Một Vị Thầy: Phra Ajahn Suchart Abhijāto | Mike Sheffield - Diệu Liên Lý Thu Linh Dịch

02/11/20243:48 SA(Xem: 509)
Một Vị Thầy: Phra Ajahn Suchart Abhijāto | Mike Sheffield - Diệu Liên Lý Thu Linh Dịch

MỘT VỊ THẦY: PHRA AJAHN SUCHART ABHIJĀTO
Mike Sheffield
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch

 

Phra Ajahn Suchart AbhijātoTrong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau trên khắp thế giới và nói chuyện trước đám đông – các vị khác chỉ tập trung vào việc thực hành và sống thuận theo giáo pháp. Phra Ajahn Suchart Abhijāto, một vị thầy trong truyền thống tu ở rừng Thái Lan, khẳng định vị trí của mình thuộc nhóm thứ hai này.

Sinh năm 1947, Ajahn Suchart được bà ngoại nuôi dưỡng ở vùng nông thôn Suphan Buri, phía tây bắc Bangkok. Mặc dù gia đình theo Phật giáo, nhưng ông không được dạy dỗ theo tôn giáo đó.  Thậm chí ông còn định chuyển đổi sang Cơ đốc giáo khi theo học tại một trường tiểu học Cơ đốc Phục lâm (chính quyền cung cấp nửa giá học phí cho những sinh viên cải đạo). Mối quan tâm của ông đối với giáo pháp bắt đầu từ năm 12 tuổi, khi ông tham dự một lễ tang cho anh trai của một người bạn cùng lớp bị chết đuối.  Ông viết trong cuốn tự truyện của mình: "Quan sát của tôi tại sự kiện đó là: đây là cách tất cả chúng ta sẽ kết thúc một ngày nào đó, ngay cả cha mẹ tôi.  Khi tôi nhìn vào đó, giống như tôi được gợi lại một ký ức cũ nói rằng, 'Đây là sự thật.'"

Ajahn Suchart tiếp tục học kỹ sư dân dụng tại Đại học Fresno, bang California, nơi ông rèn luyện kỹ năng tiếng Anh của mình trước khi trở về Thái Lan. Trong khi điều hành một cửa hàng kem bên bờ biển ở Pattaya, một khách du lịch đã tặng ông một quyển sách tiếng Anh làm thay đổi cuộc đời ông: Ba sự thật cơ bản của sự hiện hữu I: Vô thường (Anicca). Ông háo hức viết thư cho các nhà xuất bản yêu cầu gửi thêm tài liệu và được gửi một bản sao của Kinh Satipatthana, hay "Bài giảng về việc thiết lập chánh niệm", mà ông nghiên cứu và tụng đọc một cách siêng năng.

 

Do thực hànhtiến triển, ông bỏ việc để hành thiền toàn thời gian, sống đạm bạc bằng số tiền tiết kiệm khiêm tốn của mình. Một năm sau, ông quyết định xuất gia, nhưng trước tiên, ông phải tìm ra nơi nào, và học với ai. Ông muốn tìm kiếm một tu viện trong rừng hẻo lánh, nơi việc hành thiền được coi trọng hơn là nghiên cứu kinh điển.  Ông đã sử dụng sách hướng dẫn của Jack Kornfield[i] để thu hẹp phạm vi tìm kiếm các tu viện ở Thái Lan.

Năm 1975, ông xuất gia tại Wat Bowon, Bangkok, nhưng không ở lại lâu. Sư phụ của sư cho phép sư rời khỏi chùa để theo học với vị thầy Truyền thống Tu Rừng Luangta Maha BuaTu viện nằm sâu trong vùng nông thôn phía đông bắc, nơi sư trụ lại ở đó chín năm. Năm 1983, sư tìm đường đến Wat Yansangwararam - một ngôi chùa lớn dưới sự bảo trợ của hoàng gia ở Chon Buri, một quận ven biển phía đông nam Bangkok - nơi sư đã sống và giảng dạy kể từ đó.

Giống như nhiều vị thầy tu theo truyến thống ở rừng Thái Lan trước đó, Ajahn Suchart tránh nghiên cứu kinh điểnnhấn mạnh vào thiền định, bao gồm các thực hành tập trung như anapanasati (chánh niệm về hơi thở) và liên tục tụng Buddho ("Phật") như một câu thần chú. "Pháp xuất phát từ việc chỉ nghiên cứu khác với Pháp xuất phát từ thực hành thiền định", Ajahn Suchart viết. "Chúng tôi gọi Pháp là kết quả của việc thực hành thiền định là 'Pháp chân chính'. "

"Tôi chưa bao giờ vạch ra một kế hoạch hay mục tiêu cho cuộc đời mình... Điểm đến của tôi là chiếc quan tài. Tôi đến đó bằng cách nào là một vấn đề khác."

