Chủ Nhà - Playing Host (Song ngữ Vietnamese-English)

10/10/20235:53 SA(Xem: 1864)
Chủ Nhà - Playing Host (Song ngữ Vietnamese-English)

CHỦ NHÀ
Ajahn Lee Dhammadaro
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.

***

27 Tháng Chín, 1956

Ajahn Lee DhammadaroKhi ngồi thiền, hãy tự nhủ rằng thân này giống như ngôi nhà của bạn. Khi lặp lại từ buddho với hơi thở, giống như mời một vị sư, một người khách vào nhà của bạn. Khi đó, bạn phải làm gì để được coi là có cách hành xử tốt?

1)         Phải chuẩn bị một nơi cho khách ngồi.

2)         Phải cúng dường/mời dùng thực phẩm, hoặc nước uống.

3)         Phải tiếp chuyện với khách.

Trong thiền, khi "chuẩn bị một nơi để ngồi xuống" có nghĩa là nghĩ bud- với  hơi thở vào, và dho- với hơi thở ra. Nếu như chúng ta chánh niệm để suy nghĩ theo cách này thì chữ buddho sẽ luôn đi theo hơi thở. Bất cứ khi nào chúng ta phóng tâm ra khỏi hơi thở, thì giống như ta đã rạch một đường dao vào chỗ ngồi mà ta đã chuẩn bị cho khách của mình. Và đừng quên rằng trước khi chuẩn bị chỗ ngồi cho khách, bạn phải quét sạch nơi đó. Nói cách khác, khi mới bắt đầu, bạn nên hít vào dài và sâu, rồi để hơi thở đi ra hết, hai hoặc ba lần như thế. Sau đó, bạn dần dần để cho hơi thở trở nên nhẹ nhàng hơn, từng chút một, cho đến khi nó vừa đủ để bạn theo dõi một cách thoải mái. Đừng để nó trở nên yếu hơn hoặc mạnh hơn mức vừa phải. Sau đó, bạn bắt đầu kết hợp buddho với hơi thở vào và ra. Khi bạn làm điều này, là khách đã sẵn sàng để bước vào nhà bạn. Hãy bám sát theo khách.  Đừng lẩn trốn đi bất cứ nơi nào khác. Nếu tâm trí của bạn chạy trốn. Nếu tâm trí của bạn chạy đến với các khái niệm bên ngoài của quá khứ hoặc tương lai, thì giống như bạn đã bỏ khách mời lại nhà, mà chạy đi nơi khác - đó thực sự là một cách hành xử không lịch sự.

Khi khách ngồi xuống chỗ đã soạn sẵn cho họ, bạn phải mời khách món ngon, nước mát, rồi trao đổi với khách những đề tài hấp dẫnThức ăn ngon ở đây là sự tác ý, là sự tiếp xúc giác quan và là ý thức. Thực phẩm tác ý là cách bạn điều chỉnh hơi thở để khiến nó thoải mái cả thân tâm. Thí dụ, bạn quán sát để xem loại hơi thở nào tốt và loại nào xấu, cho thân. Loại thở vào nào cảm thấy dễ dàng? Loại thở ra nào cảm thấy dễ dàng? Thở vào nhanh và thở ra nhanh, có tốt không? Hay thở vào chậm, thở ra chậm tốt hơn? Bạn phải thử nghiệm và sau đó nếm thử thức ăn bạn đã chuẩn bị. Đây là loại thực phẩm dành cho tâm. Đây là lý do tại sao tác ý trụ nơi hơi thở được coi là thức ăn của tâm. Khi bạn điều chỉnh hơi thở đến mức cảm thấy thoải mái, thứ lớp, nó sẽ tạo ra cảm giác no. Đó là khi bạn có thể nói rằng bạn đã cung cấp cho khách thức ăn ngon, bổ dưỡng. Khi ăn xong, khách/nhà sư sẽ tụng bài kinh phước lành vì sự an toànhạnh phúc của bạn, để bạn thoát khỏi sự khổ thân và khổ tâm.  Vì sức mạnh của Đức Phật giúp ta thoát khỏi đau khổ.  Nói cách khác, khi bạn đã điều chỉnh hơi thở đúng cách, những cơn đau nơi thân sẽ biến mất. Dầu có thể có một số không biến mất, chúng cũng không ảnh hưởng đến tâm. Đối với nỗi đau nơi tâm, tất cả sẽ biến mất. Tâm sẽ bình lặng.  Khi tâm bình lặng, nó sẽ tự tại - yên tĩnh, bừng sáng.

