Phật Tại Tâm

12/02/20234:11 SA(Xem: 5466)
Phật Tại Tâm

PHẬT TẠI TÂM
Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

 

Phật-tại-tâmThời gian gần đây, nhất là những ngày sau tết nguyên đán có một số chùa tổ chức những lễ lược không đúng với giáo lý của Phật như dâng sao giải hạn, xin xăm bói toán, đốt vàng bạc để cúng cho người đã mất… Những nghi lễ phi truyền thống Phật giáo mang màu sắc mê tín này đã lôi kéo rất nhiều phật tử kể cả người không phải là phật tử tham gia cầu kiến khiến cho dư luận xã hội xôn xao, kẻ tán đồng thì ít người lên án chê bai thì nhiều. Thật ra nếu nhìn một cách tổng quát thì việc tổ chức các hình thức lễ lược này đối với các chùa chiền trên cả nước là không nhiều, tỷ lệ chùa tổ chức cũng rất thấp nên nó không đại diện cho hình thức nghi lễ của Phật giáo trong hiện tại. Nhưng chỉ có chừng đó thôi cũng đã đủ để  tạo cơ hội cho một số người vì lý do nào đó đã  người viết bài đã kích Phật giáo, xúc phạm hoặc chửi rủa những vị tăng chủ trì, hoặc đứng ra tổ chức. Họ cố tình đánh đồng những nghi lễ đó là sự hành hoạt của Phật giáo hiện tại, họ khuếch tán, thổi phồng, đơm đặt, thêu dệt rồi thẳng tay mạt sát tăng sĩ, chê bai phật tử ngu muội…Thực tâm mà nhận xét thì những câu chuyện họ viết ra chỉ một mục đích là hạ thấp uy tín của đạo Phật trong cộng đồng vì chỉ đề cập tới những khía cạnh tiêu cực với cái nhìn hết sức phiến diện đối với đạo Phật. Đọc các bài viết này, nhận xét qua sự trình bày và lập luận của họ ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng họ không phải là một phật tử đúng nghĩa. Thế nhưng họ cũng làm như mình là một phật tử chân chính quá chán nãn cảnh chùa chiền, hoặc thực tại không mấy tốt đẹp của Phật giáo hiện nay, rồi họ tỏ ra thất vọng với việc đi chùa, lễ báituyên bố quay lưng với chùa, không thèm đi chùa lễ Phật không thèm nghe mấy ông sư giảng đạo rồi đưa ra câu PHẬT TẠI TÂM để khuyên người khác hãy tu tâm và đừng đến chùa nữa, vì chùa không phải là nơi thanh tịnh để tu hành, không cúng dường nữa, vì ở đó chỉ còn những ông tăng ham muốn lợi dưỡng, sống xa hoa, không có gì đáng học hỏi. Có người còn khuyên thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ như  bây giờ ở nhà cũng vẫn lên mạng tìm nghe, đọc những bài pháp hay để tu nên không cần đến chùa làm gì! Họ khuyên người khác như vậy nhưng nếu có ai hỏi

-Tu tâm là tu như thế nào?

Thì chắc chắn họ sẽ lúng túng không biết trả lời như thế nào hoặc giả chỉ có thể trả lời loanh quanh rằng tu tâm là làm điều tốt, không hại ai và chỉ có chừng đó.

Nói rằng PHẬT TẠI TÂM là dựa theo ý Phật trong kinh Pháp Hoa: “Phật và chúng sanh đồng một thể tánh, ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Hay như lời dạy của ngài Phù Vân khuyên vua Trần Thái Tông, khi vua chán cảnh ngồi trên ngai vàng đầy phiền não muốn lên núi ẩn tu, ngài Phù Vân đã  khuyên “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm ta. Nếu tâm ta lắng lại và trí tuệ xuất hiện , thì đó là Phật”.

Đó là ý chỉ của Phật và chư Tổ. “Phật tại tâm” vì Phật tánh vốn có sẵn trong tâm của từng chúng sanh. Nhưng đâu phải Tâm Phật dễ hiễn bày, vì trải qua vô lượng kiếp tâm ta đã luân hồi,  trôi lăn qua nhiều cảnh giới khác nhau trong lục đạo ( Trời, người, A-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) nên chất chứa biết bao nhiêu là tham sân si, phiền não, bao nhiêu là nghiệp chướng, tội lỗi mà ta đã gây ra. Trong vô lượng kiếp ta đã tạo ra vô số nghiệp xấu ác, vì vô minh che lấp nên không thể nào nhận thức được như thế nào  là tạo nghiệp lành, đâu là tạo nghiệp ác. Cũng vì mờ mịt trong cõi u minh như thế nên tâm Phật trong mỗi chúng ta như viên ngọc quý đã bị tạp chất, đất đá bao bọc, phủ kín ngày càng dày thêm. Viên ngọc đó bị vùi sâu trong uế tạp thì lấy ánh sáng từ tâm Phật đâu ra để mà tu tâm?!.

Đi chùa, lễ Phật, tụng kinh, bái sám học hỏi giáo lý, thính pháp văn kinh, bố thí, trì giới, thực hành các pháp thiện lành…  là những phương tiện để giúp chúng ta bào mòn lớp vỏ vô minh, gọt dũa dần dần tham lam, sân hận, si mê, tật đố, kiêu mạn… để cho ánh sáng của viên ngọc Phật trong tâm ta từ từ hiển lộ cho ta thấy được bản tâm thanh tịnh, Phật tánh trong tâm đó mới gọi là tu tâm.

Hãy đến chùa với cái tâm trong sáng, tham cầu học đạo, buông bỏ những thói kiêu căng, ngã mạn, buông bỏ  những thị phi bên ngoài cổng chùa để cảm nhận hương sen tỏa ngát chốn già lam.  Chứ đến chùa với tâm hướng ngoại, chất chứa những sân hận, phiền não, kiêu căng, ngã mạn, chỉ chăm chăm nhìn vào những sự sai sót của tăng sĩ, phật tử để phê phán thì chắc chắn rằng  đến chùa sẽ không tìm thấy sự an lạc trong tâm hồn, không tìm thấy sự thanh tịnh ở chốn thiền môn, không tìm thấy sự tỉnh lặng an nhiên trong tâm để hướng tâm về Phật, hướng tâm đến những điều thiện lành. Nếu đến chùa mà  chỉ chú tâm vào những cái chưa tốt hay mỗi vài lỗi lầm của một số tăng, ni hay phật tử rồi phỉ báng, chê bai rồi tuyên bố qua lưng với chùa, rồi tuyên bố chùa bây giờ không còn là nơi thanh tịnh, không cần đến chùa để tu hành nữa mà ở nhà tu tâm cũng đủ vì “Phật tại tâm” thì đúng là một trạng thái vô minh khác, đó chẳng qua là một lời xảo ngôn để biện minh cho việc giải đãi của mình vì đã đánh mất chánh niệm, đánh mất đức tintăng trưởng sự kiêu căng ngã mạn. Phật tại tâm mà Ma cũng tại tâm là ở chỗ đó !

Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :