Cầu Nguyện Trong Đạo Phật | Lê Huy Trứ

24/08/20242:41 CH(Xem: 405)
Cầu Nguyện Trong Đạo Phật | Lê Huy Trứ

CẦU NGUYỆN TRONG ĐẠO PHẬT

Lê Huy Trứ
PDF icon (4)Cầu nguyện trong đạo Phật
audio logo



cau nguyen

Đức Thế Tôn chỉ xây nền tản căn bản của Phật Pháp và để tự chúng sinh dựng nên cơ cấu của Phật GiáoĐức Phật không sáng lập tôn giáo, không viết kinh điển hay thánh kinh để cho tín đồ cầu tụng, tôn thờ và lạy lục van xin mình như những tôn giáo khác. 

 

Phật Tử qùy gối trước Đức Phật và các vị Bồ tát thánh hiền, để tỏ lòng tôn kính.  Nhưng không phải để tuyên xưng lòng tin hay tôn vinh quyền uy của Phật, và các vị Bồ tát thánh hiền, mà chỉ để quán chiếu các đức tính đại từ đại bi của các ngài với lòng khát khao được hoàn thiện những đức tính đó trong chính tự thân của mình.   

 

Bất cứ ai cũng có thể đứng trước Đức Phật với đầy phẩm cách, không phải như quỳ lụy, cầu khẩn, van xin, sợ hải trước một đấng toàn năng đầy uy quyền thưởng phạt, và sinh sát của các tôn giáo khác.  

 

Qùy gối lạy Phật là lạy chính ta với tâm vô ngã, mà những hình tượng trước mắt ta chỉ là tượng trưng, vô tri vô giác. Đó là ý nghĩa của Phật tại tâm

 

Đức Thế Tôn đã từ bỏ những gì phàm phu ham muốn – ngai vàng, quyền quý, giàu sang để sống ‘màng trời chiếu đất,’ vô gia cư, làm người khất thực, vô ngã để tầm đạo – vì không muốn bị câu thúc vào những vòng cương toả của tham, sân, si vô thường đó. 

 

Phật Thích Ca không chủ trương cầu nguyện để mong được phép lạ hay luyện thần thông để biến ra những điều mong muốn. 

 

Ngài không dạy chúng sinh niệm thần chú.  Ngược lại, Ngài đã cảnh cáo các đệ tử của ngài là không nên phô trương hay lạm dụng những năng lực thần thông mà họ chứng đạt được vì những huệ căn này chỉ là những thành công tạm bợ không phải là chân lý tối thượng của đạo giác ngộ

 

Đức Phật không dạy cầu nguyện, tụng kinh, ước muốn, van xin, thờ cúng tha lực bên ngoài để xin cứu rỗi. Đức Thế Tôn lý luận rất thực tiễn, giải thích Phật Pháp rất khoa học.  Ngài dựa trên nền tảng nhân quả và 12 nhân duyên, Tứ Diệu ĐếBát Chánh Đạo – không có phần ‘chánh tín’ – để hướng dẫn chúng sinh tự mình đạt được trí tuệ với cứu cánh giác ngộ. 

 

Ngài cũng dạy chúng ta về đức tánh từ bi, trí dũng, tự tin, tự mình minh tâm kiến tánh để thành Phật như Ngài. 

 

Phật dạy, “Như Lai thị chơn ngữ giả, thật ngữ giả, bất dị ngữ giả, bất cuống ngữ giả.” 

 

Nghĩa là lời nói của Như Laichân chính, là thành thật, không tráo trở và không bao giờ dối trá

 

Thomas Huxley, famous British scientist, "Buddhism is a system which knows no God in the Western sense, which denies a soul to man and counts the belief in immortality a blunder, which refuses any efficacy to prayer and sacrifice, which bids men to look to nothing but their own effort for salvation, which in its original purity knew nothing of the vows of obedience and never sought the aid of secular arm, yet spread over a considerable portion of the world with marvelous rapidity and is still the dominant creed of a large fraction of mankind."  

