Hành Trình Của Giọt Nước (20)

04/11/20244:02 CH(Xem: 516)
Hành Trình Của Giọt Nước (20)

HÀNH TRÌNH CỦA GIỌT NƯỚC (20)

(tùy bút)

 

 

giọt nước hoa senCÓ HAY KHÔNG CÓ

Xíu chỉ là giọt nước bé tí teo, một giọt nước trong vô số giọt nước của mười phương Ta Bà thế giới. Hành trình của Xíu vốn vô tận, không khởi đầu chẳng kết thúc, tuy nhiên khi Xíu “thấy” và “lý luận” cái sự vô sự của Bồ Tát thì Xíu nghĩ nên tạm dừng ở đây. Xíu không phải là Bồ Tát nhưng cái khái niệm vô sự của Bồ Tát đã tác động mạnh đến Xíu. Xíu có chút chi đó như thể vô sự khi nhìn thấy cuộc đời này, thế gian này chẳng còn có gì có thể làm khó Xíu. Từ đó Xíu mới hiểu rằng cảnh giới vô sự của Bồ Tát quả thật không thể nghĩ bàn, không thể dùng ngôn ngữ hay bất cứ phương tiện gì để diễn tả được.

Người vô sự thì họ tự thân họ biết thôi, người ngoài không sao cảm nhận được, tuy nhiên người ngoài có thể cảm được chút gì đó an lạc từ kẻ vô sự kia toát ra thông qua hành vi, nói năng, úng xử và cách sống ở đời. Cảm nhận chút gì đó thôi chứ tuyệt nhiên không sao biết được cái trạng thái vô sự đó như thế nào. Một con người đạt đến vô sự thì với họ thế gian này chẳng còn sự gì đáng để khổ tâm. Tỷ như khi đọc hay tiếp xúc với những gì liên quan đến bậc hiền sĩ Nguyên Chứng thì Xíu và mọi người đều cảm nhận được rõ ràng cái sự vô sự của ngài. Thế gian này, quốc độ này còn nhiều khổ đau, bất hạnh. Ngài đã dấn thân một đời, chịu khổ đau, chịu bất hạnh với chúng sanh nhưng ngài vẫn vô sự.

Xíu chưa vô sự, vẫn còn hữu sự, đa sự nên lòng thấy buồn vì những hiện tượng quái gở đang diễn ra trong ngôi nhà Phật giáo của nhân loại. Nhiều sư Hàn, sư Nhật, sư Tàu, sư Việt… đi bar, hát nhạc Rap, quẩy, xõa (tiếng lóng dân chơi chỉ việc nhảy nhót ăn chơi ở vũ trường). Những điều này gây tác động tiêu cực nặng nề đến hàng Phật tử sơ cơ. Vô số người lên mạng xã hội chửi bới thô lỗ, ăn nói cộc cằn, tục tiễu, chụp mũ lên cả những vị sư chân chính, vơ đũa cả nắm. Người ngoại đạo cũng lợi dụng cơ hội lấy đó làm trò cười, bôi bác, chế nhạo, công kích Phật giáo. Có lúc Xíu cứ hy vọng rằng đó là Bồ Tát hóa thân nhập đời độ chúng, tuy nhiên cái khả năng đây là sự suy đồi, biến thái thì đúng hơn.

Hiện trạng Phật giáo xứ Việt hiện nay cũng rất đa sự, loạn sự, nhiễu sự. Chùa chiền mọc lên như nấm, cái nào cũng to lớn, lộng lẫy vàng son như cung vua phủ chúa. Những pho tượng đồ sộ đạt kỷ lục này nọ. Những hình thức khoa trương rềnh rang, đầy màu mè nhưng không thực chất… Tất cả những sự ấy chỉ là cái áo hào nhoáng, lòe loẹt che đậy sự rệu rã, trống trải bên trong. Đấy chỉ là nước sơn tô vẽ để thế lực chính trị thế tục mượn đó xưng danh. Những nhóm kinh tế thân hữu, nhóm lợi ích kết hợp với hồng tăng tà sư hợp đồng xây chùa giả làm khu du lịch, kinh doanh đức tin, tha hồ phá hoại môi trường sinh thái tự nhiên. Bọn họ tha hồ hốt bạc từ nhóm con nhang mê muội, những đoàn du khách mê muội hám danh, thích hưởng phước mà không chịu học hỏi hay tu tập gieo trồng.

