Dấu ấn Làng Mai

29/07/20238:29 SA(Xem: 1711)
Dấu ấn Làng Mai
NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐẸP
TRONG CUỘC ĐỜI
Chân Pháp Đăng
Nhà xuất bản Phương Đông

Dấu ấn Làng Mai

Bạn trẻ thân mến!

Theo tinh thần cởi mở, bao dung của đạo Bụt, Sư Ông Làng Mai đã trình bày và thuyết giảng giáo lý của Bụt theo một tinh thần mới mẻ, thực tế, gần gũi, dễ hiểu với ngôn ngữ sáng tỏ và trẻ trung.

Đọc những cuốn sách Phật học của Sư Ông, ai cũng thích. Cách trình bày thật là nhẹ nhàng, trong sáng, thực dụng, dung chứa nhiều chất liệu nhân văn, thi ca và khoa học. Những giáo lý uyên thâm, hóc búa như Duy biểu, Tánh không, Vô tướng, Không sinh không diệt… được Sư Ông diễn bày bằng loại ngôn từ đơn giản và những ví dụ thực tế, dễ hiểu.

Làng Mai cũng như các bộ phái, đều có chủ trương riêng, và ai cũng muốn chủ trương của mình gần gũi với giáo lý nguyên thủy của Bụt, ai cũng muốn mình trở thành tri kỷ của Bụt. Đây là chủ trương của Làng Mai, mà Sư Ông gọi là dấu ấn Làng Mai. Hai trăm năm nữa, ai giữ được các dấu ấn này, thì người ấy là con cháu đích thực của Làng Mai.

  1. Hiện pháp lạc trú
  2. Đã về đã tới
  3. Đi như một dòng sông
  4. Thời đế tương tức
  5. Sát Na dị thục.

 

1. Hiện pháp lạc trú là dấu ấn đầu tiên, nghĩa là sống hạnh phúc trong giây phút hiện tại. Đây là phương pháp thực tập, nghệ thuật sống chứ không phải định nghĩa về thực chất của hiện tại. Có người vừa mới nghe sống hạnh phúc trong giây phút hiện tại thì phản ứng liền, bởi người ấy đang trải nghiệm nhiều khổ đau trong hiện tại. Điều này cũng dễ thông cảm thôi. 

Sự thật hiện tại này là sự sống linh động đang diễn biến từng giây từng phút, như bông hoa đang nở, gió đang vi vu, trăng đang sáng, chim đang ca… Chữ quan trọng là lạc trú, nghĩa là sống hạnh phúc. Do thế, hạnh phúc là khả năng sống (a skill of living) chứ không phải là hiện tại như một đối tượng tìm cầu. Khi tâm an trú thật sự với thân trong sự sống, không còn có những vọng động, những thôi thúc, những bức bách nữa thì làm gì còn có khổ đau. Khổ đau còn hiện hữu, bởi vì tâm bạn đang giao động, bất an, lên xuống, tìm cầu, mong đợi… Đưa tâm về với thân trong giây phút hiện tại là định nghĩa nòng cốt của chánh niệm. Nói như thế thì dễ, nhưng đời sống thực tế, tâm bạn thường hay rong ruổi, trôi lăn, vọng động. Chính tâm này làm cho đời bạn bảy chìm, tám nổi, chín long đong.

Sự sống đang ẩn hiện, thay đổi, đổi thay từng phút giây. Kinh Kim cương diễn tả sắc như mộng, huyễn, bào, ảnh… Sự sống có những mầu nhiệm không ngừng hát ca, có nguồn bí ẩn thì thầm mời gọi. Vì có sự đổi thay trong từng phút giây nên sự sống có lên xuống, chìm nổi, bệnh tật, vui buồn, sinh diệt… Nếu biết an trú trong hiện pháp, bạn sẽ nhận diện được sự mong manh, đổi thay trong từng giây từng phút. Bạn không bị chúng làm thất điên bát đảo nữa, trái lại bạn biết trân quý sự sống của chính mình và của người thương. Càng an trú, bạn sẽ có cơ hội đi sâu vào lòng thực tại để hiểu được bản chất thật sự của sự sống, do đó bạn chuyển hóa tất cả u mê, ngu dốt, nguồn gốc của mọi khổ đau, lo âu, sợ hãi.

Chính bạn là một biểu hiện mầu nhiệm ấy, và sự sống của bạn là nguồn bí mật ngàn đời chưa một lần khám phá. An trú trong hiện tại, bạn trở về với bạn, tiếp xúc với sự sống mầu nhiệm, và từ từ bạn khám phá ra được kho tàng bí ẩn đã chôn vùi trong chiều sâu tâm thức của bạn.

2. Đã về đã tới là dấu ấn thứ hai của Làng Mai. Đã về đã tới không phải là giáo lý mới mà chính là giáo lý vô đắc, vô cầu, vô nguyện trong đạo Bụt Đại thừa. Vô đắc là không có chứng đắc, bởi đâu có gì để chứng đắc. Bông hoa đã nằm sẵn trong hạt hoa rồi, bông hoa không cần phải đi tìm hoa. Cây bắp đã có sẵn trong hạt bắp rồi, cây bắp không cần phải trở thành cái gì hết. Bạn đã có Phật tính rồi, bạn không cần phải trở thành Phật. Cha có mặt trong con, thầy có mặt trong trò, ngày có sẵn trong đêm, ánh sáng có mặt trong bóng tối, sen có mặt trong bùn, hoa có mặt trong rác… Đã về đã tới còn gọi là vô sở đắc. Đã về đã tới nghĩa là không chạy nữa, không tìm cầu nữa, không mong đợi nữa. Đã về đã tới là tâm an trú trên mỗi phút giây, mỗi hơi thở, mỗi bước chân.