 

Thomas Huxley, khoa học gia nỗi tiếng người Anh nói, 

"Đạo Phật là một hệ thống tư tưởng không chấp nhận Thượng đế theo nghĩa của Tây phương, phủ nhận con ngườilinh hồn và sự tin tưởng sai lầm vào trường sinh bất tử, cho rằng cầu nguyện cúng tế chẳng có hiệu quả gì, và trong sự trong sạch nguyên thủy chẳng thệ nguyện trung thành và tìm đến với sự giúp đở nào của tha lực trên đời. Tuy vậy, Đạo Phật đã được phổ biến một cách mau lẹ trên một phần rộng lớn đáng kể của thế giới và đang là tôn giáo chế ngự phần lớn nhân loại." (BuddhaSasana website, Science and Buddhism, Khoa Học và Phật Giáo, Liễu Pháp trích dịch.11/1999, http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha014.htm) 

Theo tôi nghĩ, thì Đức Phật Thích Ca đã thuyết pháp đạo giác ngộ trong vòng 45 năm trước khi Jesus Christ truyền đạo Christian, 1600 năm.  Ngài không đề cập đến Thượng Đế, hay ‘Gods của Tây Phương’ vì những tôn giáo đó chưa hiện hữu lúc đó.  Bởi vì, Ngài không thể chấp nhận hay phủ nhận cái chưa bao giờ hiện hữu? 

 

Phật Giáotôn giáo duy nhất không dựa vào tín ngưỡngtự giác. Tuy vậy, tụng kinh, niệm Phật, cầu nguyện, nghi lễ của các đệ tử của Ngài truyền lại sau này – trông có vẻ như tín ngưỡng, chánh tín, nhưng không phải là hoàn toàn vô ích nếu chúng ta trì được cái ý trong kinh điển Phật Giáo, để không bị vô minh che lấp, đưa đến mê tín dị đoan.  Rồi thì một bước đến cuồng tín, có thể đưa đến những hành động cực đoan

 

Trong tựa đề ‘Ý nghĩa của cầu nguyện, cầu an và cầu siêu,’ Thích Nhật Từ viết, “Đạo Phật không dạy ta sống với những ước muốn hay cầu nguyện suông, trái lại dạy ta các phương pháp cụ thể để biến niềm mơ ước chân chánh và cao đẹp trở thành hiện thực.” 

 

Thích Tịnh Từ giảng, “Cầu nguyện vì thế chính là phương pháp nhìn lại con người thật của mình, quan sát tâm mình và trừ khử khát vọng phàm tình, ích kỷ, ỷ lại, yếu đuối. Cầu nguyện là một cách định tâm định ý để chuyển hóa lòng mình, lòng người.”  

 

“Cầu nguyện là tiến trình làm phát khởi trạng thái cao thượng nhất là Phật tính của chúng ta. Một tiềm năng mà mọi người đều sở hữu bình đẳng như nhau. Phật tínhnăng lượng sự sống căn bảnyêu thương vốn có trong vũ trụ. Cầu nguyện là 

tiến trình chuyển hóa những xung lực ham muốn ích kỷ thành tình thương vị tha.” 

(www.sgi.org/buddhism/buddhist-concepts/prayer-in-buddhism html) 

 

Tôn giáo nào, đạo nào cũng có những thành phần kém kiến thức, cuồng tín, ngu muội. Lão Giáo cũng không ngoại lệ. Lão Giáo cũng có những triết lý cao siêu thoát tục, khó truyền đạt cho nên bị thoái hóa bởi sự bành trướng mạnh hơn của Khổng GiáoPhật Giáo trong xã hội Trung Hoa thời đó.  

 

Triết lý của Lão Tử bị những kẻ này hiểu sai lạc, và vì muốn sống còn nên họ cố tình len lỏi vào Phật Giáo rồi ngụy tạo ra những kinh điển đại thừa đầy tính chất thần thoại, hoang đường, đi ngược với chính pháp. Họ cố tình sát nhập hai tôn giáo này lại với nhau, làm Phật Giáo lẫn Lão Giáo bị hiễu lầm sai lạctôn giáo mang đầy tính chất mê tín dị đoan.  

 

Ngược lại, có nhiều kinh điển Đại Thừa được các Tổ dựa vào những kinh điển Nguyên Thủy của Phật thuyết. Nhưng được diễn đạt theo văn chương bác học, rất giá trị cho những người học Phật.  Nhất là cho những người Âu Mỹ với tư tưởng cởi mở, phóng khoáng, thực tiễn, logic với đầu óc khoa học. 

 

Nhờ nhân duyên đọc được những triết lý cao siêu đó mà họ muốn tìm hiểu, nghiên cứu thêm và rất thán phục triết lý Đông Phương, nhất là của Phật Giáo.  

