Suy tư

20/03/20234:36 SA(Xem: 2166)
Suy tư

SUY TƯ
Như Từ Viên

 

hoa sen 125Nam Mô mười phương Chư Phật thường trụ

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thường trụ

Thưa bạn,

Mỗi buổi sáng sớm tôi thường lạy Phật, tụng chú Lăng Nghiêm, chú Đại Bi, v.v… Tôi nghĩ, buổi sáng trong ngày mình lạy Phật tụng kinh, cho thân tâm mình được thanh tịnh; và trong ngày đó mình sẽ nghĩ đến điều lành.

Khi đi bộ tôi thường hay suy nghĩ, suy tư về cuộc đời hiện tại mình đang sống mà mình được theo Phật, là điều may mắnphước đức lớn lao vô cùng. Tôi lại suy nghĩ, trên thế gian này, nếu mọi người đều hiểu biếttin theo đạo Phật, và hành theo đạo Phật, thì may mắn cho loài người biết bao! Mỗi ngày mình nghe tin tức trên thế giới, mình thấy loài người đang bị xáo trộn như thế nào, lành thì ít mà dữ thì nhiều. Bạn nghĩ sao?

Nguyện cầu cho mọi người, mọi loài trên thế gian này đều được sống bình an, ấm nohạnh phúc.

Chúng ta ai cũng biết, mình vào Đạo là tự ý, là phát tâm. Rồi mình cũng biết rằng, giới luật là rất quan trọng. Cho dù giới luật cho người tại giacăn bản, là nền tảng cho gia đình, cho xã hội, mà Phật đã dạy cho người tại gia, thật tròn đầy, không thiếu sót. Cho dù người giàu sang hay nghèo khó, mà mình quyết giữ giới luật của Phật, thì gia đình đó được bình an; một xã hội giữ giới luật của Phật thì xã hội đó được an lành. Khi mình đã thọ giới rồi mà không làm theo là do mình lơ là và không quyết tâm mà thôi.

Đạo Phậtđạo từ bi, bình đẳng, bốn loài đều đưa lên để được giải thoát. Phật từ bi dạy dỗ giáo hóa từ vua quan cho tới thường dân, tiện nhân, mọi người, mọi loài.

Chúng ta thấy trong các kinh, lời Phật thường dạy “thiện nam tử, thiện nữ nhân”. Trong các kinh, thường ở các bài tựa, Phật đều dạy: Tì-kheo, tì-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, vua quan, thường dân, tiện nhân, tất cả các giới trong xã hội đều có mặt trong pháp hội đều được hưởng giáo pháp của Phật, cho dù trí tuệ không đồng đều, nhưng tất cả đều được hưởng niềm pháp lạc; tỉ dụ như trong phẩm “Dược Thảo Dụ” trong kinh Pháp Hoa. Trận mưa lớn xuống rừng cây, thì cây lớn, cây nhỏ, cây vừa, thậm chí đến cây cỏ thấp nhất cũng vẫn được hưởng, được thấm nhuần.

Như vậy, mọi giới trong xã hội đều bình đẳng. Thế thì, tại sao chúng ta lại có mặc cảm “người nữ nặng nghiệp”, rồi lại cứ tự ti?

 

Bạn, viết bài này tặng bạn, do đọc kinh Thắng Man (do tiến sĩ Nguyên Hồng dịch và chú giảng). Sau khi đọc kinh Thắng Man, tôi thật xúc động; và có một sự thôi thúc để tôi viết bài này tặng bạn và quí vị có nhân duyên.

Tôi gấp kinh lại, ngồi yên lặng suy nghĩ những điều trong kinh, mới thấy đạo Phậtđạo từ bi, trí tuệ, bình đẳng, thật là cao quí, tuyệt vời.

Một hôm hoàng hậu Mạt Lị và vua Ba Tư Nặc vừa được nghe một thời pháp Phật dạy tại vườn Cấp-cô-độc, thành Xá-vệ; sau đó hai người cùng bàn nhau: “Thắng Man phu nhân, con gái ta, trí tuệ thông minh, tâm tính lanh lợi, mau hiểu dễ ngộ, nếu được gặp Phật chắc chắn mau rõ giáo pháp, tâm không nghi ngờ. hãy kịp thời khiến kia tin tưởng phát đại tâm.”

