Về Một Cú Ngữ Dễ Gây Ngộ Nhận Trong Bản Văn Pháp Từ Bi Tam-muội Thủy Sám

14/07/20225:08 SA(Xem: 1879)
Về Một Cú Ngữ Dễ Gây Ngộ Nhận Trong Bản Văn Pháp Từ Bi Tam-muội Thủy Sám

VỀ MỘT CÚ NGỮ DỄ GÂY NGỘ NHẬN TRONG BẢN VĂN
PHÁP TỪ BI TAM-MUỘI THỦY SÁM
Chúc Phú

tu bi tam muoi thuy sam phap (2)Một trong những bản văn sám hối được xem như kinh điển theo quan niệm của một bộ phận chư TăngPhật tử, đó là bản văn Từ bi tam muội thủy sám pháp (慈悲三昧水懺法). Thực ra, nguyên tác của bản văn này trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu (大正新脩大藏經) vốn có tên là: Từ bi thủy sám pháp (慈悲水懺法), nằm ở tập 45, mang số thứ tự 1910, gồm ba quyển.

Từ Bài tựa Thủy sám do vua Minh Thành Tổ (明成祖) viết vào ngày mùng Một tháng Bảy, niên hiệu Vĩnh Lạc (永樂) năm thứ mười bốn (1416)[1] đã cho biết, bản văn này được viết bởi ngài Quốc sư Ngộ Đạt [tên là] Tri Huyền (悟達國師知玄). Theo Tống Cao Tăng truyện[2], ngài Thích Tri Huyền 釋知玄 (809-881) tự là Hậu Giác (後覺), họ Trần, người xứ Hồng Nhã, thuộc Mi Châu (眉州), bảy tuổi đã nghe phápPháp Thái (法泰) giảng kinh Niết-bàn, mười một tuổi xuất gia, học rộng kinh điển, am tường tam tạng, đạo phong cao ngất.

Theo Phật Tổ Thống Kỷ, vào lúc mười bốn tuổi, khi còn là Sa-di, ngài đã thăng tòa giảng kinh Niết-bàn, từng được nhà thơ Đường danh tiếng Lý Thương Ẩn (李商隱) làm thơ ca ngợi, trong đó khổ thơ: Sa-di mười bốn giảng giải kinh./ Tựa như trưởng lão đang trì bình./ Sa-di thuyết pháp Sa-môn thính./ Chẳng tại tuổi cao tại tánh linh.[3] Về sau, ngài được vua Đường Hy Tông 唐僖宗 (862-888) ban tặng tôn hiệu Ngộ Đạt Quốc Sư () vào niên hiệu Quảng Minh (廣明) năm thứ hai (881). Vào tháng Bảy cùng năm, sau khi dặn dò các việc cho đệ tử, ngài đã để lại lời phó chúc xử lý di thể có tính chất chấn động lịch sử Phật giáo nói chung và Phật giáo Trung Hoa nói riêng: Hãy quăng bỏ tử thi, một nửa cho cá ăn, một nửa cho muông thú[4]. Sau đó, ngài nằm nghiêng hông phải quay mặt về hướng Tây rồi thị tịch, hưởng thọ 73 tuổi đời, 54 hạ lạp.

Tác phẩm Từ bi thủy sám pháp (慈悲水懺法) do ngài trước tác chuyển tải những lời phát lộ thống thiết, rung cảm và thiêng liêng. Đọc kỹ và chiêm nghiệm bản văn, dường như ai cũng nhận thấy những lỗi lầm mà mình đã từng phạm phải. Có thể nói, với khả năng thi phú văn chương, cộng với việc am tường tam tạng, là những chất liệu cần thiết để ngài trước tác nên một tác phẩm phát lộ sám hối đi vào lòng người.

