The Concept Of Liberation In Buddhism And Brahmanism - Quan Niệm Giải Thoát Trong Phật GiáoBà La Môn Giáo

20/12/20235:11 SA(Xem: 2435)
The Concept Of Liberation In Buddhism And Brahmanism - Quan Niệm Giải Thoát Trong Phật Giáo Và Bà La Môn Giáo

 

 

THE CONCEPT OF LIBERATION
IN BUDDHISM AND BRAHMANISM

Author: Tâm Diệu
Translated by Nguyên Giác

 

giai thoatSome Buddhists believe that the state of liberation occurs when a person returns to the essence of the absolute true mind, merging into the boundless universe in a state of eternal existence.

The statement above originates from Brahmanical thought and contains misconceptions about Buddhism. Therefore, to provide a clearer understanding of the Buddha's path to liberation, this essay will emphasize the distinction between the Buddhist concept of liberation and that of Brahmanism. The article is largely based on existing documents and currently circulating Buddhist and Brahmanical scriptures.

One point that needs clarification is that this essay is not intended to compare Buddhist thought and Brahman thought in order to determine what is right or wrong, or good or bad. We should not use one system of teachings as the benchmark to criticize another, and vice versa, because each system of teachings has its own content and method of practice. This article only highlights the fundamental difference in the goals of the two religions, Buddhism and Brahmanism.

In general, both schools of thought believe that life is illusory and temporary, and that sentient beings continuously experience suffering due to boundless desire. Desire encompasses both demand and passion, stemming from ignorance and leading people to entangle themselves in conflicts and suffering because they are never satisfied, thus necessitating continuous reincarnation in the cycle of birth and death. However, individuals can practice to attain liberation from the cycle of reincarnation, reaching a state where there is neither birth nor death, free from suffering, and filled only with peace. The state of liberation in Brahmanism is called Brahman, or the Great Self, while in Buddhism, it is referred to as Nirvana, or True Thusness.

We will briefly present Brahmanism before discussing the concept of liberation in both Brahmanism and Buddhism.

Brahmanical thought originates from the Vedas and Upanishads, emphasizing the unity between the individual soul, the Small Self, and the supreme cosmic soul Brahman. This concept, known as Non-Duality, asserts that "all things are one," signifying the absence of duality. It suggests that the Small Self (Atman), the soul of each living being, shares the same essence with the Great Self (Brahman), the universal soul.

Brahman is the universal soul, the Supreme Self, the absolute, only, first, and eternal entity. It is the creator and ruler of all things, representing "the profound nature of all existence, the origin of everything, and where everything enters and blends when it ceases to exist in this world.”

Meanwhile, Atman (the small self or "self") is an internal entity, representing the soul within each individual. Human breath is the source of physical life, while Atman is the soul, the source of spiritual life. Atman is the entity that elevates humans above all other beings. It can be said that Atman is a constituent of Brahman within humans. Brahman is the universal self, and Atman is the individual self.

In order for the soul to be liberated, to leave the cycle of continuous reincarnation after life in this world, human, according to Brahmanical thought, needs to cultivate, reflect, meditate in Yoga style, and do rituals to bring the soul back to the absolute cosmic essence, merging with the "Supreme Cosmic Soul" Brahman.

Meanwhile, Buddhists can liberate themselves from suffering and the cycle of birth and death through self-cultivation efforts: performing good deeds, avoiding evil, and purifying their mind. The four fundamental truths of Buddhism state that all suffering (the Truth of suffering) of sentient beings has one or more causes (the Truth of the cause of suffering), can be eliminated (the Truth of the end of suffering), and there is a path to eliminate that suffering (Truth of the path). The path mentioned is the Noble Eightfold Path, which is central to the basic teachings of Buddhism and leads to liberation. This teaching is divided into three subjects: Precepts, Concentration, and Wisdom. Practicing precepts and concentration leads to wisdom, which can help end delusion, selfishness, and suffering, and attain Nirvana.  

 

So, what is Nirvana?

 

In early Buddhism, the concept of liberation involved the elimination of greed, anger, and ignorance. It aimed to eradicate afflictions and end suffering, as stated in the SN 38.1 Sutta: "The cessation of greed, the cessation of anger, and the cessation of ignorance is Nirvana.”

Ceasing greed, anger, and ignorance is essential to fully realize the path of practice and achieve selflessness. Thus, from the perspective of Theravada Buddhism, "Selflessness is Nirvana."

Meanwhile, in Northern Buddhism, also known as Mahayana Buddhism, that teaching is not entirely rejected. According to the Prajnaparamita ideology, when the practitioner awakens from delusion, they will realize Emptiness, which is a completely liberated and flexible realm—the realm of True Emptiness and Wonderful Existence. This realm cannot be defined by words; it can only be described by negations. It transcends all conceivable limits and does not fit into the four categories of "Existence, Non-Existence, being both Existence and Non-Existence, neither Existence nor Non-Existence." It surpasses the realm of thought and language in this world of relative phenomena, and is not constrained by any form, perspective, the Greater Self, or the Lesser Self.

This is an important distinction, highlighting the fundamental difference between Buddhism and Brahmanism: Buddhism rejects both the individual's ego (Small Self) and the universal consciousness (Great Self). The denial is expressed in the statement of Shakyamuni Buddha to his disciples, refuting the belief in the Self and the Great Self in Brahmanical thought: "O Bhikkhus, when the Self or whatever belongs to the Self does not exist, then this viewpoint of thinking: The universe is the soul, we will be the soul after death, will be an eternal existence, forever unchangeable, and we will exist as like that until the end of time. Isn't that point of view completely crazy?"

In addition, the Dhammapada contains three extremely important and essential verses in the Buddha's teachings: verses 277, 278, and 279.

The verse 277 states, "All conditioned phenomena are impermanent."

The verse 278 states, "All conditioned phenomena are dukkha."

The verse 279 states, "All phenomena are without a self."

All dharmas are selfless, meaning that no dharma has an independent essence and does not stand alone, but is rather a combination of causes and conditions. They have no self-identity, nor were they created by a creator who intended to create or destroy them at will. The dialogue between Bhikkhu Nagasena and King Milinda in The Milindapañha demonstrates this. What is the ego (self)? Nobody can demonstrate it. The self is neither the five senses nor the six consciousnesses. It is not the hair, the brain, the heart, the liver, or the lungs. It is not thoughts, the mind, or anything other than the five senses and the six consciousnesses. It is also not a name given by parents. All of these are simply physical and mental elements combined to form a temporary entity called "I." The "I" is not real; it is only an impermanent and unreal combination. It is not unchanging because when it lacks the conditions to sustain it, the ego disintegrates, leaving nothing.

Life is an endless flow. Everything changes like a waterfall, constantly flowing without pausing for a moment. There is nothing independent, fixed, stationary, or eternal, even in the concept of self. All phenomena in life are interdependent and interact with each other.

The Agama Sutra and Anguttara Nikaya state that dharmas come together through conditions: "This exists, therefore that other exists; this arises, therefore that other arises; this ceases, therefore that other ceases." This is the principle of dependent origination, correlation, and interaction between one thing and another.

Therefore, Buddhism teaches that nothing is created or formed independently and uniquely, but must rely on others to exist. In other words, nothing arises from an original cause because a dharma exists in conjunction with the existence of other dharmas. Whether Buddha appears in this world or not, the truth always exists. This means that Buddha did not create the law of dependent origination; he did not originate the law of dependent origination. The Buddha realized the truth that "Whether the Tathagata appears or does not appear, the Dharma of Dependent Origination still exists, still operates, and still governs all things. Tathagata has fully understood this principle."

 In other words, all that is perceived as self is just a combination of form, feeling, perception, volition and consciousness. These five aggregates always change according to the law of dependent origination. The human ego (self) is just a combination of the five skandhas and four elements, formed from the senses, due to harmonious conditions; when the conditions are met, it is born, and when the conditions are exhausted, it perishes. All dharmas that appear will then disintegrate, then become non-existent. All dharmas from non-existence have become existent. All dharmas are always changing, impermanent, and therefore, they are selfless. Similarly, what people often call the soul does not have eternal and immortal properties.

Thus, Buddhism implicitly rejects the theory of monism, the eternal and unchanging Self, and the "only" and "first" Brahman. Buddhism teaches that everything arises from the harmony of causes and conditions. This is the distinctive contrast between the Buddha's concept of non-self and the concept of self in the Vedas and Upanishads. While Brahmanism advocates the concept of self, Buddhism teaches that all dharmas are not-self and emphasizes the need to cease clinging to the self. This is because clinging to the self is considered the root of ignorance, leading sentient beings into the cycle of birth, death, and suffering.

According to Buddhism, individuals seeking liberation must eliminate their attachment to the ego through practice. Buddhism is a path of wisdom that acknowledges the selflessness of all dharmas and encourages living with this awareness of selflessness. Buddhists practice by meditating on the cessation of consciousness. In the Majjhima Nikaya, the Buddha taught his disciples how to practice eliminating the self by gradually emptying consciousness. Yes, Buddhism is a practice. Those who seek liberation from the cycle of reincarnation and suffering must fully eliminate attachments, including attachment to the individual self and the ultimate attachment referred to as the great self in Brahmanism. They live with a mindset that dismantles everything that defines the self and ultimately must "let go of the idea of destruction" as well. The Most Venerable Thich Minh Chau, in a lecture at Van Hanh University, stated that "The Buddha opened the path to liberation by breaking all attachments, including the attachment to Buddhism. The Buddha's ultimate goal is to awaken humanity to the realization that reality, or the concept of self, is the ultimate barrier that must be overcome in order to achieve complete liberation."

In the early centuries AD, a significant debate emerged among intellectuals in Indian society. Some people argue that dharmas exist, while others argue that they do not. Some believe that both existent and non-existent, while still others argue that neither existent nor non-existent. Brahmanism alone presents sixty-two arguments about the concept of "I" and "mine" to safeguard one's true nature.   

At that time, Bodhisattva Nagarjuna declared that "All Dharmas are Emptiness," meaning that all things are empty, with eight negations to dispel misconceptions about existence, non-existence, arising, passing away, and so on. "Emptiness" here does not mean "nothing" according to the common understanding by the human mind and senses. It is not "nothingness," as per nihilism, but rather "not real as we perceive it." Emptiness here symbolizes something that is neither existence nor non-existence. Nagarjuna and his school developed the Madhyamaka system based on the concept of sunyata, which refers to real emptiness. This concept represents the Middle Way by being outside the two extremes. The middle way in Madhyamaka is the path to nowhere, a path that is not a path, a path that negates all paths, ultimately destroying itself through continuous negations.

According to the Prajnaparamita perspective, emptiness is the essence of all phenomena. The nature of all phenomena is emptiness. Due to the combination of conditions, all phenomena are born. Therefore, it is said that all things arise dependently in emptiness. Therefore, the non-self also arises conditionally. Non-self is expressed on the phenomenal side, and conditionally arising is expressed on the aspect of the nature-essence. For example, ocean waves embody water, and water is the nature-essence of waves.

The central idea in Bodhisattva Nagarjuna's philosophy of Emptiness is to elucidate the concept of Absolute Being, a topic that Buddha seldom addressed in the past. The implementation of the teachings of the Mahayana sect probably did not contradict Shakyamuni Buddha's wishes. During Shakyamuni Buddha's time, people's knowledge was limited, so perhaps Shakyamuni Buddha chose not to explain. Metaphysical problems. By the first century AD, people's knowledge had advanced, Brahmanical sects had also developed, and Buddhist teachings needed further development to endure.

In addition, Bodhisattva Nagarjuna's explanation is consistent with the orthodox view of Shakyamuni Buddha, who emphasized the middle path and the principle of dependent origination. Nagarjuna believes that all phenomena in this world depend on each other to arise. He said, "Because the nature of all dharmas is dependent origination, I say that all dharmas are Emptiness, the False Name, and also the Middle Way."

Bodhisattva Nagarjuna stated that the Absolute Being cannot be described using worldly concepts as it is beyond the capacity of language to express. It falls outside the realm of the world's four sentences, so it is temporarily referred to as True Emptiness. True Emptiness is also referred to as Nirvana, True Suchness, Buddha Nature, and Tathagata Treasury.

While the Small Self of Brahmanism seeks liberation by merging into the boundless universe of the Greater Self, Buddhists achieve liberation through mindfulness meditation on non-thought using various methods. This practice aims to realize the cessation of consciousness, including thoughts of Self-Clinging and passions, in order to attain True Emptiness. The goal is to be mindful without thoughts, eliminating the distinction between subject and object, consciousness and unconsciousness, and existence and non-existence, leaving only the absolute True Emptiness.