Vua và phu nhân gửi thư cho Thắng Man, đại lược ca ngợi công đức vô lượng của Như Lai, rồi sai kẻ nội thị tên là Chiên Đề La, đem thư đến nước A-du-xà, vào cung dâng Thắng Man phu nhân.

Thắng Man được thư, vui mừng cúi nhận, lấy làm hi hữu, rồi quay sang Chiên Đề La nói bài kệ rằng:

“Ta nghe danh tiếng Phật

Đời chưa dễ ai có

Quả lời thư chân thật

Nên ta phải cúng dường”

Rồi phu nhânmọi người nữ từ bảy tuổi trở lên đều quì xuống chắp tay:

“Ngửa mong Phật Thế Tôn

thế gian xuất hiện

Xin rủ lòng xót thương

Cho con được trông thấy!”

Hoàng hậu Thắng Man, với tâm thành khẩn khoản mong cầu:

Khi sinh ý niệm này

Phật hiện ngay trên không

Hào quang sáng chiếu khắp

Tỏ rõ thân tuyệt vời

Thắng Man cùng quyến thuộc

Quì lạy ở dưới chân

Đều đem tâm thanh tịnh

Ca ngợi Phật công đức:

“Thân Như Lai nhiệm mầu

Thế gian không sánh kịp

Thật không thể nghĩ bàn

Nên con nay kính lễ

Sắc Như Lai vô tận

Trí tuệ cũng như thân

Tất cả pháp thường trú

Vì vậy con qui y

Hàng phục tâm tội lỗi

Cùng bốn thứ của thân

Cho đến chỗ khó nhất

Vì vậy lễ Pháp Vương

Là đấng Nhất Thiết Trí

Trí tuệ thân tự tại

Nhiếp trì tất cả pháp

Nên con nay kính lễ

Xin Phật thương nhiếp thọ”

Phật dạy:

“Ta an lập ngươi rồi

Đời trước đã khai giáo

Nay lại nhiếp thọ ngươi

đời sau cũng vậy”.

Thắng Man phu nhân tán thán Phật:

“Con đã tạo công đức

Hiện tạiba đời

Các căn lành như thế

Cúi xin được nhiếp thọ”.

Bấy giờ Thắng Man và quyến thuộc lạy Phật, đầu mặt áp sát đất. Phật liền ngay ở giữa chúng thọ kí cho phu nhân rằng: “Ngươi ca ngợi công đức chân thật của Như Lai, do căn lành này, trong vô lượng kiếp a-tăng-kì sẽ làm vị Tự Tại Vương ở cõi  Trời cõi Người, bất cứ sinh nơi đâu cũng thường được gặp ta và ca ngợi trước mặt ta, như hôm nay không khác; rồi lại cúng dường vô lượng số a-tăng-kì Phật, quá hai vạn kiếp a-tăng-kì sẽ được thành Phật, hiệu Phổ Quang Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri. Cõi đức Phật ấy không có các đường dữ, già bệnh suy nhược, buồn rầu, không vừa ý, khổ, cũng không có tên gọi nghiệp chẳng lành hay nghiệp dữ...... Các chúng sinh đã tu tập căn lành đều họp về cõi ấy.”

Khi Thắng Man phu nhân được thọ kí thì vô lượng chúng sinh, gồm cả trời người, đều nguyện sinh về nước ấy. Thế Tôn đều thọ kí cho tất cả sẽ được vãng sinh.

Bấy giờ Thắng Man nghe thọ kí xong, cung kính đứng dậy nhận lãnh mười điều trọng đại:

“Bạch đức Thế Tôn Như Lai Đại Bi!

Kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu bồ đề, những giới đã thọ, con không khởi tâm vi phạm.

Kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu bồ đề, đối với các bậc tôn trưởng, con không sinh tâm kiêu mạn.

Kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu bồ đề, đối với chúng sinh, con không sinh tâm sân giận.

Kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu bồ đề, đối với thân sắc và các thứ đồ dùng bên ngoài của người khác, con không sinh tâm ganh tị.

Kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu bồ đề, đối với các pháp bản thân cũng như sở thuộc, con không sinh tâm lẫn tiếc.

Kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu bồ đề, con không vì mình con mà thu nhận tích trữ tiền của; tất cả những gì nhận được đều đem giúp đỡ chúng sinh nghèo khổ.

Kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu bồ đề, con không vì mình con mà tu hành tứ nhiếp pháp; vì tất cả chúng sinh đem tâm không ái nhiễm, tâm không nhàm đủ, tâm không quái ngại nhiếp thọ chúng sinh.

Kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu bồ đề, nếu gặp chúng sinh cô độc, ưu phiền, tật bệnh, tai nạn khốn khổ, con sẽ không bỏ rơi họ, quyết làm cho họ được an ổn; vì nghĩa giúp ích khiến thoát các khổ, nhiên hậu mới thôi.

Kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu bồ đề, nếu gặp những kẻ săn bắt, chăn nuôi, những kẻ có các hành động ác, và người phạm giới, con sẽ không bỏ qua.

Kể từ hôm nay cho đến khi thành tựu bồ đề, con nhiếp thọ chánh pháp, không bao giờ để quên mất.”

Thắng Man lại bạch Phật:

“Bạch đức Thế Tôn! Con thấy cái sức nhiếp thọ chánh pháp to lớn như vậy, Phật có con mắt chân thật, có trí tuệ chân thật, Phật là căn bản của pháp, là pháp thông suốt, là chỗ sở y của chánh pháp cũng sẽ thấy biết tất cả.”

Bấy giờ Thế Tôn đối với sức tinh tiến lớn nhiếp thọ chánh pháp mà Thắng Man vừa nói, khởi tâm tùy hỉ bảo rằng:

“Đúng vậy Thắng Man! Như ngươi đã nói, sức tinh tiến lớn nhiếp thọ chánh pháp như sức của một đại lực sĩ, ai đụng phải sẽ bị đau đớn lắm.

Thắng Man! Người nhiếp thọ chánh pháp dù một ít thôi, cũng làm các ma khổ não. Ta chưa thấy một pháp lành nào khiến các ma khổ não như nhiếp thọ chánh pháp, dù một ít thôi.”

Bấy giờ Thắng Man cùng các quyến thuộc đảnh lễ dưới chân Phật. Phật bảo: “Lành thay! Lành thay Thắng Man! Đối với chánh pháp sâu xa hãy dùng phương tiện bảo vệ hàng phục phi pháp cho khéo léo. Người đã gần gũi trăm ngàn ức Phật mới thuyết minh được nghĩa lí này.”

Bấy giờ Thế Tôn phóng hào quang sáng chói chiếu khắp đại chúng, rồi thu thân trở về nước Xá-vệ.

Khi ấy Thắng Man phu nhân cùng các quyến thuộc chắp tay hướng về đức Phật chiêm ngưỡng không chán, mắt không rời Phật, cho đến khi quá tầm nhìn. Ai nấy đều vui mừng hớn hở ca ngợi công đức Như Lai, ghi nhớ đầy đủ về Phật, rồi trở vào thành, đến nơi vua Hữu Xứng ca ngợi đại thừa, đem đại thừa giáo hóa nữ giới trong thành từ bảy tuổi trở lên. Vua Hữu Xứng cũng đem đại thừa dạy dỗ cho nam giới từ bảy tuổi trở lên. Nhân dân cả nước đều hướng về đại thừa.

Thưa bạn, qua kinh Thắng Man, mình mới thấy đạo Phật thật là từ bi, trí tuệ, bình đẳng tuyệt đối. Chúng ta thử nhìn kĩ hoàng hậu Thắng Man, bà mới chỉ được nhìn thấy Phật, và nghe Ngài dạy lần đầu tiên, mà sự hiểu biếtphát tâm mạnh mẽ làm sao!

 

Địa vị người nữ trong Phật giáo:

Theo lời chú giảng Kinh Thắng Man của tiến sĩ Nguyên Hồng: Lịch sử cho thấy chưa có tôn giáo nào đặt địa vị nữ giới bình đẳng như đạo Phật. Sự kiện đức Thích Tôn nhận người nữ vào hàng ngũ tăng già có một ý nghĩa rất lớn, nhất là ở cái nôi của Bà-la-môn giáo, một tôn giáo đã hạ địa vị người nữ xuống đến mức như là tài sản của nam giới, ngang hàng bằng nhà cửa, ruộng vườn, súc vật.

Trong kinh Tiện Dân, Phật nói: “Con người sinh ra không ai là dân đê tiện, không ai là bà-la-môn. Do hành vi, con người trở thành đê tiện hay cao quí.” Qua chân lí đó, do hành vicon người có hay không có giá trị, có giá trị cao hay thấp. Giá trị con người không ở tính phái nam hay nữ.

Nguyên Không trong Vô Lượng Thọ Kinh Thích nói nữ nhân chướng trọng.

Vấn đề phải hiểu như thế nào? Nữ nhân chướng trọng là một câu tổng quát. Câu ấy chắc chắn không có nghĩa như là người nữ có phẩm giá cao nhất cũng không bằng người nam có phẩm giá thấp nhất. Nếu nói nữ nhân không thành Phật, cũng phải nói nam nhân không thành Phật. Vì sao? Tất cả ai còn chấp hình tướng, dù hình tướng nam hay hình tướng nữ đều không thành Phật.

Thật tướng thì làm gì còn có tướng nam nữ, cả cái tên gọi nam nữ cũng không còn.

Theo Thánh Đức thái tử (Nhật-bản, thế kỉ thứ 6 Công nguyên), Thắng Man phu nhân trong kinh Thắng Man như là một đề tài về nữ tính. Người nữ này đã vận dụng sức oai thần của Phật để nói kinh, nói đến chỗ tận cùng sâu thẳm của giáo nghĩa Như Lai Tạng pháp thân. Hình thức này nói lên thế giới bình đẳng nam nữ, đả phá tư tưởng thông thường nam tôn nữ ti từ trước. Tư tưởng nhất thừa tuyệt đối bình đẳng này có lẽ được phát huy mạnh mẽ nhất ở Nhật-bản. Ngay từ buổi đầu du nhập, đối với cái hình thức “Phật giáo xuất gia chủ nghĩa”, Thánh Đức thái tử đã chuyển hóa thành một loại hình (type) Phật giáo tại gia, đặt trọng tâm vào tinh thần đại thừa bồ tát đạo. Trên bộ y phục thế tục, khoác chiếc cà-sa, đứng trước giảng tòa, giảng Pháp Hoa, Duy Ma, Thắng Man cho vua và quần thần nghe. Thánh Đức thái tử có thể nói là một Tổ sư đã tạo cho Phật giáo xứ này một bản sắc đặc biệt.

Trong các kinh ta thấy Phật thường gọi “thiện nam tử thiện nữ nhân”, rõ ràng cả từ lẫn ý đều hoàn toàn bình đẳng, nào có cách biệt chi? Cơ niệm Phật không phân biệt nam nữ. Đối với Thiền tông, Đạo Nguyên trong Biện Đạo Thoại cũng đề xướng tinh thần bình đẳng của tư tưởng nhất thừa: “Sự tu hành thì không phân biệt người tại tục nam nữ, không phải chỉ người xuất gia mới tu hành được. Phật pháp không lựa chọn nam nữ, quí tiện.” Với tinh thần bình đẳng nam nữ, Đạo Nguyên còn nói rõ hơn trong Lễ Bái Đắc Tủy như sau: “Nam nhi có gì mà quí trọng hơn? Hư không trả về cho hư không. Tứ đại trả về cho tứ đại. Ngũ uẩn trả về cho ngũ uẩn. Vậy thì đối với nữ lưu nào có khác chi? Nói về đắc đạo thì đàng nào cũng đắc đạo được cả. Đối với người đắc pháp thì nam hay nữ đều phải kính trọng. Đó là pháp tắc cực diệu của đạo Phật.” Cũng trong sách trên, có đoạn còn đả phá mãnh liệt hơn: “Lại có kẻ chí ngu tưởng mình sáng suốt, cho rằng nữ lưu có những cảnh tham dục sở đối cần phải cải tạo. Thật ra là Phật tử tất cả nam nữ đều phải cải tạo. Vì bởi nhân duyên nhiễm ô là cận duyên của cả nam lẫn nữ, cả đến phi nam phi nữ, và không chỉ ở cảnh duyên hiện tiền, cả đến cảnh duyên của không hoa mộng ảo nữa.”

 

Kính lạy đức Thế Tôn Như Lai Đại Bi! Con đọc về cuộc đời Ngài, Ngài là một vị thái tử trên ngôi cao quyền quí, Ngài nhìn thấy chúng sinh tội nghiệp sâu dầy, Ngài thương xót chúng sinh, muốn cứu giúp chúng sinh. Từ sau khi Ngài dự lễ Hạ-điền, Ngài đã ấp ủ mộng ấy; nhưng bằng cách nào để Ngài ra khỏi hoàng cung, không phải là chuyện dễ! Trong hoàng tộc biết bao nhiêu lớp “người”, nào vệ binh, cung nhân v.v..., luôn bao bọc chung quanh Ngài từng giây phút. Nhưng rồi Ngài cũng vượt qua được hết để ra khỏi hoàng thành... Ngài vốn là một vị thái tử luôn ở trong cung cấm, khi đắc đạo giải thoát Ngài mới trên 30 tuổi, mà không có việc gì của thế nhân mà Ngài không biết. Ngài đã dạy chúng sinh chúng con thật kĩ càng, thật tỉ mỉ, như trong kinh 38 Pháp Hạnh Phúc (cũng gọi là 38 Pháp An Lành). Đây là những bài pháp căn bản nhất từ gia đình tới xã hội. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Ngài dạy về ân nghĩa, mang ơn ai thì phải trả nhiều hơn thọ, phàm làm việc gì phải có SUY TƯ; Ngài nhấn mạnh: “Người đọc trăm kinh ngàn quyển mà không có SUY TƯ thì cũng như không.” Cũng trong kinh Niết Bàn, Ngài dạy về ăn chay cũng thật kĩ. Ăn thịt chúng sinh, cắt, thái, nấu nướng cũng là một dạng sát sinh…

Kính lạy đức Thế Tôn! Những lúc ngồi yên lặng suy tư, con nhớ tới lời Ngài dạy, con thật xúc động vô cùng! Con không biết dùng lời gì để tán thán, để tỏ lòng biết ơn sâu xa của con dâng lên đức Thế Tôn!

Con xin nguyện cầu cho mọi người trên thế giới này đừng ăn thịt chúng sinh; phát tâm ăn chay.

 

Trong xã hội, thế giới loài người có kẻ giàu người nghèo, giới thượng lưu cao sang quyền quí, giới bình dân nghèo cùng thấp kém; nhưng thiết nghĩ, tâm từ bi rộng lớn, lòng tha thứ khoan dung, lòng kiên nhẫn, chịu đựng, thì thấp kém hay cao sang quyền quí, trong giới nào cũng vẫn có, vẫn có thể thực hiện được. Bạn hay tôi, hay là ai, cũng có thể thấy điều đó.

 

Thưa bạn! Sau đây tôi xin tặng các bạn câu chuyện có thật, xảy ra thời Phật tại thế (theo kinh 38 Pháp An Lành).

Ân nghĩalương tâm

Theo hồng danh thứ tư, Phật gọi cha mẹ là bậc đáng thọ lãnh của cúng dường, vì chỉ có cha mẹ là người đáng thọ lãnh tất cả mọi vật của con đem đến dâng cúng. Lòng thương và lo cho con của cha mẹ không bờ bến như thế, nên bổn phận làm con có phận sự là phải phụng dưỡng cha mẹ cho tròn chữ hiếu. Người con nào không lo tròn chữ hiếu, thì người ấy không phải là một người đáng làm bạn, mà cũng không xứng đáng làm chồng hay vợ, mà cũng không thể là một công dân tốt của quốc gia. Con mà bất hiếu còn thua cây gậy của cha mẹ, chẳng khác nào năm người con trong sự tích sau đây.

Thuở nọ đức Thế Tôn ngự tại tinh xá Kì-viên của trưởng giả Cấp Cô Độc. Khi ấy có một vị Bà-la-môn rất giàu. Ông có năm người con trai đã lập gia đình. Sau khi vợ ông đã quá vãng, ông muốn cưới vợ kế để coi sóc gia đình. Năm nàng con dâu nghe vậy mới bàn với năm người chồng rằng: “Nay cha đã già rồi mà còn cưới vợ nhỏ về làm gì? Để chúng tôi thay phiên nhau chăm sóc cha, không hơn sao?”

Năm người con trai mới đến hầu cha, trình bày tự sự. Ông cha bằng lòng, chia của ra làm năm phần cho năm người con, còn ông thì ở đậu với năm con, hết với đứa này đến đứa khác. Ban đầu năm cô con dâu còn đối với ông tử tế, sau lần lần phai lợt. Sau cùng cả năm người dâu đều bỏ ông, không lo săn sóc, trái lại còn xua đuổi ông. Ông không thể chịu nổi cảnh hất hủi ấy, ông bỏ nhà đi xin ăn, ở theo đầu đường xó chợ, thật là khổ sở.

