Tứ Thánh Đế Một Chân Lý Cao Thượng

05/03/20243:33 SA(Xem: 1106)
Tứ Thánh Đế Một Chân Lý Cao Thượng
TỨ THÁNH ĐẾ MỘT CHÂN LÝ CAO THƯỢNG
(Tuệ Cù Mây)

Khoá thiền online K32 TỨ THÁNH ĐẾKhoá thiền online K32 TỨ THÁNH ĐẾ là một khoá rất đặc biệt. Thay vì kéo dài 3 ngày thì thành 11 ngày. Từ 11 ngày và lại tăng thêm thành 18 ngày. Và cứ thế, chúng ta nghe giảng, đọc Kinh, suy ngẫm lời Phật dạythực hành để có những kết quả ngay bây giờ ở đây và thân chứng hạnh phúc và an vui ngay lập tức và dài lâu. Chúng tôi được TS Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch công ty sách Thái Hà trực tiếp hướng dẫn, với mỗi ngày 6 thời thiền toạ, 6 thời thiền đi và 2 bài giảng. Tôi đang rất hạnh phúc.

Khoá thiền TỨ THÁNH ĐẾ lần này, thầy Hùng lấy Kinh “Chuyển Pháp Luân” làm mấu chốt. Chúng tôi được nghe giảng rất kỹ, rất sâu, từng câu, từng từ, rồi học thuộc lòng để suy ngẫm và thực hành. Thầy Hùng luôn tuyên bố rằng Kinh “Chuyển Pháp Luân” là bản Kinh quan trọng nhất, rằng nếu gom tất cả các bản Kinh vào 1 bản Kinh thì chính là Kinh “Chuyển Pháp Luân”. Rằng tất cả các bản Kinh khác chủ yếu chỉ để giải thích làm rõ bản Kinh này.

Tôi đích thân nghe rất nhiều lần thầy Hùng nói rằng Kinh “Chuyển Pháp Luân” cao quý vô cùng, giá trị vô cùng, rằng Tứ Thánh Đếchân lý cao thượng, là tuyệt đỉnh. Càng tu càng học, tôi càng thấm, càng ngấm, nhất là sau khi 18 ngày đã trôi qua, miên mật tu tập từ 4 giờ sáng đến 22 giờ tối.

Ngay lúc này tôi nhớ, trong Tương Ưng Bộ Kinhđoạn Đức Phật Thích Ca của chúng ta cầm nhúm lá trên tay và hỏi các Tỳ kheo rằng lá trên tay ngài nhiều hay trong rừng nhiều thì các tỳ kheo đáp lá trong tay quá ít còn lá trong rừng thì quá nhiều. Và Ngài nói “Này các Tỳ kheo, điều ta biết thì quá nhiều, nhưng những gì ta dạy các các ông thì rất ít nhưng đó là những gì cần thiếtcăn bản cho sự giải thoát. Những gì ta dạy cho các Ông? Chính là: Đây là khổ;  Đây là khổ tập; Đây là khổ diệt; Đây là con đường đưa đến khổ diệt.

Ngẫm lại đời mình thật thú vị và kỳ lạ. Đã bao lần tôi đã hời hợt, có đọc cũng như 1 chú vẹt, thậm chí đọc một đoạn Kinh còn lúng túng, vô hồn. Rồi tôi đã được nghe dọng đọc của thiền sinh Tuệ Hòa trong lớp cất lên với âm vang và năng lượng như lối cuốn tôi trở về để thấy rõ Người Cha mình, Đức Phật Thích Ca, đã để lại cho con 1 gia tài để mà cùng cả xã hội dùng mà không hay biết!

Bây giờ tôi đã biết niệm Phật bằng tiếng Pali “Buddham saranam gacchami.” Bây giờ tôi đã biết mỗi ngày xin tự mình quy y Đức Phật Sakyamuni Buddha chứ không một ai khác. Ngay bây giờ, ngay lúc này, con xin quay về nương tựa Phật. Rồi nương tựa Pháp và nương tựa Tăng.

Tôi ngồi và biết ơn một người bạn đã giới thiệu để tôi được tham gia khoá thiền đặc biệt này. Tôi đang niệm thầm trong đầu “Samgham saranam gacchami”. Con xin quay về nương tựa tăng thân, đạo tràng và nương tựa không chỉ các bậc Tăng lớn mà còn cả lớp thiền, cả gia đình “Thiền trong từng phút giây”.