In Buddhism, all concepts related to subject and object, form and emptiness, nirvana and the cycle of birth and death, existence and non-existence, duality and monism, and permanence and nihilism are considered attachments stemming from opposing perspectives. In this context, the concept of "blending" or "merging" is completely absent because it inherently involves two or more entities for that action to occur. But the state of True Emptiness, or Nirvana in Buddhism, is the state in which there is a cessation of consciousness and also a cessation of clinging to the concepts of "I" and "mine."

In fact, Brahmanism encompasses many sects, each with its own unique concepts of liberation. These concepts vary significantly from one another. During that era, there were six main sects: atomism, moralism, numerology, dualism, monism, and non-dualism. Among them is the non-dualistic Vedanta sect, which is considered to be the most orthodox sect of Brahmanism. This sect advocates the concept of non-dualism (Advaita), which emphasizes that all things are one, rejecting the idea of secondness.

In Buddhism, the Buddhist teachings serve as the gateway to Dharma, which is not one, not difference, not existence, not non-existence, not form, not emptiness, not just two sources, not just one source, not many sources, not fewer sources, and so on. Saying that does not mean denying everything. According to the Middle Way, negations imply the assertion of a "horizon" that never exists in the reciprocal relationship. People mistakenly believe that the Dharma exists in that reciprocal relationship. Just as standing in front of the vast blue ocean, a delusional person believes there is a tangible horizon in the endless distance on the other side and dreams of reaching the elusive edge of that horizon. That dream is crazy because that horizon will never exist. Like the sun atop drifting clouds, Dharma inherently transcends all barriers to earthly connections.

This is the place that the patriarchs often refer to as the point where speech ceases and consciousness comes to an end. Therefore, all the concepts of Nirvana, Absolute Being, and True Suchness point to unreality; they are merely labels, false names, and thus it is referred to as emptiness. 

Some Buddhist scriptures frequently use the term "attaining Nirvana" to denote the ultimate outcome or the final goal of a practitioner. So, what does that mean? In Buddhism, there is actually nothing to be called "attaining Nirvana" or "entering Nirvana." When someone says that they attain or enter Nirvana, it signifies that they also recognize the existence of two distinct worlds: one to leave and one to enter. Nirvana, or True Suchness, is simply a temporary designation for a state of mind that is free from all thoughts, including those about the Self, Small Self, and Great Self. Even Buddha's words are merely a means, like a finger pointing to the moon, or a boat ferrying people across the river. Upon reaching the ferry station, the practitioner must disembark from the boat and bid farewell to the ferryman, relinquish even the concept of Buddha, and transcend the illusion of the ferry station in order to reach the place that the scriptures temporarily designate as Nirvana or True Suchness.

Nirvana, or True Suchness, transcends everything, so it is referred to as the cessation of Tathagata, or, in other words, the Nirvana of Tathagata. Nirvana is true emptiness, and true emptiness is Nirvana.

The question that arises is: "Are Nirvana and the world, or Buddha and sentient beings, two or one?" This question, according to Brahmanism, is: "Are the Small Self and the Great Self one or two?"

According to the doctrine of Non-Duality in Vedanta, there are no two selves; the Small Self merges with the Great Self into one.

According to Buddhism, Nagarjuna Bodhisattva explained, "There is no difference between Nirvana and the world. Nirvana and the world are not two; they are not different."

This is a confusing point that can easily lead to misunderstanding. However, Zen Master Bach An provided a very easy-to-understand example of the unity between Buddha and sentient beings, as well as between Nirvana and the world. Zen Master Bach An said, “Ice has the nature of water. Outside of water, there can be no ice. Even a very small piece of ice is water. And water can be ice. When frozen, it becomes ice; when melted, it turns into water. If you look in the water, you won't find any ice. But ice forms from water."

Zen Master Bach An once said, "There is one thing that is difficult to understand. If we say that ice and water are the same thing, is that true? If we buy ice, we will not get water, so it's not the same thing. But we cannot say that ice and water are not the same, because apart from water, there is no ice, and the two are not fundamentally different. Ice and water are neither identical nor distinct. The relationship between Buddha and sentient beings, or between Nirvana and the world, is just like that."

Liberation is Nirvana. The selfless mind leads to Nirvana. Nirvana is neither below nor above, nor is it in heaven. It is not something that can only be achieved after death, as Brahmanism teaches that a human soul is liberated upon merging with the universe's Great Self. On the contrary, Nirvana, as per Buddhism, can be attained and experienced in the present moment. This means that at any given moment, the mind recognizes the absence of self, does not attach to the concepts of "I" and "mine," and stops the thoughts of greed, anger, and delusion. At that time, the mind will be free from afflictions. At that moment, the practitioner has reached the state of true peace and liberation.

In summary, both Buddhism and Brahmanism share the concepts of karma, reincarnation, and the aspiration for liberation from karma and the cycle of birth and death. These ideals can be considered common to both religions. However, the concept of liberation is entirely and profoundly different. Brahmanism teaches that liberation occurs when a human soul reunites and merges with the universal soul, or the Great Self Brahman, which is believed to be the creator of all things. Buddhism teaches that all dharmas are empty and non-self, and it asserts that the mind that clings to any supposed self must be eradicated. Once the practitioner's mind is fully awakened, empty, quiet, and free from any concepts of self, it is considered liberation, and Nirvana will manifest automatically.

Thus, the doctrine of non-self is the fundamental and distinctive teaching of Buddhism. In other words, liberation, according to Buddhism, involves returning to inner transformation. After the mind quiets the afflictions of greed, anger, and delusion, and is free from any concept of self, the practitioner will directly perceive Nirvana manifesting. At that time, the practitioner is no longer entangled in any ideas about Nirvana or its absence; they simply live the reality of all things.

Nirvana is just a temporary name, just an artificial noun, as the Lankavatara Sutra says:

"Nirvana cannot be established.

There is no Nirvana for Buddha.

There is no Buddha in Nirvana.

The practitioner realizes that no one knows and that there is nothing to be known.

Both existence and non-existence

are absent from the practitioner's mind."

(Excerpted from the book Live The Buddhist Teachings, Hồng Đức Publishing House, 2014)

 

.... o ....

 

QUAN NIỆM GIẢI THOÁT
TRONG PHẬT GIÁOBÀ LA MÔN GIÁO

Tâm Diệu

 

Có một số Phật tử cho rằng khi con người đạt tới giải thoát là lúc họ trở vể với bản thể chân tâm tuyệt đối, hoà đồng vào bản thể của vũ trụ vô biên trong một trạng thái hằng hữu vĩnh cửu.