Ngày nọ, ông gặp được một người bạn cũ, bèn thuật hoàn cảnh của ông, và xin người bạn tìm phương cứu giúp. Người bạn đáp: “Tôi không biết phương pháp nào giúp bạn được, vậy bạn hãy vào chùa Kì-viên để nhờ đức Thế Tôn, Ngài là đấng có đủ khả năng cứu người cả vật chấttinh thần.”

Ông nghe lời, vào hầu Phật, và cầu xin Phật chỉ phương pháp nào cứu khổ cho ông. Đức Thế Tôn dạy ông, tối Rằm đến nghe thuyết pháp, và sau thời pháp thì sẽ làm như lời Ngài dạy.

Đêm Rằm có rất nhiều tín đồ đến nghe pháp, mà trong ấy có cả năm người con trai ông và đức vua Ba Tư Nặc. Sau khi dứt thời pháp, tín đồ đứng lên ra về. Ông Bà-la-môn đứng lên nói: “Xin quí vị thiện nam tín nữđàn na thí chủ, hãy tạm dừng lại để cho lão bộc bạch đôi lời. Có lẽ quí vị không quên già này, trước đây là một vị trưởng giả trong thành này. Hôm nay, già này phải đi xin ăn. Thật ra già này có con, mà con của già không bằng cây gậy này, vì cây gậy này già còn nhờ được để chống đi, ngừa lúc chân run tay yếu, hoặc để đuổi chó đuổi mèo, còn con của già khi đã được chia của cho, đã bỏ già phải đi xin ăn như thế này.”

Các tín đồ có mặt nơi ấy, nhất là đức vua Ba Tư Nặc, liền hỏi ai là con ông. Ông chỉ mặt từng người. Đức vua và công chúng rất công phẫn, muốn giết hết năm người con bất hiếu, nhưng ông xin tha tội cho. Năm người con ấy mới thấy lòng xả của cha, bèn ăn năn, xin đem ông về nuôi dưỡng. Khi ông về nhà con, mấy cô con dâu tỏ vẻ bất bình, nhưng năm người con trai ông nói rằng: “Nếu các người không bằng lòng, thì cứ tự tiện ra đi, chứ chúng tôi không đê hèn hơn cây gậy của cha chúng tôi.”

Nhắc lại tích này để thấy rằng, làm con không biết phụng dưỡng cha mẹ, hay phụng dưỡng một cách miễn cưỡng, thì còn thua loài ăn cỏ. Chúng ta còn thấy rằng, đức Thế Tôn chẳng những cứu người khỏi vòng luân hồi, mà về vật chất, Ngài cũng tìm phương cứu độ.

 

Thưa bạn, tôi xin tặng bạn một chuyện nữa (cũng trong kinh 38 Pháp Hạnh Phúc). Đức Phật có dạy rằng: Trong thế gian này có hai hạng người khó tìm nhất:

1)              Người thi ân mà không cần báo, đó là đức Phật, cha, mẹ, thầy tổ.

2)              Người biết ơn và cố tìm phương thế để trả ơn. Người hạng này chỉ có trong hàng Phật tử, con và đệ tử, nhưng rất hiếm.

      Tại sao đức Phật dạy hai hạng người này khó kiếm? Vì con người phiền não dẫy đầy trong tâm, nên khi làm ơn được việc gì, trong thâm tâm còn muốn người thọ ơn phải biết ơn. Nếu không trả ơn thì ít nhất cũng phải nhắc nhở và ca tụng. Ít người giúp đỡ kẻ khác bằng tấm lòng từ ái mà không nghĩ gì tới sự nhớ ơn hay đền ơn của kẻ đã thọ lãnh sự giúp đỡ của mình.

Người làm ơn như thế thì rất nhiều, nhưng người làm ơn vì lòng từ ái thì thật rất là ít. Nhưng người biết ơn càng ít hơn. Người đã được sự giúp đỡ bất cứ bằng tấm lòng vị tha hay trục lợi, cũng chẳng nên quên ơn người, mà nên luôn luôn ghi nhớ lấy ơn ấy vào thâm tâm để tìm phương thế trả lại.

Đức Phật dạy: Người không biết ơn ấy, ta có cho họ quyền chức, sang giàu, hay cứu sinh mạng họ, họ cũng không bao giờ nhớ ơn ta.

