Hương Đức Hạnh Của Người Trì Giới

22/06/20223:50 SA(Xem: 3993)
Hương Đức Hạnh Của Người Trì Giới
HƯƠNG ĐỨC HẠNH CỦA NGƯỜI TRÌ GIỚI
Thông Bảo

huong bay
Ngày nay, với thời đại phát triển, các Tăng sĩ Phật giáo không đứng ngoài sự phát triển đó mà hội nhập vào dòng sống của dân tộc, trở thành một nhân tố của cuộc sống, có tác động mạnh mẽ trên mọi bình diện của đời sống xã hội. Ở đó, về mặt khách quan, những tiện ích văn minh thời đại tạo nhiều phương tiện thuận lợi cho Tăng sĩ có thể học tập, nghiên cứu, hoằng pháp, một cách dễ dàng. Ngược lại, chính những phương tiện thời đại đó lại tiềm ẩn những nguy cơ xa rời đức hạnh. Do đó, sự xuất hiện của những vị tòng lâm thạch trụ, hành trì giới luật nghiêm mật, không đòi hỏi những hạnh phúc vật chất, không tham cầu bất chánh giữa cuộc đời biến loạn này, luôn toát ra một sức sống mãnh liệt bắt nguồn từ một giá trị tinh thần phong phú. Chính hương đức hạnh tỏa ra từ giới đức của họ sẽ là nguồn cảm hứng giúp cho mọi người noi theo. Nhờ đó dần dần sẽ đào luyện người con Phật trở thành con người đức hạnh toàn diện, trong sáng, từng bước phát triển trí huệ vô lậu, góp phần vào việc củng cố Tăng đoànduy trì mạng mạch Phật pháp.

GIỚI LUẬT XÂY DỰNG NÊN ĐỨC HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA

Đức hạnh đối với người xuất gia được xây dựng nên từ giới luật Phật chế. Và khi nhắc đến giới luật, chúng ta thường hay suy nghĩ đến những điều cấm chế khô khan, kiềm hãm, trói buộc. Vậy giới luật là gì? Vì sao Đức Phật phải chế giới luật?

Giới tiếng Phạn là SiLa, dịch âm là Thi La. Là những điều răn cấm do Đức Phật đặt ra khiến các đệ tử xuất giatín đồ tại gia giữ gìn để ngăn ngừa tội lỗi [1]. Giới còn được dịch là thanh lương, nghĩa là sự tươi mát. Nó còn có nghĩa là phẩm chất tốt đẹp của con người, là sự phòng hộ các căn. Luật là dịch nghĩa của thuật ngữ Pali “Vinaya” với ý nghĩa nguyên tắc hay quy luật, đặc biệt nhằm chỉ đến những điều lệ được Đức Phật quy định các trách nhiệm và bổn phận trong cách hành xử của Tỳ kheoTỳ kheo ni.

Theo Luật học đại cương, Luật có 3 tên:

  1. Tỳ-nại-da được dịch là điều phục;
  2. Ba-la-đề-mộc xoa dịch là biệt giải thoát;
  3. Thi-la dịch là giới.

Luật, điều phục hay giới, tên tuy khác nhau nhưng cùng một thể, vì thế nên có tên ghép chung là giới luật [2]. Thông thường sẽ dùng danh từ giới khi đề cập đến hành động của cá nhân, và luật nhằm chỉ đến những hoạt động của Tăng đoàn.

Vì vậy, giới luật cũng đồng nghĩa với nếp sống đạo đứcnếp sống hướng thượng, là nền tảng muôn pháp lành. Cho nên việc tuân giữ giới luật được xem là đức hạnh hàng đầu của người xuất gia, thềm thang để đưa đến thành tựu thiền địnhtrí tuệ.

Sự hình thành giới luật

Tăng đoàn trong những năm đầu đều là những bậc Thánh đệ tử xuất gia với chí nguyện tầm cầu giải thoát, nên mỗi vị tự biết kiểm soát thân, khẩu, ý trong từng giây phút. Nhờ đó mà Tăng đoàn buổi đầu hoàn toàn thanh tịnh, không có những nội kết bất hòa hay những cá nhân sống không phạm hạnh. Giới luật lúc bấy giờ chỉ là sự huấn dụ, khuyên bảo, nhắc nhở đơn giản của Thế Tôn như:

“Không làm mọi điều ác,
Thành tựu các hạnh lành,
Tâm Ý giữ trong sạch,
Chính lời chư Phật dạy.”