Đức Phật đã chỉ rõ cho tôi bí quyết này, Pháp này để tôi hết khổ ngay bây giờ ở đây, để tôi có hạnh phúc và an vui ngay bây giờ ở đây. Pháp này thiết thực hiện tại, đến để mà thấy, không có thời gian, có tính hướng thượng, cho người trí tự mình giác hiểu. Pháp này chỉ áp dụng cho những ai thấy “Khổ”  và đi tìm cách để chấm dứt khổ. Tứ Thánh Đế đúng là tuyệt vời, là vi diệu, là cao quý như lời chia sẻ và nhấn mạnh rất nhiều lần của TS Nguyễn Mạnh Hùng mỗi ngày.

Tôi ngồi thư giãn sau thời thiền sớm mai từ 4 giờ sáng đến 6 giờ và suy ngẫm rằng tôi đã đọc biết bao bản Kinh nhưng đã không hề biết, không hề phân biệt đâu là Kinh Phật gốc, Kinh mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết và đâu là không phải. Bây giờ được học thêm Kinh Kalama, tôi đã biết so sánh đối chiếu để không ai có thể lừa được mình. Quả đúng như vậy. Chỉ có bản Kinh nào mà tôi nghe, thực hành theo mà mang đến hết đau khổ có an vui ngay bây giờ ở đây thì đó mới là Kinh Phật thật, là Kinh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni.

Tôi lại ngồi niệm lại “Dhamman saranam gacchami”. Con xin quay về nương tựa Pháp, Pháp gốc của Đức Phật Gotama.

Hôm trước thầy Hùng có cho ca lớp xem bức ảnh một người ngồi thiền trên đỉnh Himalaya mà tuyết che kín người. Nếu trước đây thì đúng là tôi đã mê tít và bái phục. Nhưng bây giờ, dù thầy chưa nhắn câu nhận xét hay bình luận gì nhưng tôi cũng đã thấy cách tu này chưa chắc đã mang đến giác ngộ giải thoát, có khi còn là cực đoan. Tuy nhiên bức ảnh đó cũng giúp tôi cảm nhận được sự quyết tâm tuyệt đối của hành giả đó để lại cho  mình không thể dễ duôi và hời hợt. Thật thú vị.

Tôi ngồi quán chiếu lại và nhớ về cuộc sống của chính mình vaog tháng 4 năm 2016. Khi đó tôi có biến cố về gia đình và về sức khỏe nên ăn chay. Lúc đầu các thầy bảo tôi ăn nguyên rau, chỉ ăn rau. Lúc nào thấy mệt thì uống thêm hoa quả. Rồi tôi theo dõi, thấy các thầy ấy ai cũng yếu ớt, ít khi thấy các thầy dậy sớm và thức khuya. Mỗi lần lên thời khóa thì không có thể đứng lậy 5 vóc sát đất được mà hầu như chỉ ngồi cúi xuống. Sau này con đọc các sách minh triết trong ăn uống và sách “Hoàng đế nội kinh” và đọc được bài viết “Ăn chay là cách phóng sinh tốt nhất” của thầy Nguyễn Mạnh Hùng thì thấy là cách ăn đó sai và cực đoan. Và con thay đổi sang cách ăn âm dương và chỉ ăn khi dạ dày chứa 60-80 %, không bao giờ ăn vặt và ăn thức ăn chế biến sẵn, thực tập ăn với tâm quán chiếu không phân biệt dính mắc, không kheo mẽ, hòa nhập nhưng không hòa tan.

Tôi ngồi nghe giảng và suy ngẫm rằng mình qua may mắn khi biết đến Chánh Pháp. Rằng tất cả là nghiệp của mình đã gây ra do thân khẩu ý. Do quả của kiếp trước, của quá khứđời sống này, ai đó may mắn, thành công, ai đó bất hạnhnghèo đói. Đúng là nếu đắm say của cải vật chất, tài, sắc, danh, thực, thùy với 5 dục trưởng dưỡng này, như 5 ngón tay trên 1 bàn tay thì khổ đến tức thì. Bây giờ tâm con không mong cầu, bình an lắm ạ.

Hôm nay con sẽ học tiếp và tiếp tục nghe thầy giảng, xin lắng nghe để suy ngẫm và thực hành. Xin gửi bình anhạnh phúc ngay lúc này đến tất cả, tất cả.

Ngày 4.3.2024

Tuệ Cù Mây





Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21448)
12/10/2016(Xem: 19336)
26/01/2020(Xem: 12054)
12/04/2018(Xem: 20276)
06/01/2020(Xem: 11115)
24/08/2018(Xem: 9587)
12/01/2023(Xem: 4013)
28/09/2016(Xem: 25237)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…