Bilingual: THE SEEING OF IMPERMANENCE
CÁI THẤY VÔ THƯỜNG
Author: Thích Thái Hòa
Translated by Nguyên Giác
You must engage in mindfulness practices to maintain the seeing of impermanence. It is the view that all dharmas interact and dependently arise in the world, being persecuted by impermanence. It is also the observing that all dharmas are not-self in all things, and even in your pure and peaceful mind. It is also discerning that mindfulness has enough power to penetrate deeply into your mind, letting the fire of wisdom burn away the seeds of ignorance and self-grasping in your mind - then you have freedom of mind.
There are many modern Zen masters who say, "The present moment is the most important moment and it is necessary to dwell in that moment." But, in the Bhaddekaratta Sutta (MN 131) of the Pali Canon, which is equivalent to the Thích Trung Thiền Thất Tôn Kinh in the Chinese Tripitaka, the Buddha taught differently.
In these suttas, the Buddha taught that "A good practitioner, his mind is not attached to the body of the five aggregates in the past, not to the body of the five aggregates in the future, and not to the body of the five aggregates in the present…” And this teaching, also re-emphasized by the Diamond Sutra, says, "The mind of the past cannot be grasped, the mind of the present cannot be grasped, and the mind of the future cannot be grasped."
The important thing is whether or not you clearly see the impermanent nature of that body of the five aggregates. The important thing is whether or not you clearly see the impermanence that is persecuting the body of the five aggregates. The important thing is whether or not you clearly see the voidness in the body of the five aggregates. And the most important thing is whether you see clearly or not, the essence of the body of the five aggregates is inherently calm, completely devoid of self.
Without that seeing, then every seeing you have is the incorrect view. The incorrect view will not lighten and prevent all the burdens of life's suffering from being released from your body and mind.
In your spiritual life, you need to have the view of impermanence in all things, to let go of all the seeds of attachment to all things in your mind. You need to have the view of impermanence, to see clearly everything that exists in the world being persecuted by impermanence, cleared up, and swallowed up in every moment.
Thus, you must make an effort to do what needs to be done, to say what needs to be said, to not do what does not need to be done, to not say what does not need to be said, to think about what needs to be thought, and to not think about what does not need to be thought.
The things you need to think about and do are: keep your body peaceful and pure, keep your speech peaceful and pure, and keep your mind peaceful and pure. Why?
You must both think about and do those things in order to see the law of dependent origination, the traits of suchness and not-self in you and in everything else, as well as to relieve the burden of suffering associated with birth and death. If you want to act for a peaceful and pure body, those are the things that need to be done and must be done immediately without hesitation: you should avoid polluting the natural environment, warming the earth's climate, causing the icebergs in the Arctic and Antarctic to melt into seawater, and making the South China Sea a source of contention.
And keeping your speech peaceful and pure is the right thing to do because it will naturally convey the language of truth and love, prevent the human world from becoming a battlefield of words, be able to silence the thunderbolts of the human tongue, and guide humankind toward the realm of gentle, loving sound.
And keeping the mind peaceful and pure is the thing you need to do because acting with an unsteady and impure mind makes it easy to harm yourself and others, prevents you from protecting the environment and the human and animal world properly, keeps you from letting go of wrongs others have done to you and wrongs you have done to others in the past, leads to unhappiness in the present, and does not lay the groundwork for happiness in the future.
If your mind is not peaceful and pure, you cannot establish a pure land for yourself and for those you love. A peaceful and pure mind is the root of the pure land and the foundation for establishing a beautiful, green, and dignified home in the world in which you are living.
You must engage in mindfulness practices to maintain the seeing of impermanence. It is the view that all dharmas interact and dependently arise in the world, being persecuted by impermanence. It is also the observing that all dharmas are not-self in all things, and even in your pure and peaceful mind. It is also discerning that mindfulness has enough power to penetrate deeply into your mind, letting the fire of wisdom burn away the seeds of ignorance and self-grasping in your mind - then you have freedom of mind.
That mind carries genuine peace to you. So, whenever and wherever, you will have peace and happiness, not just “here and now.
.... o ....
CÁI THẤY VÔ THƯỜNG
Thích Thái Hòa
Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại; và cái thấy vô ngã nơi vạn hữu ngay ở nơi tâm ý an tịnh của ta, và ý thức chính niệm có đủ năng lực rọi sâu xuống nơi tâm thức của ta, khiến cho những hạt giống vô minh, chấp ngã nơi tâm ta bị đốt cháy và bị quét sạch bởi tuệ, bấy giờ ta liền có tâm giải thoát.
Có nhiều vị thiền sư hiện đại cho rằng: “Giây phút hiện tại là giây phút quan trọng nhất và cần phải an trú ở nơi giây phút ấy.” Nhưng, ở trong kinh Bhaddekaratta của Pàli, tương đương với Thích Trung Thiền Thất Tôn Kinh ở Hán tạng, thì đức Phật không dạy như thế.
Ở trong các kinh nầy Ngài dạy rằng: “Một vị tu tập giỏi, vị ấy tâm không có mắc kẹt đối với thân năm uẩn trong quá khứ; đối với thân năm uẩn trong tương lai và cũng như không mắc kẹt đối với thân năm uẩn trong hiện tại,…”. Và lời dạy nầy, cũng đã được Kinh Kim Cang nhấn mạnh lại rằng: “Tâm quá khứ không thể nắm bắt; tâm hiện tại không thể nắm bắt và tâm vị lai không thể nắm bắt.”
Điều quan trọng là ta có thấy rõ, tính chất vô thường ở nơi thân năm uẩn ấy không; ta có thấy rõ thân năm uẩn đang bị bức hại bởi tính chất vô thường ấy không; thấy rõ tính rỗng không ở nơi thân năm uẩn ấy không và quan trọng hơn hết là ta có thấy rõ thể tính của thân năm uẩn vốn tịch lặng, hoàn toàn không có tự ngã không.
Nếu không có cái thấy ấy, thì mọi cái thấy của ta đều là những cái thấy không có gì chính xác cả. Cái thấy không chính xác, không có khả năng giúp ta đặt mọi gánh nặng khổ đau trong đời sống ra khỏi thân tâm ta.
Trong đời sống tu tập, ta cần có cái thấy vô thường nơi vạn hữu, để buông bỏ mọi hạt giống chấp thủ đối với vạn hữu ở nơi tâm ta; ta cần có cái thấy vô thường, để thấy rõ mọi sự hiện hữu giữa thế gian đang bị vô thường bức hại, thanh toán và nuốt chững trong từng khoảnh khắc, khiến cho ta phải nỗ lực làm những gì cần làm, nói những gì cần nói; và không làm những gì không cần làm; không cần nói những gì không cần nói; nghĩ những gì cần nghĩ và không cần nghĩ đến những gì không cần nghĩ.
An tịnh thân, an tịnh ngữ, an tịnh ý, đó là những điều cần nghĩ và đó là những điều cần làm. Tại sao?
Vì nghĩ và làm những điều ấy, không những giúp cho ta đặt gánh nặng khổ đau sinh tử xuống, mà còn giúp cho ta thấy rõ được tính duyên khởi, tính chân như, tính vô ngã nơi ta và cả nơi vạn hữu nữa. Và đó là những điều cần làm, và phải làm ngay không do dự, vì hành động của thân an tịnh không làm cho môi trường sống bị ô nhiễm; không làm cho khí hậu của trái đất nóng lên; không làm cho Bắc băng dương hay Nam băng dương chảy ra thành nước biển và không làm cho Thái bình dương trở thành những điểm nóng tranh chấp.
Và an tịnh ngữ hành cần phải làm, vì tự thân nó chuyển tải ngôn ngữ của chân thật và tình thương; nó không biến thế giới con người trở thành thế giới của chiến tranh miệng lưỡi; nó có khả năng tháo gỡ những quả khẩu lôi ra khỏi miệng lưỡi con người và đưa thế giới con người đi đến với thế giới âm thanh khoan hòa, từ ái.
Và an tịnh tâm hành cần phải làm, vì tâm không an tịnh, ta khó có được hành động không gây thiệt hại mình và người, ta không thể nào có được những hành động bảo vệ người, vật và môi sinh một cách hợp lý; ta khó bỏ qua những gì sai lầm mà người khác đã gây ra cho ta và ta đã từng lầm lỡ đối với người khác ở trong quá khứ; không những vậy mà ta cũng khó có hạnh phúc trong hiện tại, để làm nền tảng hạnh phúc cho ta trong tương lai.
Không an tịnh tâm ý, ta không tài nào thiết lập được tịnh độ cho chính ta và cho những người ta thương yêu. An tịnh tâm ý là gốc rễ của tịnh độ và là nền tảng để thiết lập một quê hương xinh đẹp, xanh sạch và trang nghiêm nơi thế giới mà ta đang hiện hữu.
Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại; và cái thấy vô ngã nơi vạn hữu ngay ở nơi tâm ý an tịnh của ta, và ý thức chính niệm có đủ năng lực rọi sâu xuống nơi tâm thức của ta, khiến cho những hạt giống vô minh, chấp ngã nơi tâm ta bị đốt cháy và bị quét sạch bởi tuệ, bấy giờ ta liền có tâm giải thoát.
Tâm ấy đem lại sự an bình đích thực cho ta. Nên, lúc nào và ở đâu ta cũng có an lạc, chứ không phải chỉ có “ở đây và bây giờ.”
Nguồn:
https://thuvienhoasen.org/a11750/cai-thay-vo-thuong
.... o ....
.
.
- Từ khóa :
- impermanence
- ,
- vô thường