Dần về sau, Tăng đoàn ngày càng phát triển, thu hút nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. Trong số đó có những người chưa quen với kỷ luật, có lúc vi phạm tịnh hạnh, nguy cơ chệch khỏi đạo lộ giải thoát. Để giải quyết những vấn đề đó, Thế Tôn đã tùy vào sự sai phạm trong chúng Tỳ kheo mà chế ra giới luật nhằm đối trị lỗi lầm, ngăn chặn những hành vi bất thiện, đồng thời để củng cố Tăng đoàn, phát triển Phật pháp.

Giới luật và sự tự do

Qua khái quát sự hình thành giới luật, ta thấy rằng đức Thế Tôn chế giới luật nhằm đem lại cho chúng đệ tử một đời sống phạm hạnhthanh tịnh, có bước đi vững chãi trên con đường thoát ly sinh tử, đồng thời cũng tạo nên uy tín của Tăng đoàn, chứ giới luật của Ngài không phải là sự mặc khải, vô căn cứ.

Một người sống có đức hạnh lấy giới luật làm nền tảng, sẽ không bao giờ thấy giới luật là sự ràng buộc. Ngược lại nhờ có giới luật mà họ cảm thấy có sự an ổn, tự do. Ví như ta sinh hoạt trong vùng đất có biên địa được phòng vệ vững chắc, ta sẽ không sợ giặc cướp đến xâm hại và do đó ta được thoải mái, an ổn.

HƯƠNG ĐỨC HẠNH CỦA NGƯỜI TRÌ GIỚI

Chính vì giới luật xây dựng nên đức hạnh của người xuất gia nên hàng Tăng sĩ từ bao đời nay luôn lấy giới luật làm cương lĩnh tu tập để chuyển hóa thân tâm, trang nghiêm huệ mạng, mở ra lộ trình giải thoát cho chính bản thân. Bên cạnh đó còn góp phần năng lượng hòa hợp thanh tịnh vào việc phát triển Tăng đoàn, làm cho Chánh Pháp trường tồn. Cũng chính nhờ tấm gương giới đức đó đi vào đời để lan tỏa sự ổn định đời sống xã hội, làm đẹp cho cuộc đời.

Giới luật thánh hóa đời sống người xuất gia và thềm thang đi đến giải thoát

Trong luật Trường Hàng có nói “người xuất gia, năm hạ về trước tinh chuyên giới luật, năm hạ về sau mới được nghe giáo tham thiền”. Vì sao trong năm năm đầu sau khi xuất gia phải học giới luật? Bởi khi mới xuất gia, các tập khí thế gian huân tập từ nhiều đời vẫn còn mạnh, như đi đứng thô tháo, nói năng lớn tiếng, hành động thiếu kiểm soát… Do đó, thông qua quá trình học giới và hành giới, người xuất gia mới có thời gian phản tỉnh lại chính mình, kiểm soát, theo dõi, kiểm điểm tự thân, khiến cho hành vi nhân cách mỗi ngày được hoàn thiện hơn. Đức Phật cũng dạy người xuất gia đã là Sa môn thì phải thọ trì và thực hành những phép tắc tác thành sa môn [3]. Phép tắc tác thành sa môn ấy chính là giới luật. Nếu trong những năm đầu xuất gia không được rèn giũa đức hạnh bởi giới luật, không có kỷ luật trong đời sống tu hành, lâu dần sẽ hành xử theo thói quen cũ, sống buông lung, cẩu thả, không kỷ cương, dù cho ở chùa lâu năm thì cung cách hành xử cũng không thoát trần.

Nhờ lối sống khuôn phép, biết đưa mình vào khuôn khổ giới luật nên thân tâm được thanh tịnh, hình thành nên phong thái, oai nghi đĩnh đạc của vị xuất trần thượng sĩ. Lời nói, hành vi đều đượm phong thái ung dung, thanh thoát, trang nghiêm tố hảo, nhưng không hề cố ý tạo ra một mẫu phong cách riêng nào cả. Đó là sự học tập đời sống thánh giả A-la-hán một cách rõ rànghiện thực mà một người trì giới đem lại. Đây chính là lý do trong những tháng ngày đầu bước vào chùa phải học giới luật.

Mặt khác, những ai thao thức cho sự nghiệp giải thoát đều phải thực hành Tam vô lậu học. Dù Đức Phật dạy ba môn học này có mối quan hệ mật thiết nhau, nhưng khi khởi sự tu tập không ai có thể bỏ qua giới mà có định, tuệ. Cho nên nói “nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ”. Chính giới luậtcon đường thiện lành sẽ giúp cho người xuất gia nâng cao phẩm chất đạo đức để làm chất liệu bồi dưỡng cho thiền địnhtrí tuệ. Ví như một căn nhà được xây dựng bằng một nền móng vững chắc, thì căn nhà ấy sẽ tồn tại lâu dài. Nếu ban đầu không tự khép mình trong giới luật sẽ không thể định tâm và cũng đồng nghĩa trí tuệ cũng không thể phát sanh.