Xíu thừa hiểu Phật pháp không ở những ngôi chùa to lớn, vàng son lộng lẫy kia. Phật pháp không ngụ ở những pho tượng khổng lồ đạt kỷ lục này nọ. Phật pháp càng không ở những bộ cà sa diêm dúa, lòe loẹt hoa văn và màu sắc. Phật pháp càng xa lạ với những tấm hình chụp chung với quan gia, đại gia được lộng kiếng khoe khoang khắp nơi. Phật pháp không ở những lời đao to búa lớn, khẩu hiệu sắc mùi vô minh, lộng ngôn sáo ngữ. Phật pháp vốn rất chân thật, đơn giản, lặng lẽthanh tịnh. Lịch sử cho thấy Phật giáo càng dựa dẫm chính trị bao nhiêu, càng tích lũy bao nhiêu thì suy thoái biến chất bấy nhiêu.

Phật giáo xứ Việt giờ có quá nhiều những tà sư hồng tăng tham chính, thân chính, phò chính. Ngày ngày đăng đàn nói xàm làm bậy, gây hậu quả xấu vô cùng, thật đáng tiếc lắm thay!

Trong lúc rong ruổi với anh em, Xíu vô thức buộc miệng thì thầm lời nói của giáo sư triết học Phương Đông Mỹ, người Đài Loan: “Học Phật là sự hưởng thụ tối cao của đời người”. Nghe thế giọt Điệu õng ẹo:

- Trời, học Phật mệt thấy mồ, có gì đâu mà hưởng thụ?

Giọt Út hùa theo:

- Học Phật mệt lắm, toàn nói khổ, không, vô thường, vô ngã; cái gì cũng gây nghiệp, tạo nghiệp hết trơn!

Xíu chưa kịp nói gì thì giọt Cả cả cười, nói:

- Ừ, hai đứa nói cũng không sai nhưng cũng không đúng. Dĩ nhiên là học Phật mệt hơn đi chơi rồi! Đi du hí, đi ăn uống, đi ca nhạc nhảy múa...dĩ nhiên là sướng hơn là ngồi thiền, tụng kinh, đọc giáo lý. Tuy nhiên có học Phật mới biết được chơn tướng sự thật của mọi vật, mọi việc ở đời. Có học Phật mới biết đường nào nên đi đường nào nên tránh. Có học Phật mới biết giữ mình, biết cách thanh tịnh tâm… Cái sự hưởng thụ của việc học Phật vi diệu lắm, người không học Phật không sao biết được. Việc này giống như người đi giữa sa mạc mà uống được hớp nước đá lạnh, hớp nước ấy giải cơn khát, mát tận tâm can và chỉ có người uống mới biết, người bên cạnh không uống thì cũng không sao biết được. Phật pháp nói khổ, nói nghiệp đó chỉ mới một nửa của vấn đề, còn nửa kia là chỉ ra nguyên nhân khổ, lý do khổ, phương pháp thoát khổ, con đường đi đến hết khổ, đây mới chính là chủ đích của Phật pháp. Phật pháp giúp con người nhận ra chơn tướng của sự việc ở thế gian này là khổ, ba khổ, tám khổ, trăm lẻ tám khổ, tám vạn bốn ngàn khổ, vô lượng khổ. Mọi vật, mọi việcthế gian này là vô thường, biến hoại thay đổi liên lỉ trong từng sát na, sanh diệt trong từng khoảnh khắc khảy móng tay. Phật pháp cho ta biết quốc độ này không có cái gì tồn tại độc lập, chẳng có cái gì để gọi là ta, của ta, tự ngã ta… Tất cả chỉ là duyên hợp và cũng vì duyên mà sẽ tan hoại. Khi đủ duyên hiện tướng, khi hết duyên thì tan lìa. Cái chữ nghiệp cũng thế, chẳng phải hù dọa mà là sự thật nó thế! Làm cái gì, nghĩ gì, nói gì cũng có hậu quả của nó. Nếu làm việc tốt thì có quả lành, làm việc xấu thì có quả xấu. Hai em thử nhìn xem cái người gõ chuông kìa, hễ gõ nhẹ thì tiếng chuông nhỏ, gõ mạnh thì tiếng chuông to. Gõ chuông là tạo tác, tiếng chuông là nghiệp vậy! Khi con người còn thân tướng thì còn tạo nghiệp, một khi chứng đắc A La Hán thì mới có thể nghiệp hết tình không. Khi mình còn tạo nghiệp, nếu mình có học Phật thì mình biết tạo nghiệp thiện, nghiệp lành, tránh tạo nghiệp ác! Khi mình học Phật, mình đọc Phật sử của cha ông thì gặp những chư tổ sư, hiền thánh tăng vô sự, vô cầu du hóa bốn phương nên lòng lâng lâng cảm giác hạnh phúc vô biên ấy chính là sự hưởng thụ vậy! Học Phật để biết sự nào nên làm, sự nào không nên làm ấy cũng là hưởng thụ vậy!

