Việc Nhân Nghĩa Cốt Ở An Dân

19/11/20233:39 SA(Xem: 1370)
Việc Nhân Nghĩa Cốt Ở An Dân
VIỆC NHÂN NGHĨA CỐT Ở AN DÂN
Thiện Quả Đào Văn Bình

binh ngo dai caoÔn cố tri tân tức ôn lại chuyện cũ để hiểu chuyện mới. Chuyện cũ là kho tàng kinh nghiệm cho đời sau. Tất cả mọi hưng-phế của đất nước đều do người chứ không phải do Trời hoặc do Thần Linh. Vào năm 2018, đất nước Venezuela hỗn loạn, có tới hai chính phủ và ngoại bang xâu xé, chưa biết tương lai đi về đâu, rồi tới nước Pháp.

Theo AP ngày 1/12/2018,  “Cuộc bạo động lớn nhất trong 50 năm của Pháp bao trùm lên trung tâm thủ đô Paris khi các người biểu tình mặc áo vét vàng đốt xe, đập phá cửa kính, ném đá vào cảnh sát, hôi của và dùng sơn màu bôi bẩn lên Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe). Các người biểu tình phản đối việc tăng thuế và giá sinh hoạt cao đã đụng độ với cảnh sát chống biểu tình và chính phủ đã đóng cửa một số khu vực du lịch nổi tiếng, bắn lựu đạn cay và súng nước để dập tắt tình trạng kinh hoàng trên đường phố. Một số người biểu tình đã yêu cầu Ô. Macron từ chức. Từ thượng đỉnh G-20 tại Á Căn Đình, Tổng Thống Emmanuel Macron lên án cuộc bạo động và nói rằng những ai tấn công cảnh sát và phá hoại Khải Hoàn Môn sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của họ và sẽ triệu tập phiên họp khẩn cấp của nội các vào ngày 2/12/2018.

Tính tới ngày 9/12/2018 cho biết con số bị bắt đã lên tới 1700 và con số bị thương là 263 và Ô. Macron đã tới thăm Khải Hoàn Môn (một thắng cảnh của Pháp) bị xịt sơn, vẽ bậy và dự tính ban hành tình trạng khẩn cấp. Trung tâm Paris trông giống như một thành phố bị tàn phá, thiêu đốt bởi chiến tranh. Tổng Thống Macron đã đứng trước áp lực của cảnh sát yêu cầu gửi quân đội tới trợ giúp để bảo vệ thủ đô Paris vì cảnh sát nói rằng đây có thể là tiền đề cho một cuộc cách mạng (tức lật đổ). Và mặc dầu có sự bạo động của người biểu tình, theo thăm dò, có khoảng 72%  dân Pháp ủng hộ phong trào, yêu cầu dẹp việc tăng thuế săng dầu và phục hồi đánh thuế trên nhà giàu mà Ô. Macron đã hủy bỏ. Cuối cùng thủ tướng Pháp phải tuyên bố tạm ngưng tăng thuế lương thực và thuế nhiên liệu trong sáu tháng để thoa dịu phong trào xuống đường. Thế nhưng phe Áo Vét Vàng (Áo Gi-lê Vàng) không chịu và nói rằng quá nhỏ bé và quá trễ đồng thời đe dọa cùng nông dân tiếp tục xuống đường và đòi Ô. Macron từ chức. Rồi vào ngày 8/12/2018 cuộc biểu tình tái phát khiến cảnh sát phải bắn lựu đạn cay để giải tán. Các địa điểm nổi tiếng như Tháp Eiffel, Viện Bảo Tàng Louvre, Nhà Hát Opera đều phải đóng cửa. Khoảng 89,000 cảnh sát đã được huy động để đối phó với các cuộc biểu tình.

Trong khi đó theo The Telegraph, được kích thích bởi cuộc biểu tình của người áo vàng của Pháp, tại Brussel, Bỉ khoảng 300 người đã biểu tình gần tòa nhà của Liên Hiệp Âu Châu để phản đối việc tăng gia săng dầu, 60 người bị bắtmang theo dao dọc thùng (box-cutters), bom khói, bình ga và đốt xe cảnh sát.