Nhận định trên đã được dẫn xuất từ nguồn tư tưởng Bà La Môn và từ những nhận xét sai lầm về Phật giáo. Cho nên, để có một cái nhìn rõ ràng hơn về đạo giải thoát của đức Phật, chúng tôi viết bài tiểu luận này nhằm nêu lên sự khác biệt giữa quan niệm giải thoát của Phật giáo và của Bà La Môn giáo. Bài viết được dựa phần lớn vào những tư liệu hiện có, vào kinh điển của Phật giáoBà La Môn giáo đang lưu truyền.

Chúng tôi cũng xin minh xác là bài tiểu luận này không nhằm mục tiêu so sánh giáo lý nhà Phật và tư tưởng Bà La Môn để phân định đúng, sai, hay, dở. Chúng ta không thể nào so sánh, hay nói khác đi, lấy một nền giáo lý làm chuẩn để phê bình một giáo lý khác, vì từ nội dung giáo lý cho tới đường lối tu tập, tức các phương pháp thực hành, mỗi tôn giáo đều có những điểm cá biệt. Chúng tôi chỉ nêu ra sự khác nhau căn bản về mục tiêu của hai nền đạo học, Phật giáoBà La Môn giáo mà thôi.

Nhìn chung, cả hai nguồn tư tưởng đều cho rằng cuộc đời này là giả tạm và chúng sinh cứ phải sống trong đau khổ vì lòng tham dục vô bờ bến. Dục có nghĩa là thèm khát, ham muốnđam mê, bắt nguồn từ vô minh, khiến con người tự mình trói buộc với những xung đột và khổ đau do không bao giờ thoả mãn, nên phải luân hồi triền miên trong vòng sinh tử. Nếu muốn, con người có thể tu tập để đi đến chỗ giải thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp báo, mà vào một nơi nào đó không sinh không diệt, đời đời không có đau khổ mà chỉ có an lạc. Nơi đó, Bà La Môn giáo gọi là Brahman tức là Đại Ngã. Phật giáo tạm gọi là Niết Bàn, Chân Như.

Trước khi bàn về quan niệm giải thoát của Bà La Môn giáo và của Phật Giáo, thiết tưởng chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ qua về Bà La Môn giáo.

Tư tưởng Bà La Môn bắt nguồn từ kinh Vedas (Vệ Đà) và Upanishad (Áo Nghĩa Thư), mà chủ yếu là sự đồng nhất giữa linh hồn cá nhân Atman với linh hồn tối cao vũ trụ Brahman, tức quan niệmvạn vật đồng nhất thể” hay còn gọi là Bất Nhị, tức là không có hai, có nghĩa là Tiểu Ngã (Atman) hay linh hồn của mỗi chúng sinh đều cùng chung một bản thể đồng nhất với linh hồn Đại Ngã (Brahman) hay linh hồn vũ trụ.

Brahman là linh hồn vũ trụ, là Bản Ngã tối cao, là thực thể tuyệt đối, duy nhất, đầu tiên và bất diệt, sáng tạochi phối vạn vật, tức là “cái bản chất sâu xa của mọi sự tồn tại, là nguồn gốc sinh ra mọi cái và mọi cái nhập vào, hoà vào khi chấm dứt sự tồn tạithế giới này.” [1]

Còn Atman (Tiểu Ngã hay Tự Ngã) là một thực thể nội tại, là linh hồn trong mỗi cá nhân. Hơi thở con người là nguồn sống vật chất thì Atman là linh hồn, là nguồn sống tâm linh. Atman là thực thể làm cho con nguời vượt lên trên vạn vật. Có thể nói Atman là thành phần của Brahman trong con người. Brahman là cái ngã vũ trụ đại đồng, còn Atman là cái ngã cá nhân.

Để giải thoát cho linh hồn, khiến nó khỏi phải chịu sự đầu thai hết kiếp này đến kiếp khác ở thế giới này, con người, theo tư tưởng Bà La Môn, cần phải dốc lòng tu luyện, suy tư, thiền định Yoga và thực hành tế lễ để đưa linh hồn trở về với bản thể vũ trụ tuyệt đối, hoà nhập với “Linh hồn vũ trụ tối cao” Brahman.

Đối với Phật Giáo, con người có thể giải thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi bằng các nỗ lực tu tập tự thân: làm lành, tránh ác và tự thanh tịnh hoá tâm ý. Bốn chân lý nền tảng của Phật giáo cho rằng mọi khổ đau (Khổ đế) của chúng sinh đều có một hay nhiều nguyên nhân (Tập đế) gây nên, chúng có thể bị giải trừ (Diệt đế) và có con đường để giải trừ khổ đau đó (Đạo đế). Con đường đó chính là con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo trong giáo lý căn bản của nhà Phật. Giáo lý này được qui thành ba bộ môn: Giới, Định và Tuệ. Thực hành Giới và Định là đưa tới trí Tuệ, là giải thoát khỏi sự mê muội, lòng ích kỷ và khổ đau, là đạt tới cảnh giới Niết Bàn.

Vậy Niết Bàn là gì?

Trong giáo pháp nguyên thủy, thì ý nghĩa của giải thoátdiệt trừ tham, sân, si; đoạn tận phiền não, để chấm dứt khổ đau như trong kinh SN 38.1 nói rằng: “Sự tận diệt tánh tham, sự tận diệt tánh sân và sự tận diệt tánh si là Niết Bàn.”

Tận diệt Tham, tận diệt Sân, tận diệt Si là hoàn tất chu kỳ tu hành để thực chứng Vô Ngã. Như thế, theo quan điểm của Phật giáo Nguyên Thủy Theravada, “Vô ngã là Niết Bàn”.

Bước qua Phật Giáo Bắc Tông hay còn gọi là Phật Giáo Đại Thừa, giáo pháp ấy không hoàn toàn bị phủ nhận. Nhưng theo lập trường của hệ tư tưởng Bát Nhã, thì khi hành giả thức tỉnh khỏi cơn mê vọng, sẽ thực chứng Tánh Không, là cảnh giới hoàn toàn giải thoát, linh động, cảnh giới của Chân Không Diệu Hữu. Cảnh giới này không thể dùng ngôn từ để xác định, chỉ có thể dùng lối phủ định, không nằm trong bốn phạm trù “Có, Không, Cũng Có Cũng Không, Chẳng Có Chẳng Không”, vượt ra ngoài mọi giới hạn của tư tưởng, ngôn ngữ trong thế giới hiện tượng tương đối này, không lệ thuộc vào bất cứ một hình thức, quan điểm nào, bất kể là Đại Ngã hay Tiểu Ngã.

Đây là điểm hệ trọng hoàn toàn khác biệt giữa Phật giáogiáo lý Bà La Môn, đó là Phật giáo phủ nhận cả Tiểu Ngã (cái tôi của mỗi người) và Đại Ngã. Sự phủ nhận đó được thể hiện trong chính câu nói của đức Thích Ca nói với các đệ tử của Ngài nhằm phản bác niềm tin về Ngã và Đại Ngã trong tư tưởng Bà La Môn:

- "Hỡi các Tỳ Kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: Vũ trụlinh hồn, ta sẽ là linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian - quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?" [02].

Ngoài ra, trong kinh Pháp Cú (Dhammapada) có ba câu vô cùng quan trọng và cốt yếu trong giáo lý Đức Phật, đấy là những câu kệ số 277, 278, 279. Hai câu kệ đầu nói:

- "Hết thảy các hành là vô thường và khổ đau".

Câu thứ ba là:

"Hết thảy các Pháp là vô ngã", [03]

Tất các Pháp là vô ngã, nghĩa là không có pháp nào là có bản thể độc lập, không đứng riêng lẻ một mình, mà là do nhân và duyên hợp lại. Chúng không có tự thể, mà cũng không do một đấng sáng tạo nào muốn tạo là có, muốn hủy là diệt. Cuộc đối thoại giữa Tỳ kheo Na Tiên và vua Milinda trong Kinh Na Tiên Tỳ Kheo [04] đã minh chứng điều này. Cái ta (ngã) là gì? Chỉ ra không được. Cái ta không phải năm căn, sáu thức, không phải đầu tóc, không phải bộ óc, không phải tim, gan, phổi phèo, không phải tư tưởng, không phải tâm ý, mà cũng không phải là những thứ gì ngoài năm căn, sáu thức, cũng không phải cái tên do cha mẹ đặt cho. Tất cả chỉ là những yếu tố vật chấttinh thần hợp lại tạo thành một cái tạm gọi là cái “Ta”. Cái Ta này không thật, nó chỉ là giả hợp, vô thường, không thường hằng bất biến, vì khi thiếu những điều kiện để tạo thành thì cái Ta tan rã, không còn gì cả.

Cuộc sống là một dòng chảy vô tận. Tất cả mọi sự mọi vật đều biến chuyển như dòng thác đổ, không phút nào ngừng nghỉ. Không có một cái gì độc lập, cố định, đứng yên và vĩnh hằng, ngay cả trong ý niệm tự ngã. Mọi hiện tượng trong đời sống đều tương sinh, tương duyên với nhau.

Kinh A-hàm và Tăng Chi Bộ kinh nói các pháp do duyên hợp:

- “cái này có nên cái kia có,

- cái này sanh nên cái kia sanh,

- cái này diệt nên cái kia diệt.. v. v…” [05]

đều là lý nhân duyên tương quan giữa cái này với cái kia.

Theo đó, đạo Phật cho rằng không có bất cứ một vật nào được tự tạo ra, hình thành độc lậpduy nhất, mà chúng phải nhờ vào cái khác để được tồn tại, không có cái gì mà từ một nguyên nhân ban đầu sinh ra cả, nó tồn tại với sự tồn tại của các cái khác (các pháp). Dù đức Phậtxuất hiện nơi đời hay không thì sự thực ấy vẫn luôn tồn tại. Nghĩa là đức Phật không tạo nên nó, làm ra nó, sinh ra nó v.v… Ngài chỉ là người nhận ra nó: “Pháp Duyên khởi ấy, dù Như Laixuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tính ấy, pháp quyết định tánh ấy. Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, chứng đạt định lý ấy”.

Nói một cách khác. Tất cả vạn sự, vạn vật chỉ là sự kết hợp của sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Năm uẩn này luôn luôn biến chuyển theo nhân duyên, nhân quả. Cái Ta (ngã) của con người cũng chỉ là một sự tổ hợp của ngũ ấm tứ đại, được hình thành từ các giác quan, do các duyên hòa hợp mà có, đủ điều kiện thì sinh, hết duyên thì diệt, có rồi không, không rồi có, luôn luôn thay đổi biến chuyển, vô thường, và vì thế, nó vô ngã. Cũng như cái mà người ta thường gọi là linh hồn cũng không có tính chất trường cửu bất diệt.

Như thế Phật Giáo đã mặc nhiên phủ nhận thuyết nhất nguyên thần quyền, phủ nhận cái Ngã bất biến trường tồn, phủ nhận cái “duy nhất” và cái “có trước tiên” Brahman, mà chủ trương hết thảy đều do nhân duyên hòa hợp mà biến hiện. Đây là điểm khác biệt độc đáo giữa giáo lý Vô Ngã của Phật, với giáo lý Ngã của kinh Vệ ĐàÁo Nghĩa Thư. Một đằng chủ trương Ngã, một đằng chủ trương hết thẩy các pháp là Vô Ngã, và cho rằng phải phá Chấp Ngã, vì chấp ngã là nguồn gốc sinh ra vô minh, mà vô minh là đầu mối của luân hồi sinh tử và khổ đau của con người.

Con người, theo Phật giáo, muốn được giải thoát cần phải phá Chấp Ngã bằng cách thực hành. Đạo Phậtcon đường trí tuệ của nhận thức Vô Ngãthực hành Vô Ngã. Thực hành bằng cách thiền định để chân không hoá ý thức. Trong kinh Trung Bộ (Majjihima Nikaya III) đức Phật dạy các đệ tử của Ngài cách thực hành phá Ngã bằng phương pháp chân không hoá ý thức một cách từ từ. Phải, đạo Phật là đạo thực hành, nếu con người muốn giải thoát ra khỏi luân hồi khổ đau, thì phải triệt để phá chấp, phá chấp Tiểu Ngã cũng như phá luôn cả thành trì cuối cùngBà La Môn Giáo gọi là Đại Ngã, hay gọi là cái gì đi nữa và cuối cùng phải “phá luôn cả cái ý niệm phá” đó nữa. Hòa Thượng Thích Minh Châu, trong một bài diễn giảng tại Viện Đại Học Vạn Hạnh cho rằng “Khi đức Phật mở ra con đường giải thoát bằng việc phá chấp, phá bỏ tất cả mọi cố chấp và phá bỏ ngay việc cố chấp vào chính đạo Phật, đức Phật chỉ muốn cho con người ý thức tối hậu rằng chính Thực Tại hay Thực Thể cũng là biểu tượng cuối cùngcon người phải phá huỷ, để được giải phóng toàn triệt.” [06]

Trong môi trường biện biệt phân tranh của xã hội Ấn ở những thế kỷ đầu Công nguyên, kẻ nói có, người nói không, kẻ nói vừa có lẫn vừa không, kẻ nói chẳng có lại chẳng không; riêng Bà La Môn giáo đưa ra sáu mươi hai luận chấp về Ngã và Ngã Sở nhằm bảo hộ Ngã Tính của mình. Bồ Tát Long Thọ đã tuyên bố: “Nhất thiết pháp Không” tức “Hết thảy các pháp là Không” bằng tám cái Không [07], nhằm phá huỷ tất cả kiến chấp sai lầm hay mọi định kiến về có, không, sinh, diệt..v..v.. “Không” ở đây không có nghĩa là “không có ” theo sự hiểu biết thông thường bởi tâm thứcgiác quan con người hay là “hư vô” theo cái gọi là hư vô chủ nghĩa, mà là “không có thật như ta đã nhận thức”. Không ở đây tượng trưng cho một cái gì không phải là có, cũng không phải là không. "Long Thọ và môn phái của ông đã xây dựng hệ thống Trung Quán Luận trên chân không (sunyata). Chân Không đây là Trung Đạo, nó không đưa tới có hay không, không đưa tới chấp nhận hay phủ nhận. Trung đạo ở đây không phải loại trung đạo theo nghĩa là ở ngoài hai cực đoan. Trung Đạo trong Trung Quán Luậncon đường không về đâu cả, một con đường không phải con đường, một con đường huỷ diệt mọi con đường,” via negativa”, con đường tự huỷ diệt...” [08]

Theo quan điểm Bát Nhã, Tánh Khôngthể tánh của tất cả các pháp. Thể tánh của tất cả các pháp là không, do duyên hợp nên sanh ra muôn pháp. Vì vậy nói Tánh Không duyên khởi. Do đó, Vô Ngã cũng là duyên khởi (vô ngãduyên khởi biểu thị ở mặt hiện tượngduyên khởivô ngã biểu thị ở mặt thể tánh ví như sóng biển là hiện thân của nước và nước là thể tánh của sóng).

Điểm thiết yếu trong nền triết học Tánh Không của Bồ Tát Long Thọ là muốn minh giải về Bản Thể tuyệt đối, điều mà xưa kia Phật ít muốn giải bày. “Việc triển khai giáo lý của phái Đại Thừa có lẽ cũng không trái với ý muốn của đức Thích Ca, vì ở thời đức Thích Ca, dân trí còn thấp kém, nên có lẽ đức Thích Ca đã không muốn lý giải những vấn đề siêu hình. Tới thế kỷ thứ nhất sau tây lịch, dân trí đã mở mang hơn, lại thêm các tông phái Bà La Môn đều nảy nở, nền giáo lý Phật cần phải triển khai mới có thể tồn tại được..”[09].

Ngoài ra, việc minh giải của Bồ Tát Long Thọ cũng không ngoài quan điểm chính thống của đức Phật Thích Ca từng nhấn mạnh về con đường trung đạo và nguyên lý Duyên Khởi. Ngài Long Thọ cho rằng tất cả các pháp trên thế gian này đều nương tựa lẫn vào nhau để mà sinh khởi. Ngài nói rằng:

- “Chính vì bản chất của các pháp là đều do duyên khởi, nên tôi nói là Không, là Giả Danh và cũng là Trung Đạo” [10] .

Về Bản thể tuyệt đối, Bồ Tát Long Thọ nói rằng không thể lý giải theo những quan niệm của thế gian được vì nó là bất khả thuyết bởi ngôn ngữ. Nó ở ngoài phạm trù tứ cú [11] của thế gian, nên chỉ tạm gọi là Chân Không. Chân Không cũng còn được gọi là Niết Bàn, là Chân Như Phật Tánh, là Như Lai Tạng…

Trong khi Tiểu Ngã của Bà La Môn Giáo tìm cách giải thoát bằng cách hoà đồng vào vũ trụ vô biên của Đại Ngã, thì người Phật giáo giải thoát bằng cách thực hành thiền định vô niệm qua nhiều pháp phương tiện khác nhau, nhằm chân không hoá tất cả mọi ý niệm, mọi tư tưởng, bao gồm cả tư tưởng Chấp Ngãđam mê, để đạt Chân Không, để tâm vô niệm, trong đó không còn có phân biệt chủ thể với khách thể, không còn có ý thức với vô thức, không còn có hữu hay vô, mà chỉ còn là tuyệt đối Chân Không.

Đối với Phật Giáo, tất cả những ý niệm chủ-khách, sắc- không, niết bàn-sinh tử, hữu-vô, nhị nguyên-nhất nguyên, thường-đoạn, đều chỉ là những vọng chấp đối đãi. Trong sự giải thoát này ý niệm “hòa đồng” hay “hòa nhập” hoàn toàn vắng mặt vì muốn hòa đồng hay hòa nhập cần phải có sự hiện diện của hai hay nhiều hơn hai “cái gì đó”, ví dụ như là hai tư tưởng hay hai ngã thể. Nhưng trạng thái Chân Không hay Niết Bàn của Phật giáo lại chính là trạng thái trong đó mọi tư tưởng, mọi ý niệm bao gồm ý niệm về Chấp Ngãngã sở đều tịch diệt.

Thật ra, Bà La Môn Giáo gồm có nhiều tông pháiquan niệm giải thoát của họ cũng có nhiều dị biệt với nhau. Gần thời đại chúng ta, họ có sáu tông phái chính: nguyên tử luận, luân lý luận, số luận, nhị nguyên luận, nhất nguyên luận và phi nhị môn luận. Trong số đó có phái phi nhị môn luận Vedanta, một hệ phái được cho là chính thống hơn hết của Bà La Môn Giáo. Phái này chủ trương không có hai (Adwaita), cũng hàm nghĩa vạn vật đồng nhất thể.