 

Tuy có người cho những kinh điển Đại Thừa là ngụy kinh, 30% Phật thuyết, 70% rác rưới, nhưng theo tôi chừng 30% Phật thuyết, 20% có thể là rác rưới vì tôi chưa hiểu tới ý Tổ, và 50% 

là triết lý thâm diệu của văn minh Trung Hoa thời đó được các Tổ truyền lại, dựa vào ý của Phật thuyết, như thị Ngã văn và qua chứng đắc, kiến tánh, của chính họ. 

 

Lời hay ý đẹp, chân lý tự nó có tính thuyết phục trừ khi mình dùng nó, tự nhận nó là của mình với ý định đen tối thì dù là chính Phật thuyết hay Tổ nói cũng trở thành tổ trác và ngụy tạo.  

 

Trên thực tế tất cả thánh kinh của các tôn giáo khác cũng như rất nhiều kinh điển Đại Thừa là ngụy tạo và được giảng dạy sai lạc vì người giảng thì ngu dốt, gian trátín đồ thì ngu xuẩn, hậu quả đưa đến cuồng tíndị đoan mê tín.  

 

Các giáo sĩsư hổ mang còn thao túng được quần chúng vì họ biết được cái nhu cầu cần thiết của con nguời – đa số con người chỉ muốn nghe điều mình muốn nghe, hiểu điều mình muốn hiểu cho ích lợi cá nhân.  

 

Cái mà con người mong cầu nhất, sợ hải nhất là khổ đau. Họ chỉ muốn chữa cái triệu chứng khổ đau chứ không muốn trị tận gốc khổ đau vì họ không thể từ bỏ những thói quen, tật xấu khác cho dù biết đó chính là nguồn gốc của khổ đau.  

 

Như người nghiện ngập ma túy, họ chỉ muốn dùng ma túy trị ghiền ma túy chứ không muốn cai ma túy, chữa dứt bệnh nghiện ngập. Có thể vì đó mà họ thích và nghiện thuốc phiện an thần của mê tín dị đoan hơn là đối diện với vô minh để giác ngộ, tự giải thoát.  

 

Bản tính của con người vốn yếu đuối, sợ hải nghịch cảnh, sợ đau, sợ khổ cho nên thuốc an thần cầu mong không phải là hoàn toàn có hại, có thể tạm dùng như là phương tiện của tâm lý để 

chữa bệnh khổ đau, trừ khi lạm dụngthái quá để bị nghiện ngập và bị nó sai khiến

 

Có một vị Phạm Chí hỏi Đức Phật, “Đệ tử của Ngài sau khi chết có thể cầu nguyện cho họ được lên thiên đàng hay không?”  

 

Đức Phật nói, “Không thể được!” 

 

Rồi Phật hỏi lại vị Phạm Chí, “Vậy những người tu theo Ngài sau khi chết lỡ đọa địa ngục, ngài có cầu cho họ được lên thiên đàng không?”  

 

Vị Phạm Chí khẳng định, “Được!” 

 

Phật đưa ra một câu hỏi, “Thí dụ, có một tảng đá lớn đem quăng xuống giếng, ông cho tất cả người Phạm Chí đến cầu nguyện để tảng đá được nổi lên có được hay không?” 

 

Vị Phạm Chí nói, “Tảng đá nặng đương nhiên phải chìm dưới nước, dù có cả ngàn người cầu cũng không thể nào làm nổi lên được?” 

 

Phật bảo, “Cũng vậy, một người khi đã tạo mười nghiệp ác thì không thể cầu cho họ lên thiên đàng được.” 

 

Để làm sáng tỏ thêm tinh thần cầu nguyện, Phật hỏi tiếp, “Thí dụ như, dầu đem đổ xuống nước, ông cho ngàn người đến cầu cho dầu bị chìm xuống nước được không?” 

 

Phạm Chí nói, “Dầu nhẹ hơn nước làm sao cầu cho nó chìm xuống được?” 

 

Phật bảo, “Cũng vậy, khi một người đã làm mười nghiệp thiện, dù cả ngàn người có cố cầu cho họ xuống địa ngục cũng không thể được.” 

 

Vị Phạm Chí nói, “Hay thay, Cồ Đàm đã khai mở tâm trí cho con, xin cho con được quy y Phật, Pháp, Tăng, và con nguyện trọn đời theo Phật học đạo.” 