            Biểu tình bạo động là điều không thể chấp nhận. Thế nhưng thực tế trớ trêu là, nếu không bạo động thì chính quyền nhiều khi chẳng thèm lắng nghe. Tổng thống do dân bầu lên. Nhưng khi làm tổng thống rồi lại lắng nghe các ông  tỷ phú và tập đoàn tư bản kếch xù và quên mất người dân. Ô. Macron - vốn là nhà đầu tư ngân hàng, bị tố cáo kiêu ngạo, xa rời quần chúng và là tổng thống của nhà giàu. (He is an arrogant and out of touch “president of the rich”Trong khi Ô. Macron đặt hết tâm trí vào việc ký giả Khashoggi người Saudi Arabia của tờ Washington Post bị giết thì người dân lại chẳng quan tâm tới vấn đề này mà họ lo lắng, bất mãn vì túi tiền và cuộc sống khó khăn của họ. Trong thông điệp quốc dân ngày 10/12/2018, Tổng Thống Macron cuối cùng đã phải nhận trách nhiệm gây ra sự phẫn nộ vì đã không lắng nghe nguyện vọng của người dân bình thường.

            Xin nhớ cho tổng thống chưa phải là tinh hoa của đất nước mà nhiều khi vì đối thủ quá yếu kém, nhờ thủ đoạn hoặc gặp thời mà nên danh phận. Cho nên thắng cử để trở thành tổng thống, thủ tướng dễ. Còn biết lãnh đạo đất nước mới khó. Rất nhiều ông/bà thủ tướng trong chế độ đại nghị, nhậm chức được vài ba tháng rồi phải  từ chức, về vườn.

Cẩm nang của lãnh đạo khôn ngoan là lo cho dân trước, còn những chuyện “trên trời dưới biển” tính sau. Trong nước rối beng thì bụng dạ đâu lo chuyện thế giới? Chính vì thế mà lời di huấn của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo là cẩm nang ngàn đời cho các nhà lãnh đạo, “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân”.

An được lòng dân, tạo cho dân một cuộc sống yên bình để mưu cầu hạnh phúc chính là lãnh tụ thiên tài. Mà muốn “an dân” thì phải tránh những hảnh động sau đây:

-Bản thân lãnh đạo bất chính, dung túng cho gia đình, gian thần lộng hành, tham nhũng khiến đảo điên luật pháp, dân chúng oán than. Rất nhiều chính quyền xụp đổ vì dân xuống đường biểu tình chống tham nhũng. Rất nhiều thủ tướng, tổng thống sau khi mãn nhiệm kỳ, vào tù chỉ vì tham nhũng- nhiều nhất ở Nam Hàn, Mã Lai, Nam Dương và Hồi Quốc (Pakistan). Năm 2021, cựu tổng thống Pháp Sarkozy bị ba năm tù vì tội tham nhũng.

-Không sử dụng nhân tàisử dụng gia nô, gian thần tâng bốc khiến đất nước mù lòa, đi vào con đường sai trái.

-Nội bộ, đảng phái đấu đá nhau, khiến dân chúng chia rẽ, hoang mang, không biết đất nước đi về đâu. Cùng một quốc gia nhưng trở thành kẻ thù chỉ vì theo hai đảng khác nhau. Ở Mỹ này, vợ chồng bất hòa chỉ vì bà ủng hộ Cộng Hòa, còn ông ủng hộ Dân Chủ.

-Dành đặc quyền, đặc lợi cho một thành phần dân chúng, một sắc tộc, một tôn giáo nào đó khiến thành phần còn lại bất mãn tạo hận thù, chia rẽ.

-Ban hành những đạo luật khắt khe, vô lý khiến người dân đau khổ, oán than.

-Tăng thuế, nhất là thuế săng dầu khiến ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt kinh tế và đời sốngngày xưa gọi là sưu cao thuế nặng.

