Mục đích tối hậu

29/07/20235:20 SA(Xem: 2104)
Mục đích tối hậu
NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐẸP
TRONG CUỘC ĐỜI
Chân Pháp Đăng
Nhà xuất bản Phương Đông

Mục đích tối hậu

Bạn trẻ thân mến!

Mục đích tối hậu, hay điều quan tâm sâu sắc của đời bạn là gì? Bạn chọn đi con đường này để làm gì? (What is ultimate goal or deepest concern of your life? What is your purpose for chosing this path?) Trước khi chọn con đường hay bước trên con đường nào, bạn nên thận trọng hỏi lại chính mình:

– Tôi là ai? Tại sao tôi có mặt trên đời này? Tôi hiện hữu để làm gì? Tôi muốn làm gì trong cuộc đời này? Ước mơ nào sâu sắc nhất đời tôi?

Đó là những câu hỏi hóc búa, giống như những mũi kim nhọn cắm sâu vào trái tim và tâm hồn bạn suốt cả cuộc đời, và đôi lúc nó làm cho bạn cảm thấy thổn thức, trăn trở, bất an đến nhức nhối cả thân tâm. Hãy ươm các câu hỏi này vào mảnh vườn tâm linh của bạn như những hạt giống quý báu, và mỗi ngày bạn hãy chăm sóc, tưới tẩm cho chúng. Bạn tập lắng đọng tâm tư để nhìn sâu vào đất tâm mà tìm cho ra câu trả lời. Sống trong đời ai mà không có mục đích tối hậu, ước mơ sâu sắc.

Không lẽ bạn chỉ sống cho qua ngày đoạn tháng, chỉ biết ăn rồi ngủ, hưởng thụ vật chất, thỏa mãn dục vọng trần tục hay trốn chạy cuộc đời, sống hững hờ, vô cảm thôi sao! Không lẽ bạn hoàn toàn không biết gì về mối quan tâm tối hậu của đời người hay sao? Như thế thì uổng phí cả một kiếp người quá.

Các câu hỏi trên là những tiếng sấm sét đánh thức các bạn trẻ. Hãy mau tỉnh dậy. Hãy mau thức dậy. Số đông các bạn trẻ đang ngủ mơ, đang lạc lối, đang sống ương ương dở dở hoặc chìm đắm trong các nếp sống vô bổ, tuyệt vọng, chán chường, bất an, ham muốn, nghiện ngập xì ke, ma tuý, các trò chơi điện tử, mạng lưới (internet), phim ảnh không lành mạnh… Nguyễn Công Trứ (1778-1858) cũng từng có tuổi trẻ như các bạn, một lần thi sĩ đã trăn trở về đời mình:

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông

(Đi thi tự vịnh)

Nguyễn Công Trứ là một cậu học trò giỏi, có tài văn chương, nhưng cuộc thi cử của thi sĩ nhiều bề lận đận, do thế có lúc tuyệt vọng quá, thi sĩ thốt lên như sau:

Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

(Cây thông)

Đó là mục đích của thi sĩ, tức là phải có danh gì với núi sông, nghĩa là phải được làm quan to, có danh tiếng với cuộc đời.

Còn bạn thì sao? Riêng tôi, tôi đã chọn con đường xuất gia, và tôi đã đi trên con đường này một thời gian khá dài. Tôi đã nói là tôi không ca ngợi con đường xuất gia, nhưng nó hợp với đời tôi, nó đáp ứng được ước mơ, lý tưởng, hoài bão của tôi.

Cõi hiện tại chưa bao giờ rời xa bạn. Nắng ấm luôn gọi mời, sưởi ấm da thịttâm hồn bạn. Trời xanh là bao la của bạn.




Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…