Giọt Điệu và giọt Út cười nắc nẻ:

- Anh Hai nói như thiền sư thuyết pháp!

Giọt Cả cũng cười theo:

- Ừ, thì anh biết gì nói  nấy, đâu dám nói gì hơn cái biết của mình. Cũng tại hai em thắv mắc nên anh mới nói, cái này gọi là tương tức tương sinh ấy. Vì hai em nêu nghi vấn nên anh mới giải thích, nếu hai em không có vấn đề thì anh cũng đâu nói những lời này, rộng hơn chút nữa thì vì có chúng sanh khổ nên mới có Phật thị hiện đản sanh để đem giáo pháp độ chúng. Nếu chúng sanh diệt, khổ tận thì Phật pháp cũng chẳng còn lý do để tồn tại. Cái này sanh thì cái kia sanh, cái này diệt thì cái kia diệt.

Xíu với anh em mình nằm thảnh thơi với bọt nước giữa trùng khơi, có lúc lại bay lên với mây trắng trời xanh. Xíu nhìn thấy đời sao có lúc cũng tuyệt vời đến thế. Những khoảnh khắc này tưởng chừng như vô sự nhưng cái cảm giác vô sự này cũng không thậtbản thân Xíu không thật có. Xíu chỉ là duyên hợp khi thời tiết nhân duyên thuận nên mới có cái gọi là giọt Xíu, khi hết duyên thì 2 nguyên tử Hydro và 1 nguyên tử Oxy phân ly thì bấy giờ chẳng thấy đâu là Xíu nữa. Bởi vì bản thân Xíu không thật thì cái cảm giác cũng không thật, thế gian không thật, khổ thọ, lạc thọ, vô ký thọ cũng không thật. Thật tướng chính là không, không này không phải không có, trống rỗng như hư vô chủ nghĩa mà là không thật có, có nhưng là giả tướng mà có! Có thế giới, có con người, có vạn vật muôn loài, có sướng, có khổ, có thăng , có đọa… Nghĩ tới đây Xíu bật cười và nói một mình: “Sắc tức thị không không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệt phục như thị”. Âm của Xíu dù nhẹ hơn cả hơi thở nhưng cũng khiến cho sóng nước rập rờn, bọt nước lay động khiến anh em Xíu ngạc nhiên. Giọt Cả khen:

- Giỏi lắm, đúng là “diệt phục như thị”, “Như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thị dụng…. Phật pháp có hay không có thì thế gian này cứ là một thế giới khổ, không, vô thường, vô ngã. Phật pháp có hay không có thì nhân – duyên – qủa vẫn cứ như thế, không thể nào khác được! Phật pháp không chế ra khổ, không vô thường, vô ngã; càng không thể chế ra nhân – duyên – quả. Phật pháp chỉ đơn thuần chỉ cho mọi người thấy cái sự thật hiển nhiên như thế và Phật pháp chỉ bày cho con người cái phương pháp tránh quả xấu bằng cách tạo tác nghiệp thiện, tránh quả ác bằng cách trồng nhân lành. Khổ, không, vô thường, vô ngã nó vốn “như thị” chứ Phật pháp không tạo ra. Phật pháp chỉ cho ta cái sự thật như thị, cứ như thị mà hành thì sẽ đắc như thị! Bao nhiêu chơn tướngcủa sự vật, sự việc, con ngườithế gian này vốn như thị là thế. Phật pháp chỉ nói những điều như thị chứ không chế ra hay can thiệp vào được vì nó vốn như thị. Phật phápcon đường để con người đi ra khỏi biển khổ sanh tử luân hồi, con đường đi đến hết khổ. Phật pháp là một con đường đi đến giác ngộ, chỉ đơn giản thế thôi, tất cả vốn rõ ràng như thị.

Nhờ Phật pháp mà Xíu mới nhận ra chơn tướng thật sự của chính bản thân Xíu, biết rõ sự thật cái gọi là “ta”, “ngã” của con người và mọi sự vật, sự việc ở thế giann này.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành,1124

Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21448)
12/10/2016(Xem: 19339)
26/01/2020(Xem: 12054)
12/04/2018(Xem: 20278)
06/01/2020(Xem: 11117)
24/08/2018(Xem: 9587)
12/01/2023(Xem: 4013)
28/09/2016(Xem: 25237)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…