-Phớt lờ những khiếu nại chính đáng của người dân. Ngày xưa các bậc minh quân cho phép người dân được tới hoàng thành, đánh trống kêu oan.

-Tội phạm xã hội lan tràn là dấu hiệu suy yếu của đạo đức, chính quyền bất lực hoặc cơ quan an ninh, cảnh sát dung túng…là đầu mối phá vỡ luật pháp quốc giađưa tới “Luật Rừng”, phá tan đất nước.

-Quá nặng về ngân sách quốc phòng  khiến các phúc lợi của người dân như  y tế, giáo dục bị hy sinh, học phí, bảo hiểm y tế gia tăng. Ngân sách quốc phòng của các cường quốc thường rất cao vì muốn khống chế nhân loại. Cho nên đất nước bề ngoài phát triển như vậy nhưng kinh tế và đời sống của người dân vô cùng khó khăn.

-Lãnh đạo không giữ gìn mồm miệng, phát ngôn bừa bãi khiến dân chúng, nội các hoang mang và làm mất thể diện quốc gia.

-Không có chính sách đối ngoại khôn khéo, lôi đất nước vào những “liên minh” những cuộc chiến phi lý chỉ gây tổn hại cho đất nước. Chiến tranh một năm… mười năm chưa hồi phục.

-Lãnh đạo đất nước cần tránh can dự, bình phẩm, lên tiếng dạy đời những chuyện “ruồi bu” của thế giới. Cũng không nên nói theo các siêu cường là quan thầy của mình. Báo chí, các nhà bình luận muốn nói gì thì nói, nhưng lãnh đạo không thể nói. Thế giới này luôn luôn biến động, hết chuyện này tới chuyện kia. Chuyện gì cũng lên tiếng, phản đối…chỉ mất lòng bè bạn và điên lên mà chết. Ngày nay thế giới quá nhỏ hẹp và nguy hiểm. Khắp đại dương đều có tầu ngầm, hàng không mẫu hạm, khu trục hạm, máy bay ném bom chiến lược bay thường trực trên bầu trời. Hỏa tiễn nguyên tử, hỏa tiễn liên lục địa nhiều  đếm không xuể…cho nên chính sách ngoại giao khôn khéo là chiến lược hàng đầu để giữ yên đất nước. Thêm bạn, bớt thù là chính sách ngoại giao tốt nhất.

-Trong các cuộc thương thảo song phương, lãnh đạo phải bày tỏ tinh thần “độc lập tự chủ”, bảo vệ quyền lợi của đất nước. Không được tỏ ra mềm yếu trước đối phương. Rất nhiều chính quyền xụp đổ chì vì những hiệp ước mà người dân cho rằng đã “bán rẻ” quyền lợi quốc gia.

-Lãnh đạo thiên tài là làm thế nào để người dân tin vào mình. Tối kỵ là làm bậy, làm sai rồi ra sức biện minhđổ lỗi cho người dân. Lãnh đạo giỏi là lãnh đạo có khả năng thuyết phục người dân. Thuyết phục  người dân không có nghĩa là mị dân. Mị dân là hứa hẹn những điều không thể nào thực hiện được.

-Lãnh đạo sáng suốt (minh quân) là thấy sai thì sửa chữa. Hôn quân ám chúa là không thấy mình sai hoặc thấy sai rồi lại không sửa chữa khiến người dân phẫn uất, đứng lên lật đổ. Sửa chữa một điều sai trái - đối với chính quyền không phải là điều xấu hổ - mà chính là thu phục nhân tâm.