 

Câu chuyện phổ thông trên đây là một trong những mẩu đối thoại giữa một vị Phạm ChíĐức Thế Tôn. Vị Phạm Chí này là một trong nhiều người may mắn được Đức Phật đích thân cảm hoá và điểm ngộ riêng vì họ đã có căn bản tu hành từ trước. 

 

Những cơ hội đối thoại hãn hữu này được các đệ tử của ngài đúc kết lại thành những bài kinh ngắn gọn, súc tích, nhưng đầy đủ giá trị thiết thực cho chúng sinh đã thể hiện tinh thần làm chủ bản thân qua triết lý nền tảng của nhân quả, mình làm việc thiện lành tốt đẹp sẽ được hưởng quả báo an vui, hạnh phúc.  Mình làm việc xấu xa, tội lỗi thì bị sa đọa, khổ đau.  

 

Đi ngược lại các truyền thống từ xa xưa, Đạo Phật ra đời nhằm trả lại quyền tự chủ của con người, họa hay phúc đều do mình tạo lấy, không ai có thể ban phước, giáng họa cho mình được. 

 

Ngược lại với lý luận ở trên, trong ‘Tư tưởng tha lực trong kinh Na Tiên Tỳ Kheo,’ Phan Minh Đức viết, “Tư tưởng Phật lực trong kinh Na Tiên Tỳ Kheo được xem là khởi nguyên tư tưởng 

tha lực trong giáo nghĩa các kinh của Phật Giáo Phát triển sau này. Ở đây chúng ta cũng nên xem qua tư tưởng tha lựckinh Na Tiên Tỳ Kheo đề cập đến như thế nào.” 

 

Nội dung kinh Na Tiên Tỳ Kheo ghi lại những lời vấn đáp giữa Tỳ kheo A La Hán Na Tiên (Nàgasena-người Trung Ấn, có nơi nói Tây Bắc Ấn Độ, vào khoảng nửa cuối thế kỷ thứ II trước Tây lịch) và vua Di Lan Đà (Milinda) tại thủ đô Sa Yết La (Sàkalà, cũng viết là Sàgala) thuộc vùng thượng lưu Ngũ Hà. Trong phần nói về “Nhân ít, quả nhiều.”  

 

Vua Di Lan Đà hỏi Tỳ Kheo Na Tiên như sau: 

 

-Bạch Đại Đức, các sa môn trong hàng ngũ của Đại Đức bảo rằng những kẻ có quá khứ không tốt, đã từng làm ác, nhưng đến khi lâm chung biết nghĩ tưởng đến Phật thì được sinh lên các cõi trời. Quả thật trẫm không tin được điều đó. 

 

Tỳ Kheo Na Tiên hỏi ngược lại nhà vua: 

 

-Giả sử có kẻ cầm một hòn đá nhỏ ném xuống nước, hòn đá ấy nổi hay chìm? 

 

- Thưa chìm. 

 

-Bây giờ, có kẻ đem một trăm hòn đá lớn chất vào một chiếc ghe lớn đủ sức chở hang ngàn tảng đá lớn thì trăm hòn đá ấy có chìm không? 

 

-Thưa không? 

 

-Đá không chìm là nhờ ghe chở. Cũng giống như thế, người làm ác khi chết biết tưởng nhớ đến Phật, được Phật lực nâng đỡ nên không đọa vào địa ngục mà lại sinh lên các cõi trời.  

 

Hễ ai tin Phật và tưởng nhớ đến Phật thì khi lâm chung đều được Phật tiếp độ  

 

(Kinh Na Tiên Tỳ kheo, Cao Hữu Đính soạn thuật, Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên-Huế ấn hành, 1996) 

 

Những biện luận trên đây nghe dường như có vẻ logic, thực tiển, nhưng không thể áp dụng cái lối Tam Đoạn Luận này cho tâm linh được. Tất cả hai lý luận tự lựctha lực ở trên đều là 

phân biệt nhị nguyên, phân biệt thiện ác, thiên đường, địa ngục chứ không phải bất nhị

 

Có những kinh điển cũng chú thích là kim khẩu của Đức Thế Tôn, Phật nói, Phật dạy, riết rồi không biết đâu để kiểm chứng.  

 

Không lẽ Phật lại tự mâu thuẩn với Phật?  

Đức Thế Tôn và các đại đệ tử nói một đường làm một nẻo, đầy thiên vị lẫn lạm dụng thần thông đầy mê tín dị đoan để độ những kẻ ác thay vì ưu tiên cho những người xứng đáng được cứu độ trước?  

