WHERE IS HAPPINESS?
ĐÂU LÀ HẠNH PHÚC
Author: Đào Văn Bình
Translated by Nguyên Giác
On June 4, 2018, Kate Valentine, who co-founded the designer brand Kate Spade New York and had an estimated net worth of $200 million, hanged herself in her room, leaving a suicide note to her daughter, while her husband was in another room. This shows that success and fame do not necessarily deter depression and boredom.
The truth is that people with more success and fame will have more worries. They worry because they don't know if they can keep it like that tomorrow. What if they can't sell anything tomorrow? Then a few tens of millions of dollars invested in stocks can be lost within a few hours. When hundreds of worries come rushing in, they can lose their appetite, lose sleep, become discouraged, and then become bored and commit suicide. Oh, money and fame! Without them, people desire to get them. When they have money and fame, they become world-weary, getting bored with life. Money and fame are fragrant flowers, but beware, there is poison in their scent!
Meanwhile, recently, an American television station in California interviewed a beautiful white American girl, about 20 years old, asking why she lived a homeless life, huddled in a tense homeless area in Anaheim, Southern California. She replied that she didn't want to be bound and worried by house rent, health insurance, car insurance, and a life trapped in a job. Of course, we felt sad and sorry for this young lady; but, when asked what she thought about the future, she expressed happiness and stated that she did not want anything. The two images are quite contrasting. A woman with $200 million in her hands was so bored with life that she hanged herself. And one homeless woman said she was happy as she wandered penniless. So where is happiness?
We shall be "sleeping in the clouds" if we claim that a wealthy, powerful family with a well-matched husband and wife and accomplished children lives a life of suffering.
We will also be ignorant if we say that a person who gives up his family, wife, children, power, billions of dollars, etc. to live an ascetic life according to the Buddha's teachings is crazy or stupid.
So happiness is the choice of each person. If we are in a golden palace and find happiness, then that is happiness.
And if we give up the golden palace and the jade castle to live life like a beggar, like the Buddha in the past, and find happiness, then that is happiness.
From the above examples, we see that material things are not the only or must-have condition for a happy life. But whether you are happy or not depends on your mind.
Buddhism is a Middle Way philosophy. Buddhism neither denies nor affirms the value of material things. For the beginner Buddhists, the Buddha taught about the domination of the truth of suffering (Khổ Đế), the truth of the cause of suffering (Tập Đế), the truth of the end of suffering (Diệt Đế), and the truth of the path that leads to the end of suffering (Đạo Đế). But when teaching to the great bodhisattvas, the great persons like Avalokitesvara Bodhisattva, the Buddha said, "[For those who realized the Dharma seal of Emptiness,] there is no suffering, no cause of suffering, no end of suffering, and no path that leads to the end of suffering." (Vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo) The ultimate truth that is shown by the Buddha in the Heart Sutra is that suffering and happiness in this life are one. Thus, depending on your mind, it is suffering or unhappiness.
Take water as an example: water gives us a source of life, helps us take a fresh bath, and allows us to travel on rivers, lakes, and big seas. But that same water would be catastrophic because it could cause floods, tsunamis, and a lot of people drowning in the water. This "non-dualism" truth was also taught by the Buddha to the Bodhisattvas in the Perfect Enlightenment Sutra when the Buddha said, "Sentient beings (samsara, suffering) and Pure Land (peaceful, liberated) have the same dharma nature. Hell and heaven are the pure land."
From the Buddha's truth of "non-dualism":
- We congratulate the people of high authority who live in happiness.
- We congratulate billionaires and millionaires sitting on piles of gold and silver and feeling happy.
- We congratulate the ladies who get married to rich, luxurious husbands and feel happy.
- We congratulate the gentlemen who get married to movie actresses, singers, models, beauty queens, runner-ups, etc. who are as beautiful as fairies coming from heaven and feel happy;
- We congratulate all those who strive to rise with wisdom or with sweat and tears to achieve fame and money and see it as the most beautiful ultimate goal of life;
- We congratulate those who are enjoying wonderful pleasures with alcohol, gambling, the flesh, fine foods, and even drugs and feel happy.
However, we also admire and respect the people below.
- Those who dare to leave a billion-dollar fortune to become ordained live the reclusive life of a monk and see this as great happiness.
- Those who dare to leave their beautiful wife, wise children, and peaceful family to find a life of beggars in the Sangha, to seek happiness for themselves, and to find ways to save sentient beings, considering all sentient beings as their own family.
- The young women who have cut off their beautiful hair, gone makeup-free, and left everyday things behind enter nunneries in search of inner peace, purity, and ultimate happiness.
- Those who enter a life of poverty, honesty, and righteousness without competing with or being envious of anybody live according to the precious philosophy of "living in poverty and feeling happy with the Dharma."
But what I have said above is only a very clumsy attempt to interpret the Buddha's Highest Vehicle truth. This Supreme Truth is also the wisdom of Prajna and is also the Pure Complete Enlightenment.
No matter how we say it, the world is still full of suffering. Those who enjoy happiness are few, but those who groan because of their suffering must count billions of people. There will be a debate for thousands of years: is happiness creating material wealth and giving it to everyone, or is happiness "living in contentment and spending little" while reducing human desires? Today, a very large number are following the first choice, and a very small number are following the second.
The hanging of seals to renounce officialdom, finding high mountains and deep forests to escape from life, traveling on rivers and mountains, and reciting poems while waiting for the moon to rise by famous men and officials of the Tang dynasty must have some reason. Humanity has progressed from prehistoric times to the present to fly to Mars and the Moon, but has yet to find the answer to the question, "Where is happiness, and how do I live happily?"
We do not go to extremes to encourage a life of "avoiding society" like the famous people of the Tang Dynasty. But if we want to have a happy life without falling into a crisis like hanging or shooting ourselves in the head, we have to see that everything in this realm is impermanent, appearing there and disappearing then. We have to realize the seal of impermanence while seeing promises made and betrayed, happy marriages turning into unjust burdens, friends turning into enemies, attractive beauty today and 30 years later turning into wrinkled faces with gray hair, and words of love today and a few years from now turning into bitter words.
Therefore, when we have power, fame, money, and love, we must understand that it is like "the breeze is blowing, and the clouds are flying," that we have them now and will lose them someday, gaining there and then losing... So we must prepare for the day of empty hands, the day of loss of power, or the day of betrayal by the lover. To live like that is to live according to the Way, leisurely and freely, that is, living in this life of suffering and feeling happiness.
Finally, please remember, "Happiness and suffering are one."
Đào Văn Bình
Written in California, October 31, 2019.
.... o ....
ĐÂU LÀ HẠNH PHÚC?
Đào Văn Bình
Vào ngày 4/6/2018, nhà vẽ kiểu túi xách Kate Spade/ Kate Valentine thành công với tài sản ước lượng 200 triệu Mỹ Kim, bà đã treo cổ tự tử ở trong phòng riêng, để lại một tuyệt mệnh thư cho con gái, trong khi chồng ở một phòng khác. Điều này cho thấy “Thành công và tăm tiếng chưa chắc đã ngăn ngừa được sự buồn nản, chán đời” (Kate Spade's suicide is proof that money and fame can't deter depression).
Đúng vậy, càng thành công, càng danh vọng càng lo. Lo vì ngày mai còn giữ được như vậy không? Ngày mai hàng bán ế thì sao? Rồi vài chục triệu đầu tư vào chứng khoán có thể mất tiêu trong vòng vài tiếng đồng hồ …cả trăm thứ lo, dồn dập tới khiến mất ăn, mất ngủ, nản chí rồi đâm chán đời và tự tử chết. Ôi tiền tài và danh vọng! Không có nó thì thèm khát. Có nó rồi lại chán đời. Tiền tài, danh vọng là đóa hoa thơm ngát nhưng coi chừng trong mùi hương của nó có chất độc!
Trong khi đó, mới đây đài truyền hình Mỹ ở California có phỏng vấn một cô gái Mỹ Da Trắng khá xinh đẹp, khoảng 20 tuổi, hỏi lý do tại sao cô lại sống cuộc đời không nhà không cửa, chui rúc ở khu vô gia cư căng lều dài cả cây số ở Anaheim, Nam California như vậy? Cô trả lời rằng cô không muốn bị ràng buộc và lo lắng bởi tiền nhà, tiền bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cộ, cuộc sống không tự do khi phải đi làm…Dĩ nhiên ta bùi ngùi thương cảm cho một cuộc đời như vậy. Thế nhưng cô gái lại cảm thấy hạnh phúc và không mong muốn gì cả khi được hỏi cô nghĩ gì về tương lai. Hai hình ản thật tương phản. Một người trong tay có cả 200 triệu Mỹ Kim lại chán đời treo cổ chết. Còn một người không một đồng xu dính túi, lang thang không cửa không nhà lại thấy hạnh phúc. Như vậy hạnh phúc ở đâu?