Bảo trì sự tồn tại và lớn mạnh cho Tăng đoàn

Yếu tố quan trọng tạo nên sự hòa hợpthanh tịnh của Tăng đoàn đó chính là các vị Tỳ kheo nghiêm trì giới luật. Một Tăng đoàn tập hợp những Tỳ kheo sống buông lung, không giới luật sẽ trở nên bạc nhược, cằn cỗi, thì lúc đó Tăng đoàn sẽ chỉ là một Tăng đoàn không còn sức sống. Trong 6 pháp bất thoái, Đức Phật tán dương một vị hành trì giới luật sẽ khiến cho chúng Tỳ kheo được cường thịnh: “Này các Tỳ kheo, khi nào các vị Tỳ kheo sống với các bạn đồng tu, tại chỗ đông người, và vắng người, trong sự thọ trì những giới luật, đúng với Sa-môn hạnh, những giới luật không bị gẫy vụn, không bị sứt mẻ, không bị tỳ vết, không bị uế trược, những giới luật đưa đến giải thoát, được người có trí tán thán, không bị ô nhiễm bởi mục đích sai lạc, những giới luật hướng đến định tâm, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm” [4].

Cho nên một cá nhân nỗ lực hành trì giới luật, chu toàn đạo đức, không chỉ đạt lợi ích cho riêng mình, mà còn đóng góp năng lượng tạo nên sự trang nghiêm cho đoàn thể. Khi Tăng đoàn là một đoàn thể hòa hợp như nước với sữa thì chắc chắn rằng không một thế lực nào có thể lấn áp hay phá hoại được. Đây chính là điểm khác biệt của Tăng đoàn Phật giáo so với tổ chức của các hội chúng khác.

Sự hình thành Tăng đoàn từ lúc Đức Phật còn tại thế đến nay đã hơn 2600 năm, có lúc thăng trầm theo dòng lịch sử, nhưng có thể thấy trong thời kỳ nào cũng xuất hiện những bậc Tổ sư lỗi lạc, bậc tùng lâm pháp khí, đạo cao đức trọng, giữ rường cột, giữ vững ngọn nhiên đăng của ngôi nhà Phật pháp mãi trường tồn, giúp cho những người xuất gia chân cứng đá mềm vững bước trên con đường phạm hạnh, làm nơi quy hướng cho chúng Tăng, đó luôn là phúc của Phật giáo.

Lan tỏa hương giới đức đến cuộc đời

Một công dân sống trong cộng đồng xã hội biết giữ đúng ngũ giới thì cuộc sống sẽ thăng hoa, một gia đình biết nương tựa Tam bảo thì gia đình ấy trên thuận dưới hòa, một xã hội tập hợp những công dân và gia đình như thế thì xã hội ấy sẽ hòa bình, văn minh. Nhưng ít ai để ý rằng, tất cả đều xuất phát từ một vị xuất gia hành trì giới luật. Bởi một người xuất gia hành trì giới luật mới đầy đủ đạo hạnh, có thể khiến người khác cảm mến, tin tưởng, từ đó mới cảm hóa họ và hướng dẫn họ quy y thực hành theo năm điều đạo đức, làm đúng với đường hướng giáo dục của Phật giáo.

Ngày nay, bàn bạc trên các phương tiện truyền thông, thường thấy phản ánh hiện tượng phi đạo đức như: sát sanh, trộm cắp, cường bạo, lường gạt lẫn nhau, khiến cho xã hội không thể an định. Trước một xã hội như vậy rất cần đến những người đức hạnh để làm khuôn mẫu cho xã hội nương tựa. Và thật không ngoa khi nói rằng, một người xuất gia hành trì giới luật nghiêm khắc, đỉnh đạc trong oai nghi luôn những người mẫu mực để làm chỗ dựa tinh thần xứng đáng cho tín đồ, làm gương sáng cho đời, làm lợi ích cho xã hội hiện tại cũng như trong tương lai.

Chính những bậc đức hạnh với đầy đủ chất liệu bi, trí, dũng xuất hiện giữa đời thường trong các mối quan hệ thực tiễn của con người sẽ làm cho giáo pháp của Đức Phật càng trở nên sống động, đa dạng, phong phú. Quý Ngài sống giản dị, có khi ở núi rừng, có khi ở làng quê, không phô trương, quyền thế, nhưng chính đức hạnh của quý Ngài đã giúp chúng sinh hưởng chút bình an giữa cõi đời vọng niệm. Đó cũng chính là ý nghĩa trong kinh Pháp Cú Đức Phật đã dạy:

“Hương các loài hoa thơm
Không ngược bay chiều gió
Nhưng hương người đức hạnh
Ngược gió khắp tung bay
Chỉ có bậc chân nhân
Tỏa sáng mọi phương trời.”

