Từ Cái Chết Của Cô Bé Đặng Tú Thanh Tới Những Bản Nhạc Buồn

09/07/20235:09 SA(Xem: 2820)
Từ Cái Chết Của Cô Bé Đặng Tú Thanh Tới Những Bản Nhạc Buồn
TỪ CÁI CHẾT CỦA CÔ BÉ ĐẶNG TÚ THANH
TỚI NHỮNG BẢN NHẠC BUỒN

Thiện Quả Đào Văn Bình

            tran tu thanhVì ở hải ngoại quá nhiều chuyện cộng đồng, chuyện nước Mỹ và chuyện thế giới nóng bỏng cho nên tôi không chú ý tới chuyện cô bé 15 tuổi chết vì tai nạn giao thông ở Hải Phòng.

Theo thống kê của báo Thanh Niên, tại Việt Nam, chỉ nội năm 2022 đã có 6000 người chết vì tai nạn giao thông. Con số thật kinh hoàng! Số người chết này chẳng phải tại số hay nghiệp mà vì đường xá quá hẹp, xe cộ lại nhiều, không bảng giới hạn tốc độ trong thành phố, không đủ cảnh sát kiểm soát giao thông, nhiều chỗ không đèn xanh đèn đỏ, lái  ẩu, chưa điều khiển được xe  mà đã lái xe, cho nên mới chết nhiều như thế. Cứ vào Youtube mà xem lưu thông của đường phố Sài Gòn và Hà Nội. Tôi có cảm tưởng lái xe ra đường ngày hôm nay giống đùa giỡn với tử thần. Nếu đi đến nơi về đến chốn thì thật đại phúctoát mồ hôi lạnh! Chưa có quốc gia nào trên thế giới có một tình trạng giao thông đáng sợ như vậy. Do đó một cô gái 15 tuổi bị xe hơi tông chết cũng là chuyện bình thường của Việt Nam với con số 6000 người chết mỗi năm.

            Thế nhưng vì bà xã thích vào Youtube xem chuyện này chuyện kia, nghe đi nghe lại và sụt sùi với cái chết của cô bé Đặng Tú Thanh. Do đó tôi cũng tò mò nhìn vào và sau khi nghe cô bé hát một số bài, tôi buột miệng nói, “Em ơi, sao cô bé này hát những bài buồn quá. Trời ơi nhạc buồn quá!” Với 70 năm nghe nhạc và sau này sáng tác nhạc, kể cả Phật nhạc, tôi đã từng nghe những bản nhạc buồn- loại nhạc phòng trà của Miền Nam trước kia. Về thất tình, đau thương than khóc có Sang Ngang của Đỗ Lễ, Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong. Nhưng hai bản nhạc này không buồn thê thiết bằng bản nhạc Hẹn Hò của Phạm Duy với than van như những lời vĩnh biệt như sau:

Một người ngồi bên kia sông im nghe nước chảy về đâu.
Một người ngồi đây trông theo nước chảy phương nào.
Số kiếp hay sao? Không cho bắc cầu!
Thì xin sông nước sẽ cho gần nhau.

            Lời nhạc đã rã rời, nhưng âm hưởng của nhạc còn như điệu Khóc Kèn và Nam Ai như tiếc thương, tiễn đưa linh hồn người quá cố về dưới Suối Vàng. Những bản nhạc mà cô bé Trần Tú Thanh hát còn buồn hơn thế nữa. Lời của bản nhạc thì rất tốt nhưng nhạc được tiết tầu bằng những nốt cao, cộng với giọng ca rướn lên của trẻ thơ. Tôi có cảm tưởng khi cô bé hát những bản nhạc này như những tiếng thét gào, kêu than, lời van xin thống thiết để được trở về thế giới bên kia.

            Thông thường trẻ thơ không thích nhạc buồn. Thế nhưng không hiểu tại sao Đặng Tú Thanh lại thích những bản nhạc buổn, dù là hát để tán dương chư Phật hay ca ngợi công đức của mẹ cha trong ngày Lễ Vu Lan. Phải chăng đây là nghiệp lực thôi thúc từ tiền kiếp?

            Cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay không phải chỉ được quyết định bởi lý trí hay đầu óc mà chúng ta đang sử dụng, mà nó còn tác động bởi tiềm thứcmột lực điều khiển vô hình mà nhà Phật gọi là Nghiệp LựcĐông Phương gọi là Mệnh Số. Nghiệp lực vô hình hay mệnh số - nó là ai? Do ai điều khiển và nó ở đâu? Hoàn toàn bí mật. Thế nhưng dù bí mật như thế nào đi nữa thì nó vẫn có những biểu hiện ra bên ngoài. Thí dụ khi Cô Kiều thấy mả và nghe chuyện của Đạm Tiên mà mê mẩn tâm thần, khóc than thảm thiết, điều đó cho thấy đời cô rồi cũng sẽ đoạn trường như Đạm Tiên. Một người thích nhạc cuồng loạn, xập xình, nhảy múa như Michael Jackson thì cuộc đời sẽ bất định, như con thuyền không bến lòng dạ rối bời rồi cũng kết thúc trong đau khổ hay thuốc ngủ. Một người thích những bản loại phòng trà khóc than vì phụ tình, dang dở, bẽ bàng…thì cuộc đời cũng sẽ bị phụ rẫy, cô đơn sầu tủi mà thôi. Một người thích hát những bản nhạc âm điệu ma quái, như lời mời gọi, van xin về bên kia thế giới thì chắc chắn sẽ đoản mệnh. Cháu Đặng Tú Thanh thuộc loại người này, mặc dù cô bé tạo nhiều công đức khi cất tiếng hát ca ngợi chư Phật.

            Một câu hỏi khác đặt ra là tại sao cô bé làm nhiều công đức cho chùa và Phật tử như vậy lại đoản mệnh? Xin thưa chúng ta không thể chuyển nghiệp chỉ bằng tụng kinh, niệm Phật, phục vụ chùa chiền hay các lễ hội mà phải chuyển nghiệp bằng Tâm. Một người tụng cả chục biến Chú Đại Bi xong buổi tối đi vào các sòng bài, tụ họp hát karaoke thì dù có tụng cả trăm biến cũng vô ích. Một người nghèo khổ đi chùa lễ Phật, cầu nguyện để giải nghiệp, thoát nghèo…nhưng không chịu thương chịu khó, cố gắng vươn lên… thì đi chùa lễ Phật nghèo vẫn cứ nghèo. Phải chuyển nghiệp bằng nghị lực phi thường, chấp nhận làm những nghề nghèo hèn, cực khổ để vươn lên. Đi chùa lễ Phật chỉ là trợ duyên cho mình thêm can đảm đối phó với sự nghiệt ngã của đời. Đi chùa lễ Phật không phải là “phép mầu” để giúp kẻ nghèo thành kẻ giàu có. Nếu có phép mầu thì Chú Đại Bi đã giúp cả chục ngàn tăng/ni trở thành triệu phú rồi. Một người đóng góp cho chùa trong các lễ hội thay vì hát những bản nhạc vui tươi, lại hát những bản nhạc buồn thì không thể chuyển nghiệp u buồn trong quá khứ mà chỉ làm trầm trọng thêm nghiệp cũ. Một người muốn an trụ tâm, tham dự nhiều khóa tu học nhưng lại còn thích xem những chương trình hề rẻ tiền để cười cho thỏa thích thì làm sao tâm có thể yên bình?