Chúng ta sẽ là một người “ngủ trên mây” nếu chúng ta nói rằng một một gia đình giàu có, hay quyền cao chức trọng, vợ chồng xứng đôi vừa lứa, con cái thành đạt…là cuộc sống ngụp lặn trong đau khổ.
Chúng ta cũng sẽ là một người thiếu hiểu biết nếu chúng ta nói rằng một người từ bỏ cả gia đình, vợ con, quyền cao chức trọng, gia tài bạc tỷ…để theo Phật sống đời dưa muối… là điên khùng, ngu dại.
Như thế hạnh phúc là sự lựa chọn của mỗi người. Nếu chúng ta ở trong cung vàng điện ngọc mà thấy hạnh phúc… thì đó là hạnh phúc.
Còn nếu chúng ta từ bỏ cung vàng điện ngọc để sống đời như một kẻ ăn mày như Đức Phật mà thấy hạnh phúc…thì đó là hạnh phúc.
Từ những dẫn chứng kể trên chúng ta thấy vật chất không phải là điều kiện duy nhất hay ắt có để có một cuộc sống hạnh phúc. Mà hạnh phúc hay không tùy Tâm mình.
Đạo Phật là một triết lý Trung Đạo. Phật Giáo không phủ định giá trị của vật chất nhưng cũng không khẳng định giá trị của vật chất. Đối với hàng Phật tử sơ cơ Đức Phật dạy về sự thống ngự của khổ đau (Khổ Đế), nguyên do của khổ đau (Tập Đế), sự diệt khổ (Diệt Đế) và phương pháp diệt khổ (Đạo Đế). Thế nhưng khi giảng dạy cho hàng đại bồ tát, hàng đại sĩ như Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát thì Đức Phật lại nói, “Vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo”. Chân lý tối thượng của Phật trong Bát Nhã Tâm Kinh là: Khổ đau và hạnh phúc trong cuộc đời này chỉ là một. Tùy theo tâm mình mà nó là khổ đau hay bất hạnh. Lấy nước làm thí dụ: Nước cho ta nguồn sống, tắm gội tươi mát, du ngoạn trên sông hồ biển cả. Nhưng cũng chính nước đó sẽ là thảm họa vì nó có thể gây lụt lội, sóng thần và rất nhiều người chết đuối dưới nước. Chân lý “bất nhị” này cũng được Đức Phật giảng dạy cho các hàng Đại Bồ Tát trong Kinh Viên Giác khi Đức Phật nói rằng, “Chúng sinh (luân hồi, thống khổ) và quốc độ (an vui giải thoát) đều đồng một pháp tánh. Địa ngục, cung trời đều là Tịnh Độ”.
Từ chân lý Phật “không hai” hay “bất nhị” này:
-Chúng ta chúc mừng những người quyền cao chức trọng mà sống trong hạnh phúc.
-Chúng ta chúc mừng những ông tỷ phú, triệu phú ngồi trên đống vàng đống bạc mà thấy hạnh phúc.
-Chúng ta chúc mừng những cô lấy được những ông chồng giàu sang, phú quý mà thấy hạnh phúc.
-Chúng ta chúc mừng các cậu lấy được các tài tử điện ảnh, ca sĩ, người mẫu, hoa hậu, á hậu…đẹp như tiên nga giáng thế…mà thấy hạnh phúc.
-Chúng ta chúc mừng tất cả những ai cố gắng vươn lên bằng trí tuệ hay bằng mồ hôi nước mắt để đạt được danh tiếng, tiền bạc và thấy đó là mục tiêu tối hậu đẹp nhất của cuộc đời.
-Chúng ta chúc mừng cho những ai đang hưởng lạc thú tuyệt vời với rượu chè, cờ bạc, xác thịt, cao lương mỹ vị, kể cả xì-ke ma túy…mà thấy hạnh phúc.
Thế nhưng chúng ta cũng thán phục và ngưỡng mộ những ai:
-Đã dám bỏ gia tài bạc tỷ để xuất gia sống đời dưa muối và thấy đây mới là hạnh phúc tuyệt vời.
-Những người dám từ bỏ, vợ đẹp con khôn, gia đình êm ấm để tìm một cuộc sống của kẻ ăn xin trong tăng đoàn để mưu cầu hạnh phúc cho chính mình và tìm cách hóa độ chúng sinh, coi cả chúng sinh trong thế gian này như gia đình thân yêu của mình.
-Chúng ta thương cảm và ngưỡng mộ ni cô là những cô gái đã cắt bỏ mái tóc xinh đẹp của mình, sống đời không son phấn, không mỹ phẩm, không xâm trổ để vẽ lại lông mày lông mi, không mỹ viện để sửa sang sắc đẹp, thân hình để hấp dẫn phái nam và rất hãnh diện vì vẻ đẹp của mình. Ngày nay “hồng nhan” không còn “đa truân” nữa. Mà sắc đẹp là vũ khí lợi hại để thăng tiến và vinh hoa trong cuộc đời. Những ni cô/ni sư này tìm thấy cái gì đây? Phải chăng chỉ là cuộc sống nội tâm bình an, thanh tịnh và hạnh phúc?
-Sau hết, chúng ta ngưỡng mộ và cảm thông cho những ai sống cảnh đời nghèo khó mà không đua chen, ghen ghét với đời, tâm tính thảo ngay, nghèo mà lương thiện. Những người này đã theo triết lý “An bần lạc đạo” thật đáng quý.
Song những gì tôi nói trên đây chỉ là cố gắng rất vụng về để diễn giải chân lý Tối Thượng Thừa của Phật. Chân lý Tối Thượng Thừa này cũng chính là trí tuệ Bát Nhã và cũng là Viên Giác Thanh Tịnh.
Thế nhưng dù chúng ta có nói như thế nào đi nữa thì thế giới này vẫn cứ đầy rẫy khổ đau. Kẻ hưởng hạnh phúc chẳng bao nhiêu mà người rên xiết vì nỗi khồ phải kể hàng tỷ, hàng tỷ. Sẽ có một sự tranh cãi tới muôn ngàn năm nữa là: Hạnh phúc là tạo ra của cải vật chất và ban tặng của cải vật chất ấy cho mọi người. Hay hạnh phúc là “tri túc thiểu dụng”, giảm bớt những ham muốn của con người? Ngày nay một số rất đông đang đi theo con đường thứ nhất và một số rất ít đi theo con đường thứ hai.
Việc treo ấn từ quan, tìm nơi thâm sơn cùng cốc để xa lánh đời, ngao du sơn thủy, ngâm thơ vịnh nguyệt của bao danh sĩ, tể quan đời Đường …không phải không có cái lý của họ. Nhân loại tiến từ thời ăn lông ở lỗ tới du lịch Hỏa Tinh và Mặt Trăng nhưng vẫn chưa tìm ra câu trả lời, “Đâu là hạnh phúc? Và sống thế nào là hạnh phúc?”
Chúng ta không cực đoan để khích lệ một cuộc sống “yếm thế” như các danh sĩ đời Đường. Thế nhưng muốn có cuộc sống hạnh phúc mà không treo cổ hay bắn vào đầu tự sát…chúng ta phải thấy vạn vật này vốn Vô Thường- có đó rồi mất đó: Cam kết rồi bội phản, hứa rồi bội hứa, yêu nhau kết hôn rồi biến thành oan gia trái chủ, bạn biến thành thù, sắc đẹp mĩ miều hấp dẫn ngày hôm nay, ba mươi năm sau biến thành da mồi, tóc bạc, lời yêu ngày hôm nay vài năm nữa có thể biến thành lời đay nghiến.
Do đó khi chúng ta có danh vọng, tiền bạc, tình yêu thì phải hiểu rằng nó cũng như “gió thoảng mây bay”, có đó, mất đó, được đó mất đó…cho nên phải chuẩn bị cho ngày trắng tay hoặc quyền lực mất hết, hoặc người yêu phản bội. Sống như thế là sống theo đạo, tức ung dung tự tại, tức trong khổ đau mà ta có hạnh phúc.
Cuối cùng xin mọi người hãy nhớ “Hạnh phúc và khổ đau chỉ là một”.
Đào Văn Bình
(California ngày 31/10/2019)
Nguồn:
https://thuvienhoasen.org/a32893/dau-la-hanh-phuc-
.... o ....
.