Đối với Phật Giáo, giáo lý đạo Phật là một pháp môn phi nhất, phi dị, phi hữu, phi vô, phi sắc, phi không, phi nhị nguyên, phi nhất nguyên, phi đa nguyên, phi thiểu nguyên…Nói như thế không có nghĩa là phủ định tất cả, mà theo Trung Quán Luận, “nói phủ định là nhằm khẳng định, khẳng định một “chân trời” không bao giờ hiện hữu trong tương quan đối đãi, mà con người hằng tưởng là nó ở ngay trong tương quan đối đãi. Cũng như một kẻ khùng điên đứng trước mặt biển xanh của đại dương bao la mênh mông, y cứ tưởng rằng ở đằng xa xăm vô tận bên kia có một đường chân trời thật sự, và y hão huyền mơ mộng sẽ đạt đến bên cạnh chân trời. Mộng tưởng của y quả là điên dại, vì vĩnh viễn sẽ không bao giờ có cái đường chân trời ấy. Nó vốn vượt lên trên mọi cương tỏa trong tương quan nối kết của trần gian, như mặt trời trên đỉnh phù vân.”[12]

Đây là chỗ mà chư Tổ thường gọi là “ngôn ngữ đạo đoạn tâm hành xứ diệt”. Do đó, những ý niệm về Niết Bàn, về Bản Thể tuyệt đối, về Chân Như đều không phải là thật, chỉ là tên gọi, là giả danh và nó được gọi là “Không”.

Một số kinh sách Phật giáo thường hay dùng từ chứng đắc Niết Bàn để chỉ đến một kết quả tối hậu hay là chỗ đến cuối cùng của người tu hành. Vậy nghĩa đó như thế nào? Thật ra đối với Phật Giáo, không có vấn đề chứng đắc Niết Bàn, hay thể nhập Niết Bàn. Bởi vì có chứng đắc hay thể nhập, là còn có đối đãi, còn trong vòng nhị nguyên tương đối, có nhập, có xuất. Niết Bàn hay Chân Như chỉ là tên tạm gọi nhằm ám chỉ một trạng thái tâm vắng bặt mọi tư tưởng kể cả ý niệm về Ngã, Tiểu Ngã lẫn Đại Ngã, ngay cả đến tư tưởng của Phật và giáo lý của Ngài giảng dạy cũng chỉ được xem nhưphương tiện, như là ngón tay để chỉ mật trăng, như con đò đưa người qua sông. Khi đã đến được bến đò thì phải bỏ đò và người đưa đò, cả đến khái niệm về đức Phật cũng phải buông bỏ và không những thế, còn phải lìa bỏ luôn cả cái vọng chấp gọi là bến đò nữa mới có thể với tới cái mà sách vở tạm gọi là Niết Bàn, Chơn Như.

Niết Bàn hay Chân Như siêu việt tất cả nên người ta nói Như Lai tịch diệt hay Như Lai Niết Bàn thế thôi. Niết Bàn chính là Chân KhôngChân Không chính là Niết Bàn.

Vậy thử hỏi “Niết Bàn và thế gian hay Phật và chúng sinh là hai hay một?” Hay theo như Bà La Môn giáo thì “Tiểu Ngã và Đại Ngã là một hay là hai”.

Theo chủ thuyết Bất Nhị của Vệ Đà Vedanta thì không có hai: Tiểu Ngã hoà nhập với Đại Ngã thành một.

Nhưng đối với Phật giáo, Long Thọ Bồ Tát nói rằng: “Niết Bànthế gian không có gì sai biệt. Niết Bànthế gian chúng không hai, không khác” [13] .

Đây là một điểm khó hiểu và dễ gây ngộ nhận, nhưng Thiền Sư Bạch Ẩn đã cho một ví dụ rất dễ hiểu về sự nhất tính giữa Phật và chúng sanh hay giữa Niết Bànthế gian. Ông viện dẫn “băng (ice), mà bản chất là nước. Ngoài nước không thể có băng, ngay một mảnh băng rất nhỏ cũng là nước. Và ngay nước là băng. Khi đông lạnh, đó là băng, khi tan chảy là nước. Nếu bạn tìm trong nước, bạn sẽ không thấy băng. Nhưng băng hình thành từ nước”.

Thiền sư Bạch Ẩn nói thêm:

“Có một điều khó hiểu. Nếu chúng ta nói băng và nước là hai vật giống nhau. Có phải vậy không? Nếu chúng ta đi mua băng (nước đá), chúng ta sẽ không nhận nước lã (water), do đó không phải tương đồng. Nhưng chúng ta không thể nói rằng băng và nước không giống nhau, bởi vì ngoài nước không có băng, cả hai không phải dị biệt. Băng và nước không phải đồng cũng không phải dị. Sự tương quan giữa Phật và chúng sinh (hay giữa Niết Bànthế gian cũng thế)”. [14]

Giải thoátNiết Bàn, Vô ngãNiết Bàn. Niết Bàn không ở dưới thấp, không ở trên cao, không ở trên Thiên đường và không phải chỉ có thể đạt được sau khi lìa đời, như Bà La Môn giáo chủ trương (chỉ khi nào linh hồn con người hòa nhập với Đại-Ngã của vũ trụ thì lúc ấy mới có giải thoát). Trái lại, Niết Bàn, theo Phật giáo có thể xúc chạm được, có thể chứng nghiệm được ngay ở giây phút sống trong hiện tại này, nghĩa là bất cứ trong giây phút nào ta xa lìa được Chấp Ngã, không còn chấp cái tôi, cái của tôi và cắt đứt được cội nguồn tâm ý tham lam, sân hậnsi mêtâm hồn được thanh thản, tự do, tự tại, thì ngay giây phút đó ta đã với tới cảnh giới an lạc, giải thoát chân thực rồi.

Nói tóm lại, cả hai tôn giáo Phật giáoBà La Môn giáo đều có chung một quan niệm về nghiệp báo luân hồilý tưởng giải thoát khỏi nghiệp báo luân hồi có thể nói là lý tưởng chung của cả hai tôn giáo, nhưng quan niệm về giải thoát có sự khác biệt hoàn toàn, sâu xa. Giải thoát của Bà La Môn giáo là sự trở về, là hoà nhập vào Đại Ngã Brahman - nơi sinh ra vạn vật - là linh hồn cá nhân hợp nhất với linh hồn vũ trụ. Còn Phật giáo chủ trương hết thẩy các pháp là Không, là Vô Ngã, và cho rằng phải phá Chấp Ngã. Một khi đã triệt để phá Ngã là Niết Bàn tự hiện, là hoàn toàn giải thoát, khai phóng.