Đức Phật còn dạy: Người mà không biết ơn, chúng ta có cho họ một khối vàng to bằng quả địa cầu, song họ cũng không hề biết ơn ta.

Sự tích sau đây cho thấy trò đời làm ơn trả oán.

Khi xưa đức Bồ Tát sanh làm tượng chúa ở trong rừng Tuyết-lãnh. Ngày nọ có một người thợ săn đi lạc. Tượng Bồ Tát trông thấy người ấy, lấy làm thương hại, mới để người thợ săn ấy trên lưng, đưa ra tới ven rừng. Khi ngồi trên lưng đức Bồ Tát, anh thợ săn để ý tới từng khóm cây, đường nhỏ, vì anh định bụng rằng, thế nào anh cũng trở lại để lấy cặp ngà của tượng chúa, vì cặp ngà ấy rất đẹp và có chiếu hào quang ngũ sắc.

Quả nhiên không bao lâu, anh thợ săn ấy trở lại tìm tượng Bồ Tát và xin cặp ngà. Đã gọi là Bồ Tát thì sự bố thíphạm hạnh của ngài, nên khi anh thợ săn xin, thì ngài vui lòng cho liền, không hề mến tiếc. Tên thợ săn thấy ngà to và dầy, không thể lấy liền được, nên y chỉ cưa lấy một đoạn. Tên thợ săn trở lại lần thứ nhì và lần thứ ba nữa. Lần này ngà còn cụt, nên y phải đẽo tới chân răng để lấy ngà. Sau khi khoét chân răng lấy được đoạn ngà chót, tên thợ săn rất lấy làm vui thích, mang về. Tượng Bồ Tát thì quằn quại trên vũng máu, nhưng vẫn không buồn than, không phiền hà gì hết, trái lại rất vui lòng, vì đã làm được việc lành, gọi là bố thí đến bờ cao thượng.

Quả địa cầu to lớn và dầy, có thể chở nổi núi non vạn vật, nhưng chở không nổi tội lỗi của con người ác độc như thế, nên đất nứt ra, và anh ta bị đất rút chết sau khi anh ta vừa đi khuất tầm mắt của tượng Bồ Tát. Anh bị đọa vào A-tì địa ngục.

Tích này cho thấy rằng, người không biết ơn, dù chúng ta có cho họ làm vua Chuyển luân vương, họ cũng vẫn không biết ơn. Trái lại, có sự tích của người biết ơn người, dù cho họ một muỗng cơm, họ cũng không hề quên:

Một ngày nọ đại đức Xá Lợi Phất vào thành khất thực, nhưng xin không được một hột cơm nào. Ngài trở về lại gặp một thầy Bà-la-môn tên Radha dâng cho ngài một muỗng cơm. Về sau ông Radha già và rất nghèo, lại muốn xuất gia, không có đại đức nào nhận cho ông xuất gia.

Đức Thế Tôn mới hỏi rằng: “Có vị tì kheo nào nhớ ơn thầy Bà la môn này không?”

Đại đức Xá Lợi Phất bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn, đệ tử biết và nhớ ơn thầy Bà-la-môn này, ông có bố thí cho đệ tử một muỗng cơm.”

Đức Thế Tôn mới khen đại đức Xá Lợi Phất là người biết ơn, mặc dù chỉ một muỗng cơm. Xá Lợi Phất mới xin làm thầy thế độ cho ông Radha. Đức Thế Tôn còn dạy người trí thức, khi nghỉ mát dưới cội cây xong, lúc ra đi cũng không nỡ bứt một lá cây, mặc dù cây là loài vô tri vô giác. Vì các ngài nghĩ đến ơn của bóng cây.

 

Cuộc đời thật ngắn ngủi, sống ở trên đời mà mình không đền đáp được ân cha mẹ sinh thành dưỡng dục, hay đền đáp một cách miễn cưỡng, cũng như không trả được ân những người đã giúp mình lúc khó khăn trong cuộc sống, thì thật là uổng làm sao!

 

Cung kính lạy Đức Thích Ca Như Lai Đại Bi

Cung kính lạy Tôn Giả Khải Giáo A Nan Đà

 

Đệ tử Như Từ Viên


Xem thêm:

Kinh Thắng Man Phu Nhân Hội
Kinh Thắng Man
Kinh Thắng Man
1. Huyền Luận Kinh Thắng Man
Giới Thiệu Kinh Thắng Man

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.