SUỐI NGUỒN HẠNH PHÚC
Bài 14: KIẾP THIÊU THÂN
Bhikkhuni Thích Nữ Triệt Như
Sunyata Monastery, July 01, 2021
English version by Ngọc Huyền
Thiền viện mình ở vùng đồi núi nhà quê, nhiều cây cỏ, đá núi hang hóc, nên cảnh thiên nhiên hoang dã vẫn còn. Nhiều nhất là mấy con thỏ núi, nhỏ xíu, lông màu xám pha nâu, không đẹp như thỏ nhà lông trắng tinh, mấy con sóc cũng nhỏ xíu, cái đuôi dài ngoằn lông xù ra, màu nâu vàng. Hai loại thú này đều nhỏ con, khác nhau ở chỗ thỏ thì hai cái tai vễnh cao lên, đuôi cụt ngủn. Sóc thì không có tai vễnh, mà chỉ có cái đuôi ngoắc ngoải lăng quăng. Sáng nào cũng thấy chạy qua chạy lại, ngóc cái cổ lên, len lén ăn lá cây cảnh mình trồng.
Bây giờ là mùa hè, nắng nóng, trưa có khi lên tới 90 độ F. Lúc này bắt đầu có ruồi, muỗi, mòng. Nếu đi ra vô không khéo, nó cũng ráng bay vô nhà, mặc dầu cửa có lưới. Ở phòng làm việc, rộng rãi, không thấy nó bay vô. Vậy mà tới tối, khi lên phòng riêng, bật đèn lên, cái đèn nhỏ của bàn viết, một lát thấy có muỗi vo ve. Muỗi đuổi nó ra cũng dễ. Mình bật cái đèn bên ngoài phòng sáng lên, tắt ngay cái đèn trong phòng, mở cửa rộng ra. Một lát muỗi theo ánh sáng bay ra ngoài. Có khi là mấy con thiêu thân bay vào nhà lúc nào không biết. Con thiêu thân khác với con muỗi, nó có hai cánh rộng hơn, tiếng bay của nó cũng khác tiếng vo ve của muỗi. Khi phát hiện là có mấy con thiêu thân cứ đâm đầu vô ngay bóng đèn, mình phải tắt đèn ngay, không thì nó sẽ ngả chết khi chạm vào bóng đèn đang nóng. Đồng thời cũng phải vặn ngay đèn sáng trưng bên ngoài cho nó thấy đường bay ra. Muỗi khôn hơn, bay vo ve loanh quanh đèn để kiếm dịp tấn công mình, chứ nó không có bay vô bóng đèn, chắc nó biết bóng đèn đâu có máu!
Bởi con thiêu thân cứ thấy ánh sáng là bay thẳng vào, bóng đèn nóng nên cứ ngả ra chết tức khắc, nên mình mới đặt tên nó là con thiêu thân. Không biết bản năng nó thiệt là sao, nó tìm gì trong ánh sáng đèn? Thấy con này chết mà sao con khác cũng cứ bay vào?
Suy gẫm lại mình. Có khi mình cũng giống giống con thiêu thân, các bạn ơi! Nhưng bây giờ mình còn sống, có nghĩa là chúng ta đã tỉnh ngộ, không có dại dột đâm đầu vào chỗ chết như con thiêu thân tội nghiệp kia.
Nhớ có một lần, đọc ở đâu đó không biết, một bức tâm thư gởi cho những người yêu nhau sắp kết hôn. Bức tâm thư, tưởng là dài lắm, khuyên bảo nhắc nhở vv..., không ngờ bức tâm thư chỉ có ba chữ, sắc bén như gươm: “Đừng kết hôn!”. Đúng là gươm bén Bát nhã, gươm trí tuệ, tuyệt vời.
Thế hệ trẻ bây giờ dường như rất cẩn thận chọn lọc người bạn đường. Cũng có nhiều bạn trẻ, nam cũng như nữ, có khả năng tự lập, tự tin, họ không thấy việc lập gia đình là cần thiết.
Quan điểm này khác hẳn thế hệ trước. Con trai, con gái vừa trưởng thành là cha mẹ ngó qua ngó lại kiếm chỗ làm “suôi”. Việc lập gia đình như một truyền thống của xã hội, nếu không thì sẽ bị chê cười, cha mẹ cũng không an tâm.
Thế hệ trước nữa lại càng khe khắt hơn, tạo ra nhiều cảnh bi thương. Cha mẹ ép buộc con cái phải kết hôn với ai, con cái phải vâng lời. Chuyện đời, thôi không kể thêm nữa.
Lúc trước, có một bài cô kết thúc như vầy: Việc nguy hiểm nhất trong đời là chọn người bạn đường không đúng, vì sẽ làm khổ cả ba đời: cha mẹ, mình và con. Bây giờ cô thêm vào cho đúng hơn, bắt chước bức tâm thư kia: “Xin đừng kết hôn”.
Lập gia đình, nếu sau này gia đình trở thành địa ngục, mình là kẻ mang bản án khổ sai chung thân, thì cuộc sống có ý nghĩa gì đâu?
Lập gia đình, nếu hai người vẫn yêu thương nhau suốt đời đúng như câu chúc tụng trong lễ cưới, thì tốt hay không tốt? Thì mình cũng là người bị giam hãm trong ngục tù Ái, đời này và đời sau, nếu cả hai người “thương hoài ngàn năm”.
Ngẫm đi ngẫm lại, mình thương con thiêu thân thế nào, chư Phật, chư Tổ đã thương con người còn nhiều hơn nữa.
Con người cứ lao vào chỗ chết, từ đời này, qua đời sau, lặp đi lặp lại cái Ái Dục, lâu ngày trở thành lậu hoặc, rồi thành bản năng, làm mà không suy xét, đến đổi Phật nói, biển là nước mắt, đất núi là xương của vô số kiếp của con người.
Phật lại nói trải qua vô số kiếp, ai cũng từng là cha, là mẹ, là ông, là bà, là con, là cháu, là anh, là em của mình. Cho nên, hạnh sống trong sạch là độc thân. Mới cắt đứt dây luyến ái. Cắt đứt dòng sóng chảy xiết cuốn xoáy của luân hồi sinh tử.
Con thiêu thân đáng thương kia, đã nhắn nhủ mình bài học của giải thoát.
SOURCES OF HAPPINESS
Article 14: THE EPHEMERA’S LIFESPAN
Our monastery sits in the rural hilly location where the wilderness still remains with caves, cliffs, and a great deal of various trees and vegetations. Many a little mountain rabbit are in grayish and brownish fur but not so cute as the house ones in the snow white coats; and the tiny squirrels have yellowish brown hair with long bushy tails. Both of them are little-bitty. But they have some different features. The hare is long-eared but short-tailed. The latter is short-eared with long tails wagging all the time, scutter around, crane their necks and timidly eat the leaves of the trees planted in the pots every morning.
Summer is now. Hot and sunny! Sometimes up to 90F degrees at noon time! It is time for flies, mosquitos and moths to appear. They would try to fly into our houses when we carelessly walk in or out in spite of the mesh screen at the door. They are not seen in the spacious office. But every night, when I get in my lighted bedroom for just a moment, they start buzzing. It is easy to move them out. We turn on the big lights in the hall and off the lamps inside the room, then open the door widely. The mