Thư Viện Hoa Sen

Khi Tranh Luận Dứt Bặt | Nguyên Giác (Song Ngữ Vietnamese-english)

09/01/20254:47 SA(Xem: 660)
Khi Tranh Luận Dứt Bặt | Nguyên Giác (Song Ngữ Vietnamese-english)
KHI TRANH LUẬN DỨT BẶT
Nguyên Giác

QuarrelsChúng ta thường bị mắc kẹt giữa những cuộc tranh luận. Sống trong cõi này mà thoát khỏi những cuộc tranh luận thì rất hy hữu. Nơi đây, không bàn chuyện tranh luận chính trị, hay tranh luận giữa các tôn giáo; những cuộc tranh luận như thế đã dẫn tới những cuộc chiến tranh đẫm máu từ nhiều ngàn năm qua. Trong cổng nhà chùa Việt Nam, chúng ta cũng gặp những cuộc tranh luận. Không chỉ tranh luận giữa các tông phái, mà còn là tranh luận trong tâm của từng người một. Thực tế, với người hiểu đạo, một cách tự nhiên sẽ thấy không cần tranh luận nữa.

Trong tâm người tu, cuộc tranh luận lớn nhất là đi tìm lộ trình để xa lìa cõi sinh tử, tức là con đường đi từ cõi luân hồi tới Niết bàn. Cách nói khác: phải biện biệt để đi từ thế giới hữu vi tới thế giới vô vi. Khi chúng ta nói rằng có một thế giới vô vi, ngôn ngữ có thể đánh lừa chúng ta, vì thế giới vô vi, hay Niết bàn không nằm ở phương nào trong bốn hướng Đông, Tây, Nam và Bắc.

Thế giới hữu vi là những gì hiển lộ nơi sáu căn cùa chúng ta. Nó là những gì được thấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được chạm xúc, và được tư lường. Tất cả hiện tượng trong thế giới hữu vivô thường, là bất như ý, là vô ngã. Trong thế giới hữu vi, chúng ta thấy được các pháp sanh, già, bệnh chết. Tuy nhiên, Thiền Tông nói rằng ngay nơi đó cũng là Niết Bàn, vì sóng không rời nước, và ảnh không rời gương.

Mặt ngược lại, tuy rằng Đức Phật và các vị thánh tăng được nhìn thấy đã đi, đứng, nằm, ngồi như những người đời thường, nhưng quý ngài đã sống trong Niết bàn, trong cảnh giới vô vi. Đức Phật và các vị thánh tăng thời xa xưa tuy vẫn thuyết pháp, vẫn khất thực hàng ngày, vẫn nói, vẫn ăn và uống, nhưng quý ngài thực sự là đã sống với vô sanh.

Đức Phật đã nói trong Kinh MN 140 rằng khi người lìa xa vọng tưởng thì được gọi là ẩn sĩ tịch tịnh, và lúc đó họ tuy còn ở cõi này, nhưng họ đã không sanh, không già, và không chết. Thời sinh tiền, tuy quý ngài vẫn mọc tóc bạc, nhưng quý ngài không còn già nữa; tuy quý ngài có lúc vẫn ho, vẫn cảm cúm, vẫn đau lưng hay nhức chân, nhưng quý ngài thực sự không còn bệnh nữa; tuy quý ngài vẫn phải tắt thở, phải buông thân mạng để hỏa thiêu khi viên tịch, nhưng quý ngài thực sự không còn chết nữa.

Như thế, khi một người tu đã giải thoát, tâm của họ không còn chập chờn giữa chơn và vọng nữa. Toàn bộ sáu căn của Đức Phật và các thánh tăng là toàn chơn. Nhưng không giống như chuyện thay áo hay đổi giấy căn cước, tâm giải thoát không phải là cái gì từ cõi khác tới để thay thế tâm vọng tưởng.

Kinh Lăng Nghiêm nói rằng người tu khi thể hội cái chơn tâm, họ quán sát căn bản phiền não sẽ dứt hết các vọng tưởng. Lúc đó trong khi họ thấy, nghe và nhận biết, thì vọng tưởng đã dứt bặt trong tâm của họ, và hiển lộ sẽ là chân thường. Y hệt như trong một vở kịch, tất cả người trên sân khấu chỉ là các vai diễn. Người nào nhìn thấu suốt hậu trường vở kịch, thấy tận tường các vai diễn, người đó sẽ không còn khóc hay cười theo các diễn viên nữa.

Thiền sử Việt Nam có kể về Thiền sư Chân Nguyên (1647 - 1726), người đã khôi phục lại thiền phái Trúc Lâm. Ngài Chân Nguyên có bài thơ bốn câu, nội dung giải thích rằng đối với người đã chứng ngộ được pháp vô vi trong tâm, tức là tự tánh của tâm, thì toàn bộ sáu căn đều hiển lộ cái sự thật thường trụ, tĩnh lặng, bất biến.

Bản phiên âm Hán-Việt là:

Hiển hách phân minh thập nhị thì,

Thử chi tự tánh nhậm thi vi.

Lục căn vận dụng chân thường kiến,

Vạn pháp tung hoành chánh biến tri.

Dịch nghĩa:

Bày hiện rõ ràng, minh bạch được trọn ngày,

Đây là tự-tánh-biết phô bày không bị ngăn ngại.

Sự thật thường trụ ứng dụng được thấy nơi sáu căn,

Muôn pháp dù dọc hay ngang đều được giác ngộ, biết rõ.

 

Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) nói rằng cái tánh biết thường trực đó không phải từ ngoài chen vào thân tâm chúng ta. Cái biết thường trực đó vốn là thanh tịnh, tròn đầy, vốn không dính một hạt bụi. Trần Thái Tông viết trong sách Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi rằng chỉ vì có “Năng sở nương nhau, Phật, ta hai ngả,” nghĩa là vì chúng sanh chấp là có cái-tôi và cái-của-tôi, nên mới thấy hai đằng dị biệt là Phật và tôi.  

Thiền sư này lấy hình ảnh vọng tưởng như gió làm dậy sóng trên mặt nước của tâm; tương tự, vọng tưởng cũng như bụi bám đã làm mở ảnh hiện nơi gương tâm. Trần Thái Tông viết rằng muốn cho thân và tâm thanh tịnh, thì hãy để “gió lặng, sóng dừng; bụi hết, gương sáng.”

Khi Trần Thái Tông nói Phật và ta bị nhận lầm là hai ngả, tức là Niết bàn và cõi phiền não bị nhận lầm là hai đường dị biệt. Ngài nói, thực sự không có dị biệt nào hết, bởi vì sóng chính là nước, và ảnh chính là gương.

Vị Thiền sư Trung Hoa Linh Sơn Quy Hựu (771-853) viết rằng, “Nếu người tu khi thật ngộ được gốc thì họ tự biết, tu cùng với không tu chỉ là lời nói hai đầu.”

Nghĩa là, thấy được cội nguồn của tâm giải thoát, thì không còn bận tâm chuyện tu hay không tu nữa. Bởi vì nơi sáu căn, tất cả đều tịch lặng, đều xa lìa ngôn ngữ, đều là gương tâm hiện ảnh, mà ảnh thì lưu chuyển hoài, nhưng gương tâm vẫn bất động, trong trẻo, thanh tịnh.

Kinh Snp4.5 Sutta cũng ghi lời Phật nói rằng người nào đã buông bỏ hai đầu, buông hết mọi kiến chấp trong tâm thì họ sẽ không còn tranh cãi gì nữa trong cõi này. Lúc đó, khi người tu gặp tất cả những gì được thấy, được nghe và được nhận biết, sẽ không có một niệm nào khởi lên trong tâm nữa. Đó là thấy, nghe và biết trực tiếp, không hề qua bất kỳ diễn giải nào, ngôn ngữ nào, và cũng không hề lý luận hay mơ tưởng gì nữa. Với họ, các cuộc tranh cãi đã biến mất. Đó cũng là cốt tủy của Thiền Tông.

 

.... o ....

When the Quarrels Disappear

Written and Translated by Nguyên Giác

 

We often find ourselves caught in the midst of quarrels. It is rare to navigate this world without encountering quarrels. Here, we are not referring to political conflicts or those between religions; such quarrels have sparked bloody wars for thousands of years. Even at the gates of Vietnamese temples, we sometimes encounter quarrels—not only between sects but also within the hearts of individuals. In truth, for those who comprehend the Dharma, it becomes clear that there is no longer a need for quarrels.

In the mind of a practitioner, the most significant debate revolves around discovering the path to transcend the cycle of birth and death, specifically the journey from samsara to Nirvana. In other words, we must learn to navigate from the conditioned world to the unconditioned realm. When we assert that an unconditioned world exists, language can mislead us, as the unconditioned world, or Nirvana, is not situated in any of the four cardinal directions: East, West, South, or North.

The conditioned world is what manifests through our six senses: sight, hearing, smell, taste, touch, and thought. All phenomena in the conditioned world are impermanent, unsatisfactory, and devoid of a permanent self. Within this realm, we observe the cycles of birth, aging, sickness, and death. However, Zen teaches that Nirvana exists within this very experience, for the wave does not separate from the water, and the reflection does not depart from the mirror.

Contrarily, despite their appearance as ordinary people walking, standing, lying, and sitting, the Buddha and the holy monks resided in Nirvana, the unconditioned realm. The Buddha and the holy monks of ancient times still preached the Dharma, begged for alms every day, spoke, ate, and drank, but they actually lived with the unborn.