Mỗi thứ bảy, chủ nhật, và ngày lễ, Ajahn Suchart giảng Pháp bên ngoài kuti (thiền thất) của mình. Một số cuộc nói chuyện được ghi lại và phân phối miễn phí trên trang web của sư, cùng với những cuốn sách của sư.  Ngoài công việc của mình tại tu viện, Ajahn Suchart còn tổ chức các cuộc họp trên Zoom hàng tuần để trả lời các câu hỏi bằng tiếng Thái và tiếng Anh cho khán giả trong nước và quốc tế. Nhưng ngoài những cửa sổ giao tiếp ngắn ngủi này, Ajahn Suchart chọn không tương tác với thế giới bên ngoài, thay vào đó dành phần lớn thời gian để thực hành. "Khi buổi nói Pháp trong ngày kết thúc, ngày của tôi cũng kết thúc. Tôi không tiếp xúc thêm với bất cứ ai", sư viết.

 

Hỏi: Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi?

Bằng cách tự dạy cho mình chân lý của ba tính cách: anicca (vô thường), dukkha (khổ) và anatta (vô ngã). Khi biết rằng một ngày nào đó mình sẽ chết, bạn sẽ không sợ hãi. Chúng ta sợ hãichúng ta muốn sống mãi mãi. Chúng ta không muốn chết. Chúng ta không thể chấp nhận sự thật. Một khi bạn thấy rằng cuộc sống giống như mặt trời mọc và lặn, bạn sẽ không sợ chết - giống như mặt trời lặn. Bạn phải luôn tự nhủ rằng một ngày nào đó bạn sẽ chết, và sử dụng điều này như một đề mục thiền định của bạn. Nó sẽ giúp cho tâm trí của bạn tĩnh lặng và yên bình.

Các nhà sư sống trong rừng để tiếp cận với những tình huống đe dọa tính mạng.  Điều đó sẽ thúc đẩy ta buông bỏ sự chấp trước vào thân. Khi đã thực sự buông bỏ, chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất cứ điều gì xảy ra với thân. Thà sống mà không sợ hãi trong một ngày còn hơn là sống với nỗi sợ hãi trong một trăm năm, bởi vì sự sợ hãi rất có hại cho tâm ta. Bạn có thể thoát khỏi nỗi sợ hãi bằng cách chấp nhận sự thật thông qua việc thực hành thiền định.

Bạn sẽ cần một tâm bình an để suy ngẫm về sự thật này. Nếu tâm bạn không bình an, bạn sẽ bị chướng ngại bởi ác cảm của mình khi suy ngẫm về sự thật này. Ác cảm là cơ chế bảo vệ ảo tưởng, nhưng sự thật sẽ giải phóng bạn khỏi đó.

Trước tiên bạn phải làm tâm an tĩnh bằng cách tập trung vào hơi thở. Một khi đã đạt được chút bình tĩnh, bạn có thể quán chiếu ba tính cách của sự hiện hữu, quán rằng thực tế là bạn sẽ chết một ngày nào đó. Bạn có thể làm điều này trong một thời gian. Nhưng cuối cùng, sự bình an sẽ biến mất và ảo tưởng sẽ quay trở lại, mang theo ác cảm với sự thật. Sau đó bạn phải thiền định để làm lắng dịu tâm của bạn một lần nữa. Khi tâm trở nên tĩnh lặng, bạn có thể trở lại quán chiếu vô thường. Lặp đi lặp lại như thế này cho đến khi sự thật lắng sâu vào tâm bạn, và bạn sẽ thấy rằng chấp nhận sự thật có lợi hơn là phủ nhận nó.

Việc chối bỏ sự thật sẽ luôn khiến chúng ta sợ hãi. Nhưng một khi bạn đã chấp nhận nó, bạn sẽ không bao giờ sợ hãi. Đó là tất cả những gì cần biết. Vấn đề nằm trong tâm của bạn. Bạn không thể thay đổi những thứ bên ngoài. Cho dù bạn có nghĩ về điều đó hay không, bạn sẽ chết. Nhưng bằng cách suy nghĩ về nó và chấp nhận nó, bạn sẽ thoát khỏi nỗi sợ hãi của mình; nếu bạn không nghĩ về nó và phủ nhận nó, bạn sẽ luôn sợ hãi.

 

Diệu Liên Lý Thu Linh 10-2024

(Chuyển ngữ  từ  Meet a Teacher: Phra Ajahn Suchart Abhijāto,  Tricycle, Mùa Thu 2024)

 

 

 



[i] Một hành giả người Mỹ nổi tiếng.  Ông vừa là tác giả, vừa là giảng sư về Vipassana trong Phật giáo Nguyên Thủy Mỹ.  Ông từng xuất gia ở Thái Lan, Miến Điện và Ấn Độ.  (Theo Wikipedia)

 

 

 

 

 

 

 

 

Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…