Như thế, học thuyết Vô Ngã là thuyết nền tảng và đặc thù của Phật giáo. Nói cách khác, giải thoát theo đạo Phật chính là sự quay về chuyển hóa nội tâm. Chuyển hóa những phiền não tham, sân, si và xa lìa chấp ngã thì an lạc giải thoát, Niết Bàn hiển lộ, không còn ý niệm Niết Bàn hay không phải Niết Bàn nữa, mà thay vào đó là sự thể nhập thực tại của vạn pháp. Niết Bàn chỉ là tên tạm gọi, chỉ là một danh từ giả lập như kinh Lăng Già nói:

“Niết Bàn chẳng thể lập,

Chẳng có Niết Bàn Phật,

Chẳng có Phật Niết Bàn,

Lìa năng giác, sở giác.

Hoặc có hoặc không có,

Cả hai thảy đều lìa…” [15]

 

 ----

 

Kinh Sách Dẫn Chiếu:

[01] Doãn Chính, Lịch sử Tríết học Ấn Độ-Kinh Văn của các trường phái Triết học Ấn Độ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2002, tr. 588

[02] Thích Minh Châu, Kinh Trung Bộ

[03] Thích Minh Châu, Kinh Pháp Cú,

[04] Long Thọ Bồ Tát, Na Tiên Tỳ Kheo Kinh, Cư sĩ Đoàn Trung Còn dịch

[05] Thích Minh Châu, Trong Tăng Chi Bộ, chương 10 Pháp, kinh số 92, Đức Phật giảng cho ông Cấp Cô Độc & Kinh Phật Tự Thuyết, Tiểu Bộ Kinh I, trang 291.

[06] Thích Minh Châu, Tôn giáo Phải Là Con Đường Giải Thoát Cho Việt NamThế Giới, Tư Tưởng Vạn Hạnh, Số I (8-67), trang. 368

[07] Long Thọ Bồ Tát, Hán dịch: Cưu Ma La Thập - Việt dịch TN. Chân Hiền, Trung Luận, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội 2003, ch. 1 tr 21: Tám Không là: (1) không sinh, (2) không diệt, (3) không thường, (4) không đoạn, (5) không một, (6) không khác, (7) không đến, và (8) không đi.

[08] Phạm Công Thiện, Hố Thẳm Tư Tưởng, An Tiêm Saigon tái bàn lần 2, tr. 167

[09] Nghiêm Xuân Hồng, Biện Chứng Giải Thoát trong Tư Tường Ấn Độ, Ấn Quán Hy Mã Lạp Sơn Saigon 1966

[10] Long Thọ Bồ Tát, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: TN. Chân Hiền, Trung Luận, Nhà xuất bản tôn giáo Hà Nội 2003 tr. 263 (chương 24 kệ tụng số 18 )

[11] Tứ cú là bốn mệnh đề để xác định: hoặc là có, hoặc là không, hoặc là vừa có, vừa không, hoặc là vừa không có, vừa không không.

[12] Thích Tâm Thiện, Lịch Sử Tư TưởngTriết Học Tánh không, NXB TP. HCM 1999, tr. 122

[13] Thích Tâm Thiện, Lịch Sử Tư TưởngTriết Học Tánh không, NXB TP. HCM 1999, tr. 201 (Chương 25, kệ 19, 20 và 23 Trung Luận)

[14] Ama Kuki Sessan - Bạch Ẩn Thìền Định Ca, Việt dịch Bạch Hạc, Viên Chiếu 1988, tr. 67

[15] Thích Duy Lực, Kinh Lăng Già, Thành Hội Phật Giáo HCM ấn hành PL. 2537 (Trang 9)

 ----

Tài Liệu Tham Khảo:

- Doãn Chính, Lịch sử Tríết học Ấn Độ-Kinh Văn của các trường phái Triết học Ấn Độ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2002, tr. 588

- Nghiêm Xuân Hồng, Biện Chứng Giải Thoát trong Tư Tường Ấn Độ, Ấn Quán Hy Mã Lạp Sơn Saigon 1966

- Shri Aurobindo, Áo Nghĩa Thư Upanishad, Thạch Trung Gỉa Việt dịch, An Tiêm Saigon 1972

- Thích Quảng Liên, Sử Cương Triết Học Ấn Độ, Đại Nam 1965

- M.T. Stepaniants, Triết Học Phương Đông, Trần Nguyên Việt Việt dịch, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 2003

- C. Scott Littleton, Trí Tuệ Phương Đông, Trần Văn Huân Việt dịch, Nhà Xuất bản Văn Hoá Thông Tin, 2002

- Phạm Công Thiện, Hố Thẳm Tư Tưởng, An Tiêm Saigon 1967

- Tuệ Sỹ, Long ThọBiện Chứng Pháp, Vạn Hạnh số 4

- Tuệ Sỹ, Từ biện Chứng Hiện Sinh đến Biện Chứng Trung Quán, Vạn Hạnh số 5 và số 6

- Tư Tưởng số 1, Viện Đại Học Vạn Hạnh 8-1967

- Thích Minh Châu, Kinh Trung Bộ, Kinh Pháp Cú

- Thích Duy Lực, Kinh Lăng Già, Thành Hội Phật Giáo HCM ấn hành PL. 2537

- Thích Tâm Thiện, Lịch Sử Tư Tưởngvà Triết Học Tánh không, NXB TP. HCM 1999

- Ama Kuki Sessan - Bạch Ẩn Thìền Định Ca, Việt dịch Bạch Hạc, Viên Chiếu 1988

(Trích từ sách Phật Pháp Trong Đời Sống, Nhà xuất bản Hồng Đức 2014)

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/p22a21708/14-quan-niem-giai-thoat-trong-phat-giao-va-ba-la-mon-giao

 

 

.... o ....

 

 

Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 81456)
17/08/2010(Xem: 121827)
16/10/2012(Xem: 68649)
23/10/2011(Xem: 70274)
01/08/2011(Xem: 512166)
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.
Chỉ vài ngày nữa, là Ngày Bầu Cử của Hoa Kỳ. Cử tri Hoa Kỳ trong ngày 5 tháng 11/2024 sẽ bầu phiếu để chọn lên một tân Tổng Thống, từ hai ứng cử viên của hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ với hai chính sách dị biệt nhau. Lựa chọn này có thể sẽ định hình những chuyển biến tương lai cho cả thế giới khi cách nhìn của hai ứng cử viên, bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đã lộ rõ trái nghịch nhau hoàn toàn về cuộc chiến ở Ukraine, trái nghịch nhau một phần về cuộc chiến Trung Đông, xung khắc nhau về cách kềm chế Trung Quốc, và về cam kết ở Biển Đông.