In the MN 140 Sutta, the Buddha stated that a practitioner who is free from delusions is known as a tranquil recluse. At that moment, although he remains in this world, he is not subject to birth, aging, or death. During his lifetime, even though his hair may turn white, he is no longer considered old. While he may occasionally cough, experience flu symptoms, or suffer from back or leg pain, he is genuinely free from illness. He is truly no longer dead, even though he must eventually stop breathing and surrender his life for cremation upon passing.

Thus, when a practitioner attains liberation, their mind no longer oscillates between truth and delusion. The entirety of the six senses of the Buddha and the holy monks is entirely authentic. However, unlike changing clothes or identity cards, the liberated mind is not an external entity that replaces the deluded mind.

The Shurangama Sutra states that when a cultivator realizes the true mind, he observes the fundamental afflictions and ultimately ends all delusions. At that moment, while he sees, hears, and perceives, delusions will cease in his mind, revealing what is true and eternal. Similar to a play, every character on stage is merely a role. Those who see beyond the stage will clearly recognize the roles, and such individuals will no longer cry or laugh along with the actors.

Vietnamese Zen history tells of Zen Master Chân Nguyên (1647-1726), who restored the Trúc Lâm Zen sect. Chân Nguyên wrote a four-line poem explaining that for those who have realized the Dharma of the unconditioned in the mind—that is, the true nature of the mind—all six senses reveal the truth of permanence, stillness, and immutability.

The poem has been transformed into prose as follows: All phenomena are clearly revealed throughout the day. This is the nature of unobstructed awareness. It is the eternal truth, perceived through the six senses. All dharmas, whether vertical or horizontal, are distinctly recognized and understood.

 

Zen Master Trần Thái Tông (1218-1277) said that the constant nature of awareness does not come from outside and intrude into our body and mind. This constant awareness is intrinsically pure, complete, and untarnished by a single particle of dust. Trần Thái Tông wrote in the book Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi that it is only because there is “Năng sở nương nhau, Phật ta hai ngả,” meaning because sentient beings grasp that there is an “I am” and a “mine” that they see two different sides, Buddha and me.

This Zen master likened delusion to the wind that stirs up waves on the surface of the mind's water; in a similar vein, delusion can be compared to the dust that obscures the reflection in the mind's mirror. Trần Thái Tông stated that to achieve purity in both body and mind, one must calm the wind so that the waves cease; likewise, when the dust is removed, the mirror becomes clear.

Trần Thái Tông said that people mistakenly perceive Buddha and sentient beings as two distinct paths, i.e., Nirvana and the realm of afflictions. In reality, there is no difference at all, as the wave represents water and the image represents the mirror.

The Chinese Zen master Guishan Lingyou (771-853) stated, “If a practitioner truly understands the root, he will recognize for himself that practicing and not practicing are just two-sided words.”

When one perceives the essence of a liberated mind, concerns about practicing or non-practicing dissipate. In the realm of the six senses, everything is tranquil and detached from language; they serve as reflections of the mind. Although images continuously circulate, the mind's mirror remains still, clear, and pure.

The Snp4.5 Sutta also records the Buddha stating that those who have relinquished all extremes and abandoned all mental views will no longer experience quarrels in this world. Upon encountering everything seen, heard, and perceived, the practitioner's mind will remain devoid of any thoughts. This is direct seeing, hearing, and knowing—free from interpretation, language, reasoning, or daydreaming. For such an individual, quarrels have vanished. That is also the essence of Zen.

.

Tham Khảo / Reference:

Snp4.5 Sutta:

https://suttacentral.net/snp4.5/en/mills

https://suttacentral.net/snp4.5/en/sujato

https://thuvienhoasen.org/a30598/sn-4-5-parama-haka-sutta-kinh-ve-toi-thuong

- Kinh AN 3.47: https://suttacentral.net/an3.47/vi/minh_chau

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2n_Nguy%C3%AAn

Tạo bài viết
Kính thưa chư Tôn thiền đức, quý Phật tử và quý độc giả, Như chúng tôi đã bố cáo trên Facebook vào thời điểm một nhà sư Việt Nam sửa soạn bộ hành khất thực từ Gia Lai đi Ấn Độ, website Thư Viện Hoa Sen đã bị một thế lực đen tối dấu mặt đánh sập liên tiếp nhiều lần. Tất cả các cuộc tấn công đều theo mô thức DDoS (Distributed Denial of Service) nhắm vào cơ sở hạ tầng mạng làm quá tải và hư hại máy chủ. Sau mỗi lần tấn công, chúng lại dùng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các cách tấn công mới hơn và thông minh hơn, vượt qua tất cả những biện pháp phòng ngừa truyền thống. Về nguyên nhân chúng tôi đã thưa trong những lần bố cáo trước. Hiện nay hệ thống máy chủ của Thư Viện Hoa Sen đã được sửa chữa và tăng cường thêm nhiều trang thiết bị mới nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai. Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!