Bắt Đầu Từ Việc Nhỏ Phần 2 & 3

10/06/20244:08 SA(Xem: 1654)
Bắt Đầu Từ Việc Nhỏ Phần 2 & 3

Ajahn Lee Dhammadharo
BẮT ĐẦU TỪ VIỆC NHỎ PHẦN-2 & 3
Tuyển tập các bài Pháp dành cho tân thiền sinh
Starting Out Small-Portfolios 2 & 3
A Collection of Talks for Beginning Meditators
Ajahn Thanissaro (Geoffrey DeGraff)
Dịch từ tiếng Thái
Dịch từ tiếng Anh:  Diệu Liên Lý Thu Linh

2024
Starting Out Small Bắt Đầu Từ Việc Nhỏ
PDF icon (4)Bắt Đầu Từ Việc Nhỏ Phần 2 & 3
(Xem Phần 1)


THÔNG TIN BẢN QUYỀN

©2003 Metta Forest Monastery.

 

Tài liệu này: "Bắt đầu từ việc nhỏ (Tập 2 & Tập 3): Là một bộ sưu tập các cuộc nói chuyện cho những người mới bắt đầu hành thiền của Ajaan Lee Dhammadharo, được dịch từ tiếng Thái bởi Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (BCBS Edition), biên tập lần cuối vào  ngày 30 tháng 11 năm 2013:

 http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/lee/startsmall2.html .

 

Chuyển ngữ từ Anh sang Việt: Diệu Liên Lý Thu Linh (quytuongtrovn@gmail.com).  Nếu bạn cần sử dụng bảng dịch tiếng Việt, xin liên hệ theo email trên.


Mục Lục

Phần 2 -  Portfolio 2

QUÁN TƯỞNG VỀ CÁI CHẾT

+  ĐẾN BỜ

+  HÀNH ĐỘNG ĐÚNG, KẾT QUẢ ĐÚNG

THANH KHIẾT & MINH BẠCH

TU CHÂN CHÁNH, BIẾT RÕ RÀNG

+  SỐNG TRONG AN BÌNH

BỒI DƯỠNG TÂM

Phần 3- Portfolio 3

BẢN CHẤT CÔNG ĐỨC

QUYẾT TÂM

+  HƯƠNG PHÁP THANH KHIẾT

PHỤ LỤC:

 +  Cẩm Nang Giúp Giảm Đau

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

Về Tác Giả

 

blankNgài Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961) là một trong những vị tỳ kheo theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng của Thái Lan bậc nhất. Cuộc đời Ngài ngắn ngủi nhưng đầy biến độngNổi tiếng là vị thầy đạo hạnh và có khả năng thần thông, Ngài là người đầu tiên đã đem truyền thống tu khổ hạnh ra khỏi những cánh rừng thuộc lưu vực sông Mê-kông, để hòa nhập vào xã hội hiện đại ở ngay trung tâm Thái Lan.

 

Về Dịch Giả

 (Tiếng Thái qua tiếng Anh)

blankTỳ Khưu Thanissaro (Geoffrey DeGraff) là một tu sĩ người Mỹ theo truyền thống tu trong rừng của Thái Lan.  Sau khi tốt nghiệp Đại học Oberlin năm 1971 với chuyên ngành về Lịch sử Tri Thức Âu Châu, ông theo học thiền với Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko ở Thái Lan và xuất gia năm 1976.  Năm 1991 Sư giúp thành lập Metta Forest Monastery ở San Diego, California, nơi Sư sau này làm trụ trì.  Sư là một dịch giả, người viết năng nổ.  Nhiều tác phẩm của Sư có thể được tìm thấy trên mạng : www.accesstoinsight.org


Lời Giới Thiệu 

             

Đây là một tác phẩm chưa hoàn chỉnh.  Tôi đã hy vọng cuối cùng có thể cung cấp một bộ sưu tập tiếng Anh các bài nói chuyện của Ajaan Lee đầy đủ hơn nhiều, để thêm vào các bộ sưu tập đã có sẵn: Lessons in SamadhiFood for ThoughtInner Strength, and The Skill of Release (Bài học về Samadhi, Thực phẩm cho Tâm, Sức mạnh Nội tâmKỹ năng Giải thoát).

 

Nhưng hiện tại, để phù hợp với tựa đề của bộ sưu tập, tôi muốn bắt đầu từ một quy mô nhỏ.