Như thế, người xuất gia một đời sống với giới luật không phải chỉ để đạt an lạc cho tự thân, mà tác dụng của nó cũng vô cùng lớn lao đối với tha nhân, xã hội. Họ đi vào đời với tinh thần hướng con người đến một cuộc sống hạnh phúc, ban tặng cho con người sự vô úy, là nơi đặt quy tin chính đáng cho hàng tín đồ quay về nương tựa.

Làm cho Chánh Pháp trường tồn

Sau cùng đức hạnh của người hành trì giới luật sẽ góp phần làm cho chánh pháp trường tồn tại thế gian. Khi Tăng đoàn là tập hợp của những người với ý chí xuất trần mạnh mẽ, thúc đẩy họ nghiêm trì giới luật một cách nghiêm mật, thì ánh sáng Phật pháp ngày càng sáng tỏ trên cuộc đời. Do đó có thể thấy, giới hạnh của người tu liên quan đến sự thịnh suy của Phật pháp một cách mật thiết. Chính vì thế nên khi Đức Phật sắp vào Niết bàn, Ngài vẫn còn ân cần tha thiết nhắc nhở các đệ tử rằng: “Các thầy Tỳ kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các thầy phải trân trọng, tôn kính tịnh giới, như người mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như Lai có ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy”[5].

HƯƠNG ĐỨC HẠNH GIỮA CÕI ĐỜI HIỆN TẠI

Ngày nay, với một đời sống phong phú về mặt vật chất, một số người tu trẻ cảm thấy khó chịu khi bị gò bó giới luật, điều này cần chấn chỉnh tự thân.

Tấm gương của cố đại lão Hòa thượng thượng Trí hạ Tịnh như là minh chứng hùng hồn trong thời đại này. Trong suốt nhiều năm hoằng hóa, Ngài ít khi rời thất của mình. Nhưng không phải vì vậy mà Ngài bỏ bê trọng trách của mình, mà Ngài dốc toàn bộ tâm lực, năng lượngthời gian cho việc hành trì giới pháp, truyền năng lượng tâm linh của mình đến đại chúng.

Chính những tấm gương đức hạnh giữa cõi đời hiện tại như vậy sẽ là nguồn cảm hứng cho đàn hậu học thấy được khả năng phi thường được thể hiện bởi một đời sống cuộc sống thực sự từ bỏ, một cuộc sống hoàn toàn phù hợp với chánh pháp. Do đó, một người xuất gia biết chăm lo phạm hạnh thì chính là thừa hành Phật sự. Muốn được như vậy, hàng xuất gia cần tự giác khép mình trong giới luật, trong nếp sống thiền môn quy củ, kiểm thúc oai nghi giới hạnh, không vọng tâm theo những tham đắm, dục vọng trần tục. Khi đức hạnh đã đủ, hương giới bủa khắp, người xuất sĩ sẽ đủ trí lực, đủ bản lĩnh, đủ nhẫn nhục, đủ từ bi, đủ khiêm hạ, đủ bất khuất để dấn thân trong sứ mạng: “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”. Chính giá trị đức hạnh đó tỏa ngát hương thơm hơn bất cứ loại hoa nào, như trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy:

“Hoa chiên-đàn, già-la
Hoa sen, hoa vũ quý
Giữa những hương hoa ấy
Giới hươngvô thượng.”

Tóm lại, đức hạnh đối với người tu sĩ không thể thiếu trong bất cứ thời đại nào. Đức hạnh đó được xây dựng nên từ sự khép mình vào giới luật trong cuộc sống đời thường. Chính nhờ giới luậtđức hạnh được vun bồi, là nguồn sinh lực của Tăng già, là kim chỉ nam cho sự sinh hoạt Tăng đoàn và giữ vững hạnh lành cho Phật tử tại giacộng đồng xã hội nhân loại. Đó chính là ý nghĩa của hương đức hạnh của người trì giới.

Thông Bảo
(Trích từ: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Số 391

 

Chú thích:

  1. Thích Quảng Độ dịch (2014), Phật Quang Đại từ điển, NXB Phương Đông, TP.HCM, tr.2237.
  2. Thích Thanh Kiểm, Luật học Đại cương, Thành hội Phật giáo TPHCM, 1991, tr.5-6.
  3. Thích Minh Châu dịch (2012), Kinh Trung Bộ 1, Đại Kinh Xóm Ngựa, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, tr.335.
  4. Thích Minh Châu dịch (1991), Kinh Trường Bộ 1, Kinh Đại Bát Niết Bàn, VNCPHVN, TP.HCM, tr.554.
  5. Hòa thượng Trí Quang dịch, kinh Di Giáo.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.