            Hiện nay xã hội Hoa Kỳ có quá nhiều bạo lực, quá nhiều người chết vì súng đạn, quá nhiều thuốc ngủ, quá nhiều căng thẳng, thúc ép và người tự tử trong đó đa số là thanh thiếu niên…các Thiền Đường đã mọc lên. Và người ta đã nghĩ ra loại Nhạc Thiền và Thư Giãn (Relaxing Zen Music ) mà âm thanh là những nét nhạc rất nhẹ pha lẫn với những tiếng suối reo, tiếng sóng vỗ rì rào của biển và tiếng chim hót. Tôi đã có những băng đĩa này từ thập niên 1990. Nhạc cúng dường chư Phật phải là những âm thanh vi diệu như tiếng gió thổi xuyên qua hàng lan thuẫn của Lưới Để Châu trên Quốc Độ Cực Vui của Phật A Di Đà. Khi một bản nhạc tạm gọi là “Phật nhạc”cất lên, lời của nó phải thanh cao, nhạc của nó phải làm dịu và tươi mát lòng người. Nghe rồi thì trút bỏ hết muộn phiền và trong lòng thấy thơ thới hân hoan. Nhạc mà cất lên như tiếng khóc than, dù là ca ngợi chư Phật thì đó không phải là Phật nhạc mà là nhạc đưa tiễn người chết, làm rũ liệt ý chítinh thần con người. Các chùa phải cương quyết loại bỏ những loại nhạc này. Xin nhớ  khóc than, xúc động, rơi lệ không phải là pháp Phật, mà an vui, nhẹ nhàng, tâm trí ổn định mới là pháp Phật.

            Theo tin tức cho biết hòa thượng chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Thành Phố Hải Phòng đã long trọng tổ chức lễ cầu siêu cho cháu Tú Thanh. Đây là cử chỉ đẹp và bày tỏ lòng xót thươngbiết ơn với Phật tử nhỏ bé này. Với tuổi còn nhỏ và chắc chắn không làm điều gì xấu ác và có công lớn với Phật tử và các chùa, chắc chắn cháu Tú Thanh đã trả xong nghiệp cũ và thoát sanh về một cung trời nào đó. Còn nếu có đầu thai lại thì dung mạo sẽ đẹp đẽ, đạt được ước nguyện sẽ trở thành cô giáo hay nữ bác sĩ, tuổi thọ lâu dàichắc chắn sẽ quên và sẽ không bao giờ còn hát các loại nhạc buồn nữa.

            Là Phật tử chúng ta không nên xem những phim ma quái hay kinh dị (Suspense movie). Xem những phim này rồi đầu óc bị ám ảnh, nhìn đâu cũng thấy ma quỷ và bệnh nặng có thể đưa tới điên rồ mất trí. Và cũng không nên hát và nghe những điệu nhạc buồn. Nó tác động và ghi vào A Lại Da Thừc của chúng ta những gì không tốt lành trong cuộc sống. Và nếu cứ thích nghe, nó là dấu hiệu cho biết những gì xấu và rủi ro sẽ đến với chúng ta. Và nếu còn trẻ, nó là dấu hiệu đoản mệnh hay chán đời tự vẫn. Biết bao nhiêu ca sĩ hát nhạc Pop nổi danh của Đại Hàn tự tử chết giữa tuổi thanh xuândanh vọng.

            Xin nhớ lời Phật dạy, “Tâm cảnh chỉ là một”. Tất cả những gì gọi là Nghiệp hay Mệnh Số dù bí mật nhưng đều biểu hiện qua những gì chúng ta đang làm ngày hôm nay. Ưa thích những gì đơn sơ, thanh tịnh, nhẹ nhàng thì đời sống sẽ êm đềm hạnh phúc. Ưa thích cái gì sầu thảm hay kích động thì đời sống sẽ nổi trôi và đưa đến tang thương đổ vỡ.
Thiện Quả Đào Văn Bình
_________________________


Ý KIẾN CỦA MỘT ĐỘC GIẢ:

  Trước khi đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết, mời quý độc giả bớt chút thì giờ xem các nhạc phẩm dưới đây:
- Ơn nghĩa sinh thành: https://youtu.be/kK7urdQqJVc 
- Mong Cha Mẹ Được An Vui: https://youtu.be/aZSQx0FcQJk https://youtu.be/Y5xi8UoWhrQ 
- Album Vu Lan Nhớ Mẹ: https://youtu.be/M0z5_KdT8Dw 
- Lạy Phật Quán Âm: https://youtu.be/RCW2kRLStsM 
- Tú Thanh Hát Về Mẹ Bài Hát Cuối Cùng Gửi Tới Mẹ Trước Khi về Cõi Phật: https://youtu.be/E_g1e-llIWs 

  và còn rất nhiều nữa....




 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.