Các bài pháp thoại được chuyển ngữ ở đây bắt đầu từ những bài nói chuyện của Ajaan Lee với các nhóm thiền sinh.  Có người là đệ tử của ngài; có người hoàn toàn xa lạ. Trong mọi trường hợp, Ajaan Lee thấy cần phải đề cập đến những loại câu hỏi mà các thiền sinh mới thường thắc mắc như:  - Tại sao phải thiền? Nên thiền như thế nào? Và tại sao phải theo một cách đặc biệt nào đó?  Với phong cách riêng của mình, Ajaan Lee không chỉ cung cấp những câu trả lời thẳng thắn cho những câu hỏi này mà còn kèm thêm những so sánh sống động, để giúp người nghe liên hệ sự thực hành của họ với các hoạt động quen thuộc, để họ không cảm thấy bị đe dọa bởi những lãnh vực tâm linh chưa được khám phá mà họ đang cố gắng chế ngự.

Một khía cạnh trong giáo lý của Ajaan Lee có thể khiến bạn thấy xa lạ là sự phân tích cơ thể thành bốn tính chất: đất, lửa, nước và gió. Phương thức phân tích này có từ thời Đức Phật, tuy nhiên Ajaan Lee đã phát triển nó theo một cách đặc biệt. Hãy xem sự phân tích này, không phải nhằm vào khía cạnh sinh học hay hóa học – là các đề tài khoa học chúng ta sử dụng để phân tích cơ thể từ bên ngoài - mà là một phương cách phân tích cơ thể từ bên trong. Đây là một khía cạnh nhận thứcchúng ta thường bỏ qua và, ít nhất trong Anh ngữ, chúng ta không có đủ vốn từ để mô tả chúng. Khi thông qua thiền định, bạn đã trở nên quen thuộc với khía cạnh này của nhận thức, bạn sẽ thấy phương pháp phân tích của Ajaan Lee hữu ích như thế nào.

Các bài pháp thoại bao gồm ở đây đã đi một con đường khá lòng vòng từ lời giảng của Ajaan Lee đến mắt bạn đọc. Một trong các đệ tử của ngài - một tu nữ, Mae Chii Arun Abhivanna - đã ghi chép lại các buổi nói chuyện, sau đó cô đã sắp xếp chúng lại, tạo thành các phiên bản mới.  Ajaan Lee đã xem xétsửa đổi lại các phiên bản của các pháp thoại trước năm 1957. Đối với các pháp thoại thực hiện sau năm đó, Mae Chii Arun đã không kịp thực hiện việc sắp đặt lại cho đến sau cái chết của Ajaan Lee vào năm 1961, vì vậy chúng được in mà không có ý kiến đóng góp của ngài.

 

Thanissaro Bhikkhu
Tháng 10, 1999

 

Lời Người Dịch

(Từ tiếng Anh sang Việt)

blankNhờ sự gia hộ của chư thiên, chúng tôi đã hoàn thành việc dịch Phần I của quyển Bắt Đầu Từ Việc Nhỏ (Starting Out Small) khoảng cuối năm 2023.

Nhiều bạn đọc đón nhận dịch phẩm tiếng Việt với sự ưu ái, rộng lượng sẵn dành, khiến người dịch này dù có đuối sức ở cái tuổi gần đất xa trời, dù đầu óc đã có phần mụ mị về chữ nghĩa, cũng cố gắng hoàn tất phần 2 và 3 của sách.  Hơn nữa khi chúng tôi xin phép được dịch phần đầu của sách, thiền sư Thanissaro qua email, đã cho phép dịch luôn phần 2 & 3, như một điều tất nhiên.

Biết đâu đây là món quà cuối cùng để tặng những người bạn, quý mạnh thường quân, đã luôn ủng hộ, sách tấn chúng tôi – từ tinh thần đến vật chất, từ những ngày đầu tập tành dịch các tác phẩm Phật giáo.

Xin lạy tạ sự gia hộ của chư thiên.  Xin cảm ơn tất cả các tác giả, thiền sư, pháp sư… đã cho phép chúng tôi dịch các tác phẩm của quý ngài.  Xin sám hối về những lỗi lầm, sơ sót trong công tác dịch thuật, do sự hiểu biết giới hạn, yếu kém của người dịch.

Nguyện hồi hướng phước báu mà con đã trong sạch làm đây đến cửu huyền thất tổ.  Xin chia đều phước báu này đến tất cả chúng sinh.  Nguyện cho Phật pháp mãi trường tồnthế gian.  Nguyện cho Chánh Pháp luôn sáng tỏ trong tâm người con Phật, để chúng con mau được giải thoát đến Niết-bàn.

Kính bút,

 

Diệu Liên Lý Thu Linh

Mùa Phật Đản năm 2024





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.