Có câu nói, sức mạnh của Pháp hoại diệt những hiểm nguy: các hình thức khác nhau của Ma vương đến để quấy rầy thân, chẳng hạn như những cơn đau của các uẩn, tất cả sẽ biến mất. Tâm sẽ thoát khỏi những nguy hiểm và thù hận.

Cũng có câu nói, sức mạnh của Tăng đoàn hoại diệt bệnh tật: tất cả các bệnh khác nhau của tâm - buồn phiền, than vãn, đau đớn, khổ nãotuyệt vọng - sẽ biến mất. Như thế, một khi bạn đã mời khách vào nhà, cung cấp thức ăn ngon, nhà sư/khách sẽ ban cho bạn ba loại phước lành: bạn sẽ thoát khỏi đau đớn, khỏi nguy hiểm và bệnh tật. Đây là một phần phước lành mà khách viếng sẽ tặng cho bạn. Nhưng nếu, khi khách vào nhà, mà bạn chạy ra ngoài - nói cách khác, nếu bạn quên hơi thở hoặc phóng tâm đến những vấn đề bên ngoài – thì thật bất lịch sự, và sẽ khiến khách lúng túng. Như thể bạn đã mời khách vào nhà nhưng quên chuẩn bị bữa ăn cho khách. Vì vậy, nếu bạn không thực sự tác ý đến hơi thởkhông thật sự chào đón khách vào nhà, thì bạn sẽ không nhận được loại phước lành này.

Giai đoạn cuối cùng của việc mời khách vào nhà là tiếp chuyện với khách.  Sau khi khách đã xong bữa thì bạn trò chuyện với khách.  Điều này tượng trưng cho những phẩm chất của sự tác ý, đánh giá, khinh an, hỷ lạcnhất tâm. Bạn kết nối tất cả sáu loại năng lượng hơi thở trong thân để tất cả hòa quyện vào nhau - như khi bạn kết nối đường dây điện thoại. Nếu đường dây kết nối tốt, bạn có thể nghe thấy từ khắp cả mọi nơi.  Ngược lại, nếu kết nối bị gián đoạn, bạn không thể nghe cả người hàng xóm kế bên.  Vì thế, khi bạn giữ cho đường dây kết nối tốt, bạn có thể nghe thấy bất cứ điều gì được nói ở bất cứ đâu. Như vậy, khi tâm ở tầng thiền đầu tiên, thì giống như nhà sư/khách và bạn đang trao đổi chuyện trò với nhau.   Và tất cả đề tài được trao đổi đều là Pháp.  Điều này sẽ khiến tâm trạng bạn thoải mái. Thời gian trôi qua, bạn cảm thấy hoan hỷ đến độ bạn không cảm thấy muốn ăn. Đây là sự khinh an: cơ thể không cảm thấy đói. Đồng thời, tâm không bị quấy nhiễu, do đó tâm cảm thấy hỷ lạc. Bất cứ bạn có được cảm giác hỷ lạc nơi nào, hãy tiếp tục để tâm đến điểm đó: đây là sự nhất tâm.

Khi bạn chào đón nhà sư/khách đến nhà theo cách này, họ sẽ tiếp tục đến thăm bạn. Dầu bạn đi đâu, họ cũng có thể liên lạc với bạn. Ngay cả khi bạn đang ở trên núi hoặc chốn rừng sâu hoang dã, họ vẫn có thể giúp đỡ bạn bằng mọi cách.

 

Diệu Liên Lý Thu Linh

9/2023

(Lược dịch từ PLAYING HOST, sách Starting Out Small: A Collection of Talks for Beginning Meditators - Bắt đầu Từ Việc Nhỏ: Sưu tập các bài Pháp dành cho thiền sinh mới).


Playing Host 
September 27, 1956

When you sit and meditate, tell yourself that your body is like your home. When you repeat the word buddho in with the breath, it's like inviting a monk into your home. When people invite a monk into their home, what do they do in order to qualify as having good manners? 1) They have to prepare a place for him to sit down. 2) They provide him with good food or drinking water. 3) They have to converse with him.

When we meditate, "preparing a place to sit down" means thinking bud- in with the in-breath, and dho out with the out. If we're mindful to think in this way, the word buddho will always stay snug with the breath. Whenever our thinking slips away from the breath, it's as if we put a rip in the seat we're preparing for our guest. And don't forget that before you prepare a seat, you first have to sweep the place clean. In other words, when you first start out, you should breathe in long and deep and then let the breath come all the way out, two or three times. Then you gradually allow the breath to grow lighter, bit by bit, until it's just enough for you to follow comfortably. Don't let it grow any weaker or stay any stronger than just right. Then you start combining buddho with the in-and-out breath. When you do this, your visiting monk will come into your home. Now make sure that you stay with him. Don't go running off anywhere else. If your mind runs off to hang around with external concepts of past or future, it's as if you've run away from the monk you've invited into your home — which is really bad manners.

Once the monk has sat down in the seat you've prepared for him, you have to give him some good food or water, and then find good things to converse with him. The good food here is the food of intentions, the food of sensory contact, and the food of consciousness. The food of intentions stands for the way you adjust the breath so as to make it comfortable both for the body and for the mind. For instance, you're observant to see which kind of breathing is good for the body, and which kind is bad. What kind of in-breathing feels easy? What kind of out-breathing feels easy? Does it feel good to breathe in fast and out fast? How about in slow and out slow? You have to experiment and then taste the food you've prepared. This is one kind of food for the mind. This is why being intent to stay with the breath is called the food of intention. When you adjust the breath to the point where it feels comfortable and in good order, it'll give rise to a sense of fullness and ease. That's when you can say that you've provided your visiting monk with good, nourishing food. When he's finished his meal, he's going to chant blessings for the sake of your well-being and happiness, so that you'll be free from pain and suffering. Or, as the saying goes, the power of the Buddha gets rid of suffering. In other words, when you've adjusted the breath properly, the pains in the body will disappear. Even though there may be some that don't disappear, they don't impinge on the mind. As for pain and suffering in the heart, that will all disappear. The mind will cool down. When it cools down, it'll be at its ease — quiet, blooming, and bright.

And as for the saying, the power of the Dhamma gets rid of dangers: the various forms of Mara coming to disturb the body, such as the pains of the aggregates, will all vanish. The mind will be free from dangers and animosities.

And as for the saying, the power of the Sangha gets rid of disease: all the various diseases in the mind — sorrow, lamentation, pain, distress, and despair — will disappear. This way, once you've invited this monk into your home and provided him with good food, he's going to give you three kinds of blessing: you escape from pain, from danger, and from disease. This is part of the blessing that your visiting monk will give you. But if, when you've invited a monk into your home, you go running off outside — in other words, if you forget the breath or go hanging around with external thoughts — it's really impolite, and the monk is going to be put to difficulties. It's as if you had invited him into your home but had forgotten to prepare his meal. So if you aren't really intent on the breath and don't really welcome your monk into your home, you won't get this kind of blessing.

The last part of inviting your monk into your home is to converse with him. Once he's eaten his fill, you talk with him. This stands for the qualities of directed thought, evaluation, rapture, pleasure, and singleness of preoccupation. You connect all six types of breath energy in the body so that they all flow into one another — as when you put up a telephone line. If the line stays in good shape, you can hear what they say all over the world. But if the line is cut, you can't get word of what they're saying even in Bangkok just down the road. So when you keep your line in good shape, you can hear anything being said anywhere at all. When the mind stays in the first jhana this way, it's as if your visiting monk is talking with you, and you're talking with him. And the things you're talking about are all Dhamma. This puts you in a good mood. As time passes, you feel so good that you don't even want to eat. This is rapture: the body feels full. At the same time, the mind is free from disturbances and so feels pleasure. Wherever you get a sense of pleasure, you keep staying interested in that point: this is singleness of preoccupation.

When you welcome your visiting monk in this way, he's going to keep coming to visit you. No matter where you go, he'll be able to reach you. Even if you're staying in the mountains or forest wilderness, he'll be able to give you whatever help you need.

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.