-Sau hết, dù luật pháp, tòa án có nghiêm minh thế nào đi nữa, đất nước vẫn cần có đạo đức. Người dân ở bất cứ nơi nào cũng có những thành phần gian dối, qua mặt luật pháp, lường đảo nhau. Cho nên một lãnh đạo khôn ngoan và thật sự yêu nước là phải xây dựng một nền tảng đạo đức cho dân tộc. Một đế quốc hay siêu cường hùng mạnh cũng  sẽ xụp đổ nếu người dân sống vô đạo đức. Một nước nhỏ vẫn tồn tại vững vàng nếu người dân sống có đạo đức. Những nền tảng căn bản của đạo đức của mọi thời đại gồm cóTrọng phápthật thà, tinh thần trách nhiệm và tấm lòng thiện nguyện, vô tư. Cho nên lãnh đạo đi khắp nơi, không phải chỉ để trình bày những kế hoạch của quốc gia, mà còn tạo một diễn đàn để quảng bá nền tảng đạo đức cho toàn dân.

Tóm lại, người dân ở đâu cũng vậy, họ chỉ mong cầu một cuộc sống yên bình để làm ăn, sản xuất, cho con cái ăn học, du lịch, vui chơi, giải trí. Người dân chẳng muốn xuống đường biểu tình, đốt phá, ném đá vào cảnh sát làm gì. Nhưng tức nước vỡ bờ. Ngày xưa các vị vua Việt Nam có buổi tế lễ cầu “Quốc Thái Dân An” để “sửa mình” là như vậy.

            Trong Kinh Bổn Sinh (Jàkata), Đức Phật nêu ra 10 phẩm chất cần có của một lãnh đạo quốc gia để trị vì tốt đất nước, gọi là Thập Vương Pháp (Thư Viện Hoa Sen) đó là:

1-Phải có khí độ rộng lượng, cao thượng, vì dân chúng chứ không vì bản thân;

2-Sống đạo đức và hướng dẫn dân chúng sống đạo đức;

3-Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân cho dân, cho nước;

4-Trung thực và liêm khiết, công bình, chính trực;

5-Nhân từ, đức độ, có hành vi, cách cư xử nhu hòa, từ ái đối với mọi người;

6-Sống thanh cao, giản dị, không thù oán, tị hiềm;

7-Thực thi bất bạo động, không làm tổn hại bất cứ ai;

8-Có lòng kiên trì, nhẫn nại;

9-Lấy lòng dân làm gốc, đưa ý dân lên hàng đầu;

10-Tôn trọng sự hòa hợp trong nội bộ quốc gia và hòa bình thế giới. Đây không chỉ là những phẩm chất một vị vua cần có, mà còn là những phẩm chất của người đứng đầu chính phủ và lãnh đạo các bộ, các ngành thuộc bộ máy nhà nước cần phải có.

            Còn trong Kinh Kutadanta (Trường Bộ Kinh), Đức Phật chủ trương phát triển kinh tế, thay vì dùng quyền lực, để xóa giảm tội phạm. Triều đình phải biết sử dụng các nguồn tài nguyên để cải thiện điều kiện kinh tế trong nước. Họ phải biết phát triển nông nghiệp và thôn quê, trợ giúp giới buôn bán, cung cấp lương bổng đầy đủ cho công nhân để bảo đảm một đời sống tốt có nhân phẩm. (Thư Viện Hoa Sen)

            Qua lời dạy của Đức Phật chúng ta thấy lãnh đạo đất nước là nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Ngoài tài năng thì đức độ phải là nên tảng cốt yếu của lãnh đạo. Lãnh đạo phải luôn luôn cảnh giác về những hành động của mình mà Lão Tử gọi là “Cẩn thận như đi trên mặt nước đóng băng”. Chính quyền không được chủ quan.  Phải lắng nghe dư luận. Phải có cố vấn/quân sư giỏi và biết nghe lời cố vấn. Đậu tiến sĩ, bác sĩ, trở thành khoa học gia…cũng dễ thôi. Nhưng là lãnh tụ thiên tài để an dânđoàn kết toàn dân hầu đưa đất nước vào thịnh trị, phát triển rất khó vì nó bao gồm: Kiến thức, kinh nghiệm, tài năngđức độ.

            Thiện Quả Đào Văn Bình

(California ngày 18/11/2023)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.