Tuyển Tập Pháp Đàm Với Achaan Sujin – Tập 1, 2, 3 & 4

23/03/20234:24 SA(Xem: 2974)
Tuyển Tập Pháp Đàm Với Achaan Sujin – Tập 1, 2, 3 & 4
TUYỂN TẬP PHÁP ĐÀM
VỚI ACHAAN SUJIN 2013-2016
TẬP 1, 2, 3 & 4
Nhà xuất bản Hồng Đức
Pháp ĐàmPDF icon (4)

Tuyển tập pháp đàm – Tập 1 – (Vietnam Dhamma Home biên tập)
Tuyển tập pháp đàm – Tập 2 – (Vietnam Dhamma Home biên tập)
Tuyển tập pháp đàm – Tập 3 – (Vietnam Dhamma Home biên tập)
Tuyển Tập Pháp Đàn -  Tập 4 - (Vietnam Dhamma Home biên tập)

MỤC LỤC

Mục lục Tập 1
Lời giới thiệu 
Chương I: Quy y Tam bảo 
Chương II: Pháp - Pháp chân đế - Vi diệu pháp 
Chương III: Pháp chân đế và Pháp chế định 
Chương IV: Danh Pháp - Tâm và Tâm Sở 
Chương V: Sắc pháp 
Chương VI: Nghiệp và quả của nghiệp - Vòng sinh tử luân hồi 
Mục lục Tập 2
Chương VII: Lộ trình tâm 
Chương VIII: Giới - Thập thiện 
Chương IX: Pháp học - Pháp hành - Pháp thànhVăn tuệ - Tư tuệ - Tu tuệ 
Chương X : Thiền và Thực hành
Mục lục Tập 3
Chương XI Phát triển tâm trí: Samatha và Vipassanā 
Chương XII Tứ niệm xứ 
Chương XIII Bát chánh đạo
Chương XIV Đạo và phi đạo
Chương XV Tứ thánh đế 
Chương XVI Ba la mật 
Chương XVII Duyên hệ - Liên quan tương sinh (Lý duyên khởi)

MỤC LỤC Tập 4

Chương XVI - Các Chủ Đề Khác 
Xả Ly 
Thu Thúc Lục Căn 
Tứ Vô Lượng Tâm: Từ - Bi - Hỷ - Xả 
Suy Nghĩ 
Tam Tướng: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã 
Giác Ngộ 
Bốn Dự Lưu Phần 
Nimitta 
Ngủ Ngầm - Lậu Hoặc 
Thủ (Upadana) 
Lên Kế Hoạch 
Tham Ái, Tà Kiến, Ngã Mạn 
Hồi Hướng & Tuỳ Hỷ 
Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo 
Tổng Hợp 
Sám Hối 
Tái Sinh 
Hoài Nghi.
Giấc Mơ 
Tám Mươi Bốn Ngàn Pháp Môn 
Tụng Kinh 
Thế Giới- Thế Gian 
Xuất Gia 
Căn Tánh 
Độc Cư 
Phóng Tâm 
Các Ngọn Gió Đời

GIỚI THIỆU

Achaan Sujin Boriharnwanaket sinh năm 1927 tại Thái Lan. Khi còn nhỏ, Bà học tại trường St Mary, Bangkok. Bà từng dạy học tại trường Dara – Bangkok trước khi thành lập trường dạy tiếng Thái cho người nước ngoài và làm giáo viên tại đó. Bà bắt đầu nghiên cứu Vi diệu pháp với Achaan Naeb (Mahanirana Naeb) trong những năm 50 của thế kỷ trước. Kể từ khi Tam Tạng được dịch sang tiếng Thái sau năm 1957, Bà đã dày công nghiên cứu kỹ lưỡng kinh điển. Sau thời gian đầu giúp đỡ Achaan Naeb trong các buổi giảng Pháp ở Viện Văn hóa quốc giaTrung tâm nghiên cứu Đạo Phật và Tổ chức hỗ trợ tâm linh do Achaan Naeb thành lập, Bà đã thuyết giảng thường xuyên trong nhiều năm tại chùa Maha-Dhātu và giảng đường của trường Mahamarkut thuộc chùa Bovornivet – ngôi chùa nơi cố vua sãi Thái Lan trụ trì và được sự bảo hộ của Hoàng gia Thái. Hiện giờ, Bà là Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu và Hỗ trợ Giáo pháp (Dhamma Study and Support Foundation). Các bài giảng của Bà được phát sóng hàng ngày trên một số kênh truyền hình và phát thanh tại Thái Lan. Bà cũng là tác giả của rất nhiều cuốn sách về Đạo Phật bằng tiếng Thái, một số trong đó đã được dịch và ấn tống bằng tiếng Việt, như Khảo cứu Pháp chân đế, Mười Ba La Mật – các phẩm chất dẫn tới giác ngộ. Do những đóng góp to lớn của Bà cho công cuộc hoằng pháp, vào ngày 06-03-2007, Bà đã được trao tặng danh hiệu “Người phụ nữ xuất chúng trong Đạo Phật” tại trụ sở Liên Hợp Quốc tại Bangkok.

Từ năm 2012 cho đến năm 2016, Việt Nam đã có phước lành được bảy lần đón Achaan sang thăm và chủ trì các buổi Pháp đàm tại nhiều nơi khác nhau như Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, với sự tham dự của các tăng, ni, Phật tử và đông đảo người quan tâm đến Giáo lý của Đức Phật từ mọi miền đất nước. Các chủ đề được thảo luận trong các buổi Pháp đàm khá phong phú, đề cập đến những nội dung cốt lõi nhất của Giáo lý Đức Phật. Các buổi Pháp đàm đều được thu âm và đăng tải trên trang web của Vietnam Dhamma Home. Vì việc chuyển tải và biên tập thành văn viết các buổi Pháp đàm này cần rất nhiều thời gian và công sức, cho đến nay, chúng tôi mới kịp ra mắt cuốn “Pháp đàm với Achaan Sujin tại Sài Gòn 09/2013” ghi lại nội dung các buổi pháp đàm theo trình tự thời gian.

Nay, để giúp các độc giả tiện việc tìm hiểu chuyên sâu hơn, chúng tôi quyết định biên tập một cuốn sách tập hợp các buổi pháp đàm đã diễn ra, phân chia theo từng chủ đề. Do khối lượng các cuộc trao đổi rất lớn, chúng tôi đã phải chia cuốn sách thành bốn tập, mỗi tập bao gồm một số chủ đề được sắp xếp theo từng chương với thứ tự từ căn bản đến chuyên sâu. Tuy nhiên, do các buổi Pháp đàm diễn ra theo hình thức hỏi – đáp chứ không phải là những bài giảng chuẩn bị sẵn, dụng ý này của chúng tôi chỉ đạt được ở mức độ tương đối, có nghĩa là, ngay ở trong những nội dung có tính căn bản, vẫn có những chia sẻ, kiến thức ở mức độ khá chuyên sâu, và ngược lại.

Trong quá trình biên tập, đôi chỗ chúng tôi lược bỏ những đoạn hội thoại/câu chữ không cần thiết, hoặc chỉnh sửa một vài ý nhỏ để ngữ nghĩa được đầy đủ hơn. Tuy vậy, tinh thần chủ đạo vẫn là giữ nguyên vẹn nội dung cũng như tính đặc thù của các trao đổi trực tiếp giữa người hỏi và Achaan Sujin cùng các phụ tá của bà.

Cuốn sách này ra đời nhờ sự đóng góp công sức của rất nhiều cư sĩ, từ khâu đánh máy, soát lỗi, chỉnh sửa, đến thiết kế, in ấn… Do hạn chế về thời gian cũng như năng lực của những người biên tập, chắc chắn cuốn sách này sẽ không tránh khỏi những lỗi lớn nhỏ, cả về hình thức và nội dung. Chúng tôi chân thành kính mong sự lượng thứ của các quý độc giả.

Cuối cùng, chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới trí tuệlòng từ của Achaan Sujin Boriharnwanaket, cũng như các phụ tá của Bà: bà Nina Van Gorkom, ông Jonothan Abbot và bà Sarah Abbot.

Achaan Sujin luôn nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc tìm hiểu lời dạy của Đức Phật và kiểm chứng sự thật ấy trong khoảnh khắc hiện tại. Không gì trong cuộc đời này có thể so sánh được với hiểu biết về Giáo lý.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.