
Thiền sư Kim Triệu Khippapañño
Cúng dường Phật Bảo, cúng dường Pháp Bảo bằng sự hành đạo là cao thượng thù thắng hơn tất cả sự cúng dường. Đó là nhân lành cho quả vui. Vui mãi mãitâm không bị tham, sân, si chi phối. Thay đổi khổ vì bị chi phối bởi phiền não tham, sân, si.

Thường nhiều là tâm chúng ta hay đi trong quá khứ, đi trong tương lai, nên dễ bị quên, một chút là quên.  Muốn đừng có quên chúng ta học cách “Nguyện”.  Con xin cúng dường Đức Thế tôn bằng sự hành đạo, sự hành đạo này rất là quý, đối tượng để chúng ta thực hành có ba là: Phật, Pháp, Tăng. Quý vị quy y Phật, nghĩ đến Đức Phật, con xin cúng dường Đức Thế Tôn.

Cúng dường Đức thế Tôn bằng GIỚI, ĐỊNH, TUỆ. Đây mới là người Phật tử nhớ đến Đức Phật rồi bắt đầu lạy Phật bằng giới định tuệ. 
Quán thân, đi phải niệm, đứng phải niệm, ngồi phải niệm, làm hành động phải niệm, thở vô phải niệm, thở ra phải niệm.

Bây giờ cúng dường Đức Phật bằng sự hành đạo, lạy, lạy là cúng dường Đức Phật nhưng phải lạy bằng sự hành đạo.  Đạo là con đường có 8 chi: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Khi lạy có 8 chi này trong lúc lạy không? Có hết 8 chi này trong lúc lạy. 

Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng có trong lúc nguyện giữ giới bát quan một ngày một đêm là đã có giới rồi.

Buồn, tâm buồn, tâm ở đâu đó mà lạy thì không đúng lắm, buồn lạy cho có lạy vậy thôi.
Như vậy, trong khi muốn lạy thì tâm hướng về Đức Phật.  Bây giờ quán tâm, 2 tay chấp lên, tâm có tác Ý muốn lạy. Muốn lạy là TÂM quán niệm xứ.
Con muốn lạy, muốn là tác ý, tác ý muốn lạy tạo ra gió, gió nâng hai tay lên chắp lại là THÂN quán niệm xứ.
Hai tay chắp lại, biết đụng, đụng là xúc chạm  của hai lòng bàn tay biết được cảm thọ nóng, lạnh, cứng, mền là THỌ quán niệm xứ.

Như khi bắt tay với người khác phải có xúc chạm tay trong tay mới được, thì chúng ta lạy Đức Phật tâm phải ở trong lòng của hai bàn tay đó mới là cúng dường Đức Phật bằng sự hành đạo. Như vậy, Chánh tinh tấnsự cố gắng dở tay gom tâm lại mới dở tay, chánh niệm, tâm muốn lạy, khi có chánh niệm tâm muốn lạy. Hai tay chắp lại phải có định, định là tâm không suy nghĩ, tâm ở trong lòng bàn tay là gặp Phật ở trong tâm, ý nghĩa là như vậy.
Đối tượng là Pháp. Đức Phật là đối tượng để chúng ta lễ lạy là PHÁP quán niệm xứ.
Khi lễ lạy chúng ta phải thấy Thân Tâm đi cùng một lượt mới là cúng dường Đức Phật bằng sự hành đạo.
Chánh tinh tấn là gom tâm. Chánh niệm là muốn lạy. Có chánh tinh tấn, chánh niệm là có chánh
định, khi có định tâm thì thấy được thân đang lạy
và thấy tâm trong thân, thấy được thân tâmTrí Tuệ. Thân tôi đang lạy và tâm tôi đang ở trong thân, tâm trong thân không có tham, không có sân đó là cúng dường Đức Phật bằng GIỚI, ĐỊNH, TỤÊ. Một sự cúng dường tối thượng thù thắng hơn tất cả sự cúng dường.
Như vậy, phải thấy cái phẩm trong con người của mình chỉ là thân tâm, thân tâmPháp Bảo. Pháp Bảo này là thiện pháp không tham, không sân, không si trong khi lạy Ngài. Rõ ràng là lạy bằng Pháp Bảo

Cúng dường Pháp Bảo bằng Tứ Niệm Xứ.
4 nơi để niệm. Muốn lạy là Tâm quán niệm xứ
2 tay chắp lên là Thân quán niệm xứ.
Cảm giác trong thân là Thọ quán niệm xứ.
Đức Phật là đối tượng để tâm hướng về là Pháp niệm xứ.
Đứng, muốn đứng. Đứng lạy Phật hay đứng chờ cũng đều tu được hết, đang ngồi biết đang ngồi, muốn đứng dậy, có tác Ý mới đứng được.
Sống bây giờ là tu, thay vì tâm nghĩ đến một đối tượng quá khứ xa xôi ở ngoài nhưng phát bảo, thân tâm, là đối tượng hiện tại. Sống hiện tại là tu.
Mỗi lần Thân Tâm lễ lạy là mỗi lần ta cúng dường Phật bảo.
Mỗi lần Thân Tâm lễ lạy là mỗi lần ta cúng dường Pháp bảo.
Cúng dường Phật Bảo, cúng dường Pháp Bảo bằng sự hành đạo là cao thượng thù thắng hơn tất cả sự cúng dường.  Đó là nhân lành cho quả vui.
Vui mãi mãitâm không bị tham, sân, si chi phối.
Thay đổi khổ vì bị chi phối bởi phiền não tham, sân, si.  Cúng dường như trên là cúng dường cao thượng.
Chúc quý vị an vui và sớm thoát khổ.
Phật tử chép lại từ lời chia sẻ của Ngài Thiền sư Kim Triệu Khippapañño




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :