Bilingual: Filial Piety: Don't Kill, And Don't Harm Living Beings. / Hiếu Niệm: Không Giết Hại Chúng Sanh

14/05/20236:32 SA(Xem: 1560)
Bilingual: Filial Piety: Don't Kill, And Don't Harm Living Beings. / Hiếu Niệm: Không Giết Hại Chúng Sanh

Bilingual: Filial piety:
DON'T KILL, AND DON'T HARM LIVING BEINGS. 
HIẾU NIỆM: KHÔNG GIẾT HẠI CHÚNG SANH

Author: Huệ Giáo

Translated by Nguyên Giác

 

 

do not kill sentien beingThe Buddha's insightful observation of the karmic cycle of beings revealed that all sentient beings are interdependent, and none of the living things exists on their own. Because of ignorance, sentient beings cannot see Him. According to the Father and Mother's Gratitude Sutra, the Buddha once bowed down to a pile of dry bones along the roadside while he was walking. The disciples who followed him were astonished by his actions and inquired. As an answer, he said, "I have seen in countless lives, there are lives of beings having been parents and children of each other, other lives as brothers, relatives, and also lives as enemies." Subsequently in this heap of dry bones, there has been the type of our parents for countless generations. We need to love, remember, honor, and bow to our past parents. "Our relatives are all sentient beings of the six paths, in which our parents have died and taken rebirth in countless lifetimes," the Bodhisattva Precepts Sutra stated.

As a result of that insight, the Buddha solemnly informed his followers that laypeople were required to uphold the five fundamental precepts. The first precept is to never kill or injure any living thing.

Humane and equal advice is to avoid killing and causing harm to sentient beings, as we can see from a social perspective. Because in a civilized world, the right to life and the right to a happy life are fundamental, unalienable rights. Everyone wants to live and longs to live. Human life must be respected and protected. A society is not a human society, much less an advanced society, if people treat each other with violence, if the powerful oppress the weak, if the wealthy oppress the poor, if the powerful oppress the weak, and if no one respects and supports each other. People who respect and support one another make up an advanced society. Because we need to know that all of society's members must be present for an individual or family to fully develop and become a large society. Because everybody is related to each other.

A religious mind will recall the Buddha's words, "I am the present Buddha, and you are the future Buddhas," or the expression, "There were immeasurable Buddhas before Shakyamuni Buddha," when viewing not killing and not harming sentient beings from an equal angle. The Buddha's view of equality in this relationship is based on the ontological basis to consider; thus there is no high or low [persons]. In contrast, when examined in terms of karma, there are high and low [persons], and there are distinct black and white [actions]. The Buddha looked at the karma of living things in the six samsara realms and saw sentient beings reincarnate frequently in all of them, sometimes as heavy-carrying cattle, occasionally as heavenly beings or human beings, and occasionally as weeping prisoners in hell. All the scenes for sentient beings have been created by variations in karmic consciousness, whether they occurred in the past or the present.

"Do not kill and do not harm living beings" is the teaching that comes from the deep compassion of the Buddha. He observed that all sentient beings, high or low, have a sense of gratitude and affection for one another, whether they are in this or another place, in this or another world, now or in another time period. All sentient beings have a debt and a predestined relationship with each other, otherwise, we wouldn't be in this place today to survive and form a karmic world. In this world, sentient beings keep meeting happiness and then suffering, meeting good people and then evil people, meeting people they don't like, and leaving people they love, in order to continue to repay each other's debts while enduring disease, old age, and death. Seeing this, the Buddha advised us not to continue to borrow and repay by harming each other.

Not killing and not harming sentient beings viewed in the spirit of filial piety urges us to see and know deeply on the basis of boundless compassion. Everyone is a product of suffering, and everyone has suffered. You should not kill, ask others to kill, or participate in killing in one way or another, no matter what body you are currently in or where you live. Furthermore, even insects, plants, and habitats should not be killed or destroyed. Considering that harming one's environment also means destroying one's life. Meanwhile, the law of cause and effect that governs human life dictates that those who harm or kill living beings will have to pay their karma.

Filial piety, when viewed from another angle, is the gratitude and reparation of the Buddhists in understanding the law of cause and effect through countless previous lives. Therefore, we must respect the actions of expressing gratitude and paying back debts owed to others.

 

---- o ----

 

 

Hiếu Niệm: Không Giết Hại Chúng Sanh 

Huệ Giáo

Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy. Hành động của Ngài đã khiến cho các vị Tỳ-kheo đệ tử đi theo sau hết sức ngạc nhiền và bạch hỏi được Ngài trả lời như sau: “Ta đã thấy trong vô lượng kiếp sống, có những đời chúng sanh đã từng làm cha mẹ con cái lẫn nhau, những đời khác làm anh em, quyến thuộc và cũng có những đời sống là kẻ thù”. Như vậy trong đống xương tàn này đã có hình sắc của phụ mẫu chúng ta trong nhiều đời. Chúng ta cần phải thương tưởng và luôn luôn kính trọng, lễ lạy. Trong Kinh Bồ-tát Giới dạy rằng: “Tất cả lục đạo chúng sanh đều là họ hàng ta, cha mẹ ta đã chết đi sống lại trong nhiều đời, nhiều kiếp”.

Với cái nhìn sâu sắc ấy, Đức Phật đã long trọng tuyên bố cho các đệ tử của Ngài, và trong nội dung những lời răn cấm căn bản của Người con Phật là năm giới cấm. Giới cấm thứ nhất là không nên giết hại chúng sanh.

Đứng ở góc độ xã hội chúng ta thấy rằng, không giết hại chúng sanhlời khuyên đầy tính nhân văn và bình đẳng. Bởi lẽ, quyền được sống và được sống hạnh phúc thuộc những quyền căn bản, bất khả xâm phạm trong thế giới văn minh. Ai cũng muốn sống và khao khát được sống. Sự sống của con người cần phải được tôn trọngbảo vệ. Giả sử trong một quốc gia, nếu con người sống với nhau và đối xử với nhau bằng bạo lực, mạnh lấn yếu, giàu hiếp nghèo, người có quyền lực lấn áp kẻ thấp cổ nhỏ họng, không có sự tương thân tương trợ lẫn nhau thì xã hội ấy chẳng phải là xã hội của loài người, chưa nói đến một xã hội tiến bộ. Một xã hội tiến bộ là một xã hội biết tôn trọng với nhau và phải biết hỗ trợ lẫn nhau. Vì chúng ta cần phải biết rằng, sự phát triển toàn diện của một cá thể, hoặc gia đình, dẫn đến một xã hội rộng lớn đều cần có mặt của tất cả những thành viên hiện hữu trong xã hội ấy. Bởi lẽ, tất cả đều có sự liên hệ, tương hệ lẫn nhau.

Không giết hại chúng sanh, đứng ở góc độ bình đẳng trong tâm thức tôn giáo mà xét, Đức Phật đã trịnh trọng tuyên bố: “Ta là Phật đã thành các con là Phật sẽ thành” hoặc “Trước Đức Phật đã có vô lượng Đức Phật đã thành”. Cái nhìn của Đức Phật về bình đẳng trong mối tương quan này dựa trên nền tảng bản thể để xem xét; nên không có cao hạ, ngược lại khảo sát trên phương diện nghiệp lực thì có cao thấp và trắng đen rõ rệt. Xét đến tận cùng nghiệp lực của chúng sanh trong sáu nẽo luân hồi, Đức Phật đã thấy chúng sanh lên xuống thường xuyên trong các cõi, lúc thì mang thân trâu bò chở nặng, lúc thì trong tâm thứcthần thánh, lúc khác mang thân người và cũng có lúc đã rên la trong chốn u đồ. Tất cả đều do sai biệt của nghiệp thức tạo tác, trong quá khứ hay trong hiện tại mà phải nhận lãnh nghiệp quả như thế.

“Không giết hại chúng sanh” là lời dạy được lưu xuất từ lòng từ bi sâu thẳm của Đức Phật. Ngài đã quán thấy trong tất cả chúng ta, dù mang trong người một địa vị cao sang hay thấp hèn nào chăng nữa, cũng đều có ân tình với nhau. Không ở nơi này thì cũng ở nơi khác, không trong thế giới này thì cũng ở thế giới khác, không trong thời điểm này thì cũng ở thời điểm khác. Tất cả đều có vay mượn với nhau, nếu không có vay mượn, nhân duyên với nhau thì hôm nay chúng ta sẽ không cộng trụ để sinh tồn và tạo thành một thế giới đầy nghiệp lực. Trong thế giới này, hạnh phúcđau khổ luôn luôn tương phùng, thiện ác luôn đáo đầu, oán tắng lại gặp nhau, thương yêu lại xa cách, đầy bệnh tật, già nua và chết chóc, để tiếp tục vay trả. Thấy được như thế, Đức Phật khuyên chúng ta không nên tiếp tục vay tra bằng cách làm hại lẫn nhau.

Không giết hại chúng sanh, trên tinh thần hiếu niệm là chúng ta cần phải thấy biết sâu sắc trên căn bản của lòng từ bi vô hạn. Ai cũng có nỗi khổ và ai cũng từ những nỗi khổ mà sanh biến, dù hiện đang mang tấm thân nào chăng nữa, cõi nước nào chăng nữa thì không nên giết và không nên bảo người giết, hoặc tham gia giết bằng cách này cách khác, cho đến côn trùng cỏ cây, môi trường sống cũng không nên giết hại, tàn phá. Bởi lẽ tàn phá môi trường xung quanh chính là tàn phá đời sống của mình, giết hại chúng sanh thì sẽ bị chúng sanh báo trả theo định luật nhân quả ngàn thu tồn tạichi phối đời sống của loài người.

Hiếu niệm đứng ở góc độ khác chính là sự báo ântri ân của người con Phật trong sự hiểu biết nhân duyên nhân quả bao phủ trong nhiều thời gian đã qua. Con người sống được nuôi dưỡng, phát triển trong ân tình thì cũng được kết nối bởi sợi dây ân tình, một niềm kính trọng trong báo ântri ân.

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/p70a12416/2/hieu-niem-khong-giet-hai-chung-sanh-hue-giao

.

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.