Những "Nghiệp Bệnh" Theo Nhân Quả Báo Ứng

19/07/20233:32 CH(Xem: 3265)
Những "Nghiệp Bệnh" Theo Nhân Quả Báo Ứng
NHỮNG "NGHIỆP BỆNH"
THEO NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

(Mai An)

anchayĂn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo. Các bậc thầy cũng khai thị: Con người vốn là loài ăn rau chứ không ăn thịt; và khuyên các Phật tử nên phát nguyện ăn chay trường để không vay nợ phần máu thịt của chúng sinh.

Chỉ cần chúng ta vĩnh viễn dứt trừ ăn thịt, quyết không có ý niệm tổn hại chúng sinh, thì sát khí trên người chúng ta sẽ hoàn toàn không còn nữa. Sát khí không còn nữa liền chuyển biến thành từ quang, ánh sáng của từ bi, động vật nhỏ nhìn thấy sẽ thích gần gũi bạn. Công đức này ở trong Phật phápbất khả tư nghì. Quả báo của bố thí vô úy là được sức khỏe, trường thọ - (Trích: Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo giảng giải, tập 16).

Loài vật có tính linh

Pháp sư Tịnh Không giảng giảiĂn chay chắc chắnlợi ích.  Vì thật sự “vĩnh ly sát sinh”. Những người đồ tể tại sao giết hại chúng sinh để bán thịt vậy? Bởi vì có người ăn. Nếu như thế gian này không có người ăn thịt chúng sinh, thì nghề này sẽ không còn nữa. Từ đó cho thấy, dù cho chúng ta ăn tam tịnh nhục, nhưng tâm của chúng ta không thanh tịnh, nghiệp không thanh tịnh. Chúng ta thử nghĩ xem, những người đồ tể kia hằng ngày sát sinhchúng ta là người ăn thịt, là khách hàng của họ, thì chúng ta cũng có một phần trách nhiệm, không thể trốn tránh được. Cho nên, chúng ta phải hiểu rõ ăn chay chắc chắnlợi ích.

Ở những vùng đất có năng lượng tiêu cực, xấu, những chim thú khi nhìn thấy người chúng đều hoảng sợ, bỏ chạy, tại sao vậy? Hầu hết là tâm chúng tabất thiện, thường haytâm sát sinh. Tâm sát hại chúng sinh tức là thông thường gọi là sát khí.

Đối với tất cả chúng sinh, khi bạn không còn ý nghĩ sát sinh hại chúng nữa, chúng sinh sẽ nhìn thấy bạn giống như bạn bè vậy, vì biết bạn sẽ không hại chúng. Bạn có thể yêu thương và có thể giúp đỡ chúng, chúng sẽ gần gũi bạn. Tình cảnh này, chúng ta thường đi du lịch ở bên ngoài thấy được rất rõ ràng.

Như PhápTịnh Không kể lại, có một năm, tăng đoàn của Ngài ở San Francisco, tại Kopotino, mỗi ngày đều đi bộ trong công viên, ở trong đây có rất nhiều vịt trời, bồ câu, thảy đều là hoang dã, chúng tôi thường hay đi cho chúng ăn. Một lần nọ, có một con bồ câu bước đi vô cùng khó khăn, các thầy quan sát tỉ mỉ thì thấy chân của nó bị người dùng sợi dây cột lại rất nhiều vòng.

“Chúng tôi tỉ mỉ quan sát nó, đến ngày thứ hai lại đi cho nó ăn nữa, nó liền đến ngay. Chúng tôi gọi nó lại gần, tháo sợi dây đang cột trong chân nó ra, gỡ thật sạch sẽ, nó hiểu được! Đến hôm sau, nó lại dẫn đến hai, ba con khác cũng đều bị cột dây như vậy đến tìm chúng tôi để giúp đỡ chúng. Chúng có tánh linh nên chúng hiểu được, chúng biết chúng ta sẽ giúp đỡ chúng, bản thân chúng không có cách. Không biết là người nào đã cột sợi dây rất nhỏ vào chân chúng, cột rất chặt, phần da đều bị thương. Đây là bố thí vô úy” - Pháp sư chỉ giảng.

Ăn thịt khiến tâm bạn căng thẳng bất an

Việc ăn thịt không chỉ ảnh hưởng đến đời sống trường thọ mà còn khiến tâm bạn căng thẳng bất an.

Bạn có xu hướng trở nên giống như con vật bị giết. Khi con vật bị giết hại, tất cả tâm sợ hãi, căng thẳng thù hận ngấm vào máu thịt của con vật khiến tiết ra những độc tố. Bạn ăn chúng thì những máu thịt đó cũng ngấm sâu vào trong bạn đến những phần vi tế, tâm bạn cũng dần trở nên căng thẳng giận dữ bất an. Bạn dần chuyển mình trở thành loài chúng ta đang ăn thịt và những năng lượng tiêu cực ngấm dần vào thân tâm ta.

Cuộc sống kim tiền trong xã hội ngày nay đang làm đảo ngược mọi trật tự vốn có trước đây, con người trở nên tham - sân - si hơn bao giờ hết. Bản năng con người qua đó trỗi dậy và trở nên hung hăng hơn. 

Phật giáo có ghi lại một số “nghiệp bệnh” theo nhân quả báo ứng như sau:

1. Kiếp trước nếu sát hại nhiều lươn và ếch nên kiếp này phải mang những chứng bệnh thuộc về phổi... Nếu ai mang những chứng bệnh này thì nên phóng sinh những vật đó để giải bớt nghiệp cho mình.

2. Kiếp trước, kiếp này nếu sát hại nhiều nghêu, sò, ốc, hến, tôm, cua... thì sẽ mang những chứng bệnh thuộc về thận để trả nghiệp là chính, ngoài ra trong nhà anh em hay tranh chấp, cãi nhau.

3. Bệnh tim mạch thì sát hại nhiều loại vật có cánh.

4. Bệnh ung bướu thì sát hại những loài vật có 4 chân.

5. Những người trong con mắt lúc nào đo đỏ, những tia máu đỏ như sợi chỉ là sát hại người nhiều đời trước.

6. Hay đau khớp, nhức chân tay là do nhiều đời kiếp trước và nay sát hại loài sâu bọ côn trùng, tức là những ký sinh trùng nhỏ bé.

7. Những người da xanh mét mét nhìn có vẻ yếu đuối, mệt mỏi là do sát hại các loài rắn, rít nhiều.

Đây là những biểu hiện bệnh liên quan đến nghiệp chướng... và cũng không nằm ngoài luật nhân quả

Vì cuộc sống có nhân quả, nên mỗi chúng ta hãy bớt tham ăn uống, tu dưỡng tâm hồn, chịu khó phóng sinh, đọc kinh hồi hướng các oan gia trái chủ nhiều đời, nhiều kiếp thì bệnh nặng sẽ thành nhẹ, bệnh nhẹ sẽ tiêu trừ….










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :