Vượt Thoát Sợ Hãi Sinh Già Bệnh Chết | Quảng Tánh

01/09/20245:13 SA(Xem: 465)
Vượt Thoát Sợ Hãi Sinh Già Bệnh Chết | Quảng Tánh
VƯỢT THOÁT SỢ HÃI
SINH GIÀ BỆNH CHẾT

Quảng Tánh


hoa senNgười thường ưu tư về thân phận luôn ám ảnh bởi câu hỏi ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Hầu như chẳng ai có ký ức lúc chào đời, chỉ nghe người thân kể lại rồi tha hồ tưởng tượng. Nhưng hình dung về cái chết của mình thì ai cũng có, tâm trạng mỗi người rất khác nhau.

Có người mới nghĩ thoáng qua liền nhanh chóng tìm thứ khác chen vào, tự trấn an còn lâu và xa lắm, làm sao mà chết được! Có người thấy rõ hơn, chấp nhận sự thật của kiếp người nhưng sợ hãi. Vì chết là điều khủng khiếp nhưng đành phải buông tay bất lực, không ngăn cản được. Một số khác thì an nhiên hơn, có sinh thì ắt có tử. Biết rằng chết là nỗi khổ lớn, cũng lo sợ nhưng tin tưởng chết rồi sẽ sinh vào nơi tốt đẹp nhờ thiện nghiệp đã làm.

“Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

- Đối với sắc không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục, tâm không giải thoát, thì không vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.

- Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức mà không biết, không rõ, không đoạn tận, không lìa tham dục, tâm không giải thoát, thì sẽ không thể nào vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.

- Tỳ-kheo, đối với sắc nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu ly dục, thì sẽ vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.

- Này các Tỳ-kheo, người nào nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu lìa tham dục, tâm giải thoát, thì có thể vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.

- Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức nếu người nào nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, lìa tham dục, tâm giải thoát, thì sẽ vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

(Kinh Tạp A-hàm, quyển 1, kinh số 4. Vô tri)

Để không còn lo sợ hay thong dong với cái chết của bản thân mình là một việc lớn. Người nào thấy biết thường trực về ngũ uẩn giai không thì sinh tửlẽ thường nhiên, hoàn toàn không sợ hãi. Cái gọi là tôi, thân tâm này, thực chất là một hợp thể của sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Chúng sinh chấp thủ ngũ uẩn gồm thân thể, cảm thọ, tri giác, tâm hànhnhận thức là mình, là tôi nhưng kỳ thực chúng do duyên sinh. Phàm cái gì do duyên mà sinh thì cũng do duyên mà diệt.

Thấy rõ tính chất duyên sinh của từng uẩn và toàn bộ năm uẩn sẽ từng bước xa lìa chấp thủ và đoạn tận tham ái. Thế Tôn đã xác quyết “đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà không biết, không rõ, không đoạn tận, không lìa tham dục, tâm không giải thoát, thì sẽ không thể nào vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết”. Ngay đây, chính chấp thủ năm uẩn là cội nguồn của tham ái và khổ đau. Vì chấp thủtham ái năm uẩn nên không vượt qua sợ hãi sinh, già, bệnh, chết.

Cho nên, thấy rõ năm uẩn đều không là một tuệ giác lớn. Thân thể, cảm thọ, tri giác, tâm hànhnhận thức; thân tâm này không phải là tôi. Năm uẩn tuy có đó nhưng là giả có, do duyên sinh như huyễn. Thấy rõ tất cả đều sát-na sinh diệt vô thường, hết thảy đều trống rỗng như đống bọt nước, như tia chớp xé toạc màn đêm, như hoa đốm giữa hư không. Thiền quán về sinh diệt thân, thọ, tâm, pháp cũng thấy ra sự thật năm uẩn vô thường, vô ngã. Tuệ giác này sẽ dẫn đến ly tham, không chấp thủ năm uẩn và đoạn tận khổ đau sinh tử.

lotuses2




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.