Bản văn sám hối trác tuyệt này đã được cố Hòa thượng Thích Huyền Dung (1918-2014), dịch sang Tiếng Việt vào năm 1968, được cố Hòa thượng Thích Trí Quang (1923-2019) viết lời giới thiệu trong bản in đầu tiên và đã được phần lớn các chùa, viện thuộc Phật giáo Bắc truyền tán thán, tiếp nhậnhành trì. Tuy nhiên, trong bản dịch Tiếng Việt, có một dịch ngữ dễ gây ngộ nhận. Nguyên văn dịch ngữ đó là:

Trong mười lực của Phật, nghiệp lực sâu thẳm hơn hết (中業力甚深)[5]

Khảo về nguyên tác bản văn, dịch ngữ này xuất hiện trong ngữ cảnh: Sở dĩ lục đạo quả báo, chủng chủng bất đồng, hình loại các dị. Đương tri giai thị nghiệp lực sở tác. Phật thập lực trung nghiệp lực thậm thâm (所以六道果報種種不同形類各異。當知皆是業力所作.中業力甚深)[6].

Cú ngữ này, đã được Hòa thượng Thích Huyền Dung dịch sang Việt như sau:

Bởi vậy nên quả báo trong sáu đường, không đồng nhau, hình thể mỗi loài một khác. Thế mới biết đó là do nghiệp lực gây ra. Trong mười lực của Phật, nghiệp lực sâu thẳm hơn hết[7].

Về cơ bản, bản dịch Việt đã chuyển dịch rất sát và rất hay ở đoạn văn này. Tuy nhiên, khi đọc kỹ lại nguyên tác bản Hán thì dường như có vấn đề về phương cách diễn đạt. Sau khi khảo sát các thư tịch liên quan trọng tạng Đại chánh, chúng tôi phát hiện ra rằng, cú ngữ Trong mười lực của Phật, nghiệp lực sâu thẳm hơn hết (中業力甚深) được trích ra từ kinh Đại bát-niết-bàn với nguyên tác sau:

 Thiện nam tử! Phật thập lực trung, nghiệp lực tối thâm. (善男子! ,業力最深)[8].Như vậy, về nguyên tác, nếu loại trừ cụm từ Thiện nam tử (善男子) ở phần đầu của câu thì chỉ khác biệt chữ tối (最) với chữ thậm (甚) ở bản văn Từ bi thủy sám pháp.

Đọc lại lịch sử về cuộc đời của ngài Tri Huyền, tức Quốc sư Ngộ Đạt, được biết, ngài rất có duyên với bản kinh Đại Bát-niết-bàn. Bảy tuổi nghe giảng kinh Đại Bát-niết-bàn với pháp sư Pháp Thái[9], mười bốn tuổi đã tự mình thăng tòa giảng kinh Niết-bàn[10]. Thế nên có thể hiểu được vì sau ngài vận dụng rất nhiều quan điểm của kinh Đại-bát-niết-bàn vào trong bản văn Từ bi thủy sám pháp mà trong đó có mệnh đề nêu trên. Tuy nhiên, trong ngữ cảnh của kinh Đại-bát-niết-bàn thì mệnh đề này nói đến năng lực biết rõ về nghiệp của Đức Phật, là một lực trong Mười lực.

Nguyên tác của đoạn kinh Đại-bát-niết-bàn như sau:

Thiện nam tử! Phật thập lực trung, nghiệp lực tối thâm. (善男子! ,業力最深).

Cú ngữ này đã được Trung tâm dịch thuật Trí Tịnh dịch là: 

Này người thiện nam! Trong mười lực của Phật thì năng lực [thấy rõ] về nghiệp là sâu xa hơn cả.

Cần phải thấy rằng, chữ Nghiệp lực (業力) trong trường hợp này nhằm chỉ cho năng lực về nghiệp, là cách nói vắn tắt về năng lực biết rõ nghiệp báo, tức là lực thứ 2 trong 10 lực của Phật. Điều này đã được nêu rõ trong kinh 684 trong bộ Tạp A-hàm:

 Như Lai biết đúng như thật về sự vận hành của nghiệp, về quả báo tùy thuộc vào nhân ở trong ba đời quá khứ, hiện tại tương lai. Đây là năng lực thứ hai của Như Lai[11].  (Trung tâm dịch thuật Trí Tịnh dịch).

Như vậy, từ một mệnh đề nói về năng lực biết rõ nghiệp báo trong ba đời của Đức Phật, được ghép chung vào một ngữ cảnh nói về sự đa dạng trong việc thọ nghiệp của chúng sanh, thể hiện trong bản văn Từ bi thủy sám pháp (慈悲水懺法), có lẽ cần được giải thích thêm, để rõ ràng hơn về nghĩa lý. Sự bất cập này có thể phát xuất từ tính đặc thù cô đọng của bản kinh Đại Bát-niết-bàn, và cũng có thể do quá chú trọng tính đăng đối văn chương của bản văn sám hối nêu trên, nên dễ tạo ra một sự ngộ nhận đối với người mới bước đầu học Phật.

 



[1]  Xem Từ bi thủy sám pháp 慈悲水懺法 (T.45. 1910.1. 0967c27-0968a26). Nguyên tác: Ngự chế thủy sám tự (御製). Do cuối bài tựa ghi là: Ngày mùng Một tháng Bảy, năm thứ mười bốn, niên hiệu Vĩnh Lạc (永樂十四年七月初一日), nên có thể xác định bài tựa này được viết bởi vua Minh Thành Tổ 明成祖 (1360-1424).

[2] Tống Cao Tăng truyện 宋高僧傳 (T.50. 2061.6. 0743b04-0744c14).

[3] Phật Tổ Thống Kỷ 佛祖統紀 (T.49. 2035.41.  0380b24). Nguyên tác: Thập tứ sa-di giải giảng kinh. Tợ sư niên kỷ kỳ huề bình. Sa-di thuyết pháp sa-môn thính. Bất tại niên cao tại tánh linh (十四沙彌解講經.似師年紀秖携瓶.沙彌說法沙門聽.不在年高在性靈).

[4] Tống Cao Tăng truyện 宋高僧傳 (T.50. 2061.6. 0744b04): Nguyên tác: Chúc lệnh khí thi, bán tự ngư phúc, bán đạm điểu thú (囑令棄屍, 半飼魚腹, 半啗鳥獸).

[5] Từ bi thủy sám pháp 慈悲水懺法 (T.45. 1910.1. 0972b16).

[6] Từ bi thủy sám pháp 慈悲水懺法 (T.45. 1910.1. 0972b15-0972b16).

[7]  Từ bi thủy sám pháp, Thích Huyền Dung dịch, NXB. Tôn giáo, 2008, tr. 37; Tái bản, NXB. Tôn giáo, 2015, tr. 65.

[8] Đại Bát-niết-bàn kinh,Sư Tử hống Bồ-tát phẩm大般涅槃經,師子吼菩薩品Error! Hyperlink reference not valid. (T.12. 0375. 23.5. 0795b29)

[9] Tống Cao Tăng truyện 宋高僧傳 (T.50. 2061.6. 0743b13). Nguyên tác: Năm bảy tuổi, gặp được pháp sư Pháp Thái giảng kinh Niết-bàn tại chùa Ninh Di (七歲,果遇法泰法師在寧夷寺講涅槃經).

[10] Phật Tổ Thống Kỷ 佛祖統紀 (T.49. 2035.41. 0380b23). Nguyên tác: Mười bốn [tuổi] giảng ninh Niết-bàn (十四講涅槃經).

[11] Theo Tạp. 雜 (T.02. 0099.684. 0186c20). Nguyên tác: 如來於過去, 未來, 現在業法, 受因事報如實知, 是名第二如來力

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/01/2023(Xem: 116955)
17/05/2021(Xem: 7491)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.