Tự do đã có sẵn rồi, hạnh phúc đã có sẵn rồi, Phật tính đã có sẵn rồi, mà cái gì có sẵn thì cần gì phải chứng đắc, cần gì phải mong cầu. An lạc, tự do ở trên mỗi bước chân chứ đâu có ở nơi nào đó hay ở cuối con đường mà mong cầu. An lạc, tự do là khả năng sống (a skill of living), chứ không nằm ở đâu cả, không phải cái gì cả.

Đã về đã tới là sống dậy, thức dậy, dừng lại, tiếp xúc, sống thật. Uống nước là uống nước thôi, không mong cầu gì, không suy nghĩ gì. Ngay đây, bạn không những mến được vị ngọt của nước mà nếm được tự do, hạnh phúc liền. Dấu ấn này tiếp nối dấu ấn hiện pháp lạc trú mà thôi.

3. Đi như một dòng sông là dấu ấn thứ ba, tức là sống với nhau, có cùng nếp sống, lý tưởng, con đường, giấc mơ. Đi như một dòng sông là thực tập sống trong tăng thân theo tinh thần vô ngã. Tăng thân là dòng sông, và mỗi thành viên là một giọt nước. Vô ngã là không có một thực thể có thể tồn tại riêng biệt. Giọt nước này cần giọt nước kia, giọt nước này thúc đẩy giọt nước kia, giọt nước này kề cận giọt nước kia để tạo thành dòng sông linh động. Cũng giống như một cơ thể có vô số tế bào, và các tế bào hoạt động, truyền thông, chung sống với nhau để tạo thành sự sống của một con người.

Bạn là giọt nước, do thế giọt nước cần dòng sông. Không có dòng sông, giọt nước không thể tồn tại, nó dễ bị bốc hơi và nó không thể nào trôi về biển cả. Bạn là một con người, nên bạn cần gia đình, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, cỏ cây, hoa lá, dòng sông, trái đất, mặt trời, và muôn loài… Bạn không thể tồn tại riêng biệt.

4. Thời đế tương tức là dấu ấn thứ tư. Thời là ý niệm về thời gian. Đạo Bụt nói về ý niệm tam thời, tức là quá khứ, hiện tại và tương lai. Đế nghĩa là sự thật. Đạo Bụt nói tới hai sự thật, tức là sự thật tương đốisự thật tuyệt đối.

Theo dấu ấn này, Làng Mai chủ trương cả ba thời gian và hai sự thật đều tương tức, nghĩa là thời giansự thật cùng có mặt trong nhau. Tương là cùng. Tức là có mặt. Hiện tại có mặt nơi quá khứ và trong tương lai. Nhìn vào hiện tại, bạn thấy dấu tích của quá khứ và mầm mống của tương lai. Nhìn vào hạt bắp, bạn thấy trái bắp mùa xuân trước và cây bắp con trong tương lai. Đó là cái thấy tương tức, trong nhau, là nhau, một cái thấy vượt thoát ý niệm cục bộ của thời gian.

Thời gian như thế, sự thật như thế và tất cả mọi hiện tượng trong sự sống cũng đều như thế. Nhìn vào sự thật tương đối, bạn thấy sự thật tuyệt đối. Nhìn vào con, bạn thấy cha. Nhìn vào trò, bạn thấy thầy. Nhìn vào rác, bạn thấy hoa. Nhìn vào ly nước, bạn thấy đám mây, dòng sông.

5. Sát na dị thục là dấu ấn thứ năm của Làng Mai. Dị thục là chín mùi của mọi hiện tượng trong sự sống. Sát na là đơn vị thời gian ngắn nhất. Sát na dị thục là sự chín mùi xảy ra trong sát na, nghĩa là sự chín mùi liên tục, từng giây từng phút.

Trái cam không phải chín trong mùa hè, mà nó đã chín trong từng sát na. Trái cam đã chín từ khi nó còn là hoa cam, nó trở thành trái cam xanh non bé nhỏ, nó lớn lên từ từ. Bởi con mắt không thấy sự chín mùi ấy nên đợi khi nó vàng bạn gọi trái cam chín, nhưng sự thật trái cam chín từng sát na, từng giây từng phút. Đứa bé gái tuy mới sinh ra nhưng nó đã có phẩm chất của một bà mẹ. Nó là đứa bé mà nó cũng là mẹ. Tu tập cũng vậy. Mỗi hơi thở là có niềm vui, có tự do ngay. Mỗi bước chân là dừng tâm ý, nếm thảnh thơi liền. Sự chín mùi của tu tập xảy ra từng sát na.

Dị thục không phải là vấn đề thơi gian. Nó chín ngay, chín trong trứng nước, chín trong từng sát na. Dấu ấn này đi đôi với dấu ấn Đã về đã tới.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.