Lưỡng Biên Và Vượt Thoát - Kinh Bộc Lưu (Song ngữ Việt-Pali)

15/01/20243:52 CH(Xem: 1407)
Lưỡng Biên Và Vượt Thoát - Kinh Bộc Lưu (Song ngữ Việt-Pali)

LƯỠNG BIÊN VÀ VƯỢT THOÁT

Kinh Bộc Lưu (Oghataraṇasuttaṃ) (S.I,1)

CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM CÂY LAU
Dịch giả: HT. Thích Minh Châu
Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

tuong-ung-biaSinh tử là giòng cuồng lưu cuộn chảy. Giữa cuộc bể dâu người ta thường có hai thái độ: hoặc là phó mặc; hoặc là vùng vẫy bơi về phía trước. Hai sự lựa chọn thường được tin rằng một đúng, một sai. Hầu hết đều nghĩ là không có sự chọn lựa nào khác. Vấn đềquan niệm về sự lựa chọn. Thường tình cho rằng chỉ có thể là bên nầy hoặc bên kia; quẹo trái hay phải; hành động hay buông tay. Trong thái độ đối lập người ta tin tưởng mạnh mẽ rằng bên kia sai thì bên nầy phải đúng. Một vị thiên hỏi Phật về phương cách vượt giòng cuồng lưu sanh tử. Câu trả lời của Bậc Đại Giác khiến vị nầy ngạc nhiên: Không đứng lại, cũng không bước tới. Đằng sau đó là áo nghĩa về con đường Trung Đạo.

KINH VĂN

Evaṃ me sutaṃ :Như vầy tôi nghe.
ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc).
Atha kho aññatarā devatā abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ jetavanaṃ obhāsetvā yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavantaṃ etadavoca :
Rồi một vị Thiên, khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, vị Thiên ấy bạch Thế Tôn:
'''kathaṃ nu tvaṃ, mārisa, oghamatarīti?
-- Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?
'appatiṭṭhaṃ khvāhaṃ, āvuso, anāyūhaṃ oghamatarinti
-- Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.
'Yathā kathaṃ pana tvaṃ, mārisa, appatiṭṭhaṃ anāyūhaṃ oghamatarīti?
-- Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?
'yadākhvāhaṃ, āvuso, santiṭṭhāmi tadāssu saṃsīdāmi yadākhvāhaṃ, āvuso, āyūhāmi tadāssu nibbuyhāmi [nivuyhāmi (syā. kaṃ. ka.)]. Evaṃ khvāhaṃ, āvuso, appatiṭṭhaṃ anāyūhaṃ oghamatarinti.
-- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy,
này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.
(Vị Thiên):
''Cirassaṃ vata passāmi,
Từ lâu, tôi mới thấy
brāhmaṇaṃ parinibbutaṃ.
Bà-la-môn tịch tịnh.


Appatiṭṭhaṃ anāyūhaṃ,
Không đứng, không bước tới,
tiṇṇaṃ loke visattikanti.. :
Vượt chấp trước ở đời.
Idamavoca sā devatā. Samanuñño satthā ahosi. Atha kho sā devatā : ''samanuñño me satthāti bhagavantaṃ
abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā tatthevantaradhāyīti.
Vị Thiên ấy nói như vậy và bậc Đạo Sư chấp nhận. Vị Thiên ấy biết được: "Thế Tôn đã chấp nhận ta". Vị ấy đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi biến mất tại chỗ.


THÍCH VĂN

santiṭṭhāmi đứng lại
saṁsīdāmi chìm xuống
āyūhāmi bước tới
nibbuyhāmi trôi giạt
appatiṭṭhaṁ không đứng lại
anāyūhaṁ không bước tới
oghamatarim vượt khỏi cuồng lưu


THÍCH NGHĨA

Đứng lại (santiṭṭhati) chỉ cho lối sống theo bản năng thị hiếu hay lợi dưỡng không có nỗ lực.
Chìm xuống (saṁsīdati) chỉ cho sự sa đoạ.
Bước tới (āyūhati) chỉ cho sự cố gắng năng nổ mà không có phương pháp thiết thực
Trôi giạt (nibbuyhati) hàm nghĩa là không đi tới đâu ngoài sự khổ công.
Không đứng lại, không bước tới (appatiṭṭhaṁ anāyūhaṁ) chỉ cho con đường Trung đạo.
Vượt khỏi cuồng lưu (oghamatari) chỉ cho sự giải thoát sanh tử.

Theo Sớ giải chữ đứng lại ở đây hàm nghĩa lối sống bản năng lợi dưỡng. Trong lúc lối sống ngược lại là hành xác là sự nỗ lực không thiết thực. Không may cho phần đông khi cố tìm ra một giải pháp đích thực giải quyết hệ luỵ của kiếp nhân sinh thì hầu hết lựa chọn một trong hai cách là: phó mặc với sự đưa đẩy mà rõ nét nhất là sống theo thị hiếu. Có người nhận ra sự bất cập trong lối sống thiếu tu dưỡng thì theo đuổi những hành trì ngược đời. Đã là cực đoan thì dù đứng lại hai bước tới đều là bất cập. Điểm chính ở đây không phải là sự lựa chọn bên nầy hoặc bên kia mà chính là làm thế nào để thiện pháp tăng trưởngbất thiện pháp suy giảm, hay nói cách khác là con đường Trung Đạo với chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệmchánh định. Đây là phương cách được Đức Phật dạy trong bài kinh nầy là không đứng lại, không bước tới mà là vượt lên trên. Rất tế nhị khó hiểu với phần đông nhưng người đang ngụp lặn trong giòng thủy lưu giữa đại dương mà cứ tin rằng chỉ có thể lựa chọn chọn trong hai cách hoặc dốc sức bơi lội hay buông tay không làm gì cả. Kết quả cả hai chỉ là chìm xuống hay trôi dạt.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng
(Chùa Pháp Luân)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.