 

Cho nên, người Phật Tử phải đề cao cảnh giác, biết nhận xét để đọc hiểu được ý kinh mà hành trì không thì đại oan cho Phật, đại hại cho mình lẫn cho người. 

 

Chẳng hạn, có khá nhiều điển tích thần thoại trong Tiểu Bộ Kinh Tập II – Thiên Cung Sự cho thấy kết quả thoát sinh lên Thiên 

Giới của những chúng sanh hữu tình lẽ ra bị đọa vào ác đạo đều do sự tác ý (ý muốn) của Đức Phật hoặc Thánh Đệ tử như Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Xá Lợi Phất.  

 

Sau đây là ba trong nhiều tích truyện bút giả trích dẫn từ 

Tiểu Bộ Kinh – Tập II (Tạng Pali) chứng minh Phật Lực hoặc Thánh Lực được họ cũng gọi là ‘bất khả tư nghị’ (không được ‘phép’ bàn cải) của Đức Phật và Thánh đệ tử

 

Ba câu chuyện đó là Lâu đài do cúng mè (Tiladakkhina-Vimàna,) Lâu đài của nàng Chiên-Đà-La (Candàlì-Vimàna,) và Chuyện thí dụ phước điền (Khettùpamà) có những đặc điểm chung là cả ba chúng sanh hữu tình đều có những ác nghiệp, sắp chết và bị đọa vào địa ngục và cả ba đều được sinh lên thiên giới nhờ Tha Lực của Phật hoặc Thánh.  

 

Cả ba trường hợp nhân quả đồng thời: cúng mè, đảnh lễ Thế Tôn là nhân. Kết quả sanh thiên là nhờ Phật Lực hay Phước điền của Phật và Thánh đệ tử. Tương tự trong Hán Tạng, nguyện Lực của Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sanh Niệm Phật: Niệm Phật là Nhân, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc là quả.  

 

Quả Vãng sanh là do Phật Lực của Phật A Di Đà đã thành tựu 48 đại nguyện độ khắp chúng sanh quyết định.  

 

Ba trường hợp sinh thiên này tương đồng với những lời kinh trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh: khi một người sắp chết do nghiệp lực bi đọa ác đạo nhưng sẽ được đới nghiệp vãng sanh nếu kẻ ấy may mắn được thiện trí thức khuyên bảo niệm thánh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật tương tục mười niệm thì nhờ 

nguyện lực của Phật Di Đà kẻ ấy được vãng sanh Tây Phương cực lạc quốc. 

 

(Tha lực trong kinh tạng Pali và Hán tạng, Tâm Tịnh) 

 

Nếu thật sự cầu trời cứu rỗi, luôn luôn được ứng nghiệm linh thiên.  Thì, tôn giáo nào cũng làm được, như họ thường hứa hẹn để mị tín đồ.  Nếu cầu gì được nấy, thì Đức Thế Tôn không cần phải mất công bỏ hết những giàu sang, quyền quý làm kẻ vô gia cư để tầm đạo cứu độ chúng sinh – tự mình giải thoát khỏi khổ đau của chính mình.  

 

Mọi chuyện, thượng đế đã an bài. “Nhất thực nhất ẩm giai do tiền định.” 

 

Điều này có nghĩa là tu tâm hành thiện không cần thiết cho con người.   

 

Bởi vì, chỉ cầu là được trời cho. Con người trước khi chết chỉ cần tin tưởng vào Chúa trời cứu rỗi là được cho lên thiên đường.   

 

Hay “Tương tục mười niệm, nhờ nguyện lực của Phật Di Đà, kẻ ấy được vãng sanh Tây Phương cực lạc quốc.”   

 

Khỏi cần xin VISA. 

 

Nếu đây là sự thật thì tôi nguyện chết đi xuống địa ngục. Bởi vì, ở trên thiên đường, trong cõi Tây Phương cực lạc, đầy rẩy những kẻ gian ác, bất lương, … chạy đầy đường.  

 

Trên thực tế, có bao nhiêu người cầu luôn luôn khả đắc – cầu gì được nấy?  Hay, là ghét của nào trời trao của nấy? 

 

Đó là sự thật. Sự thật sẽ giải thoát chúng ta. 

 

Con người vô cầu phẩm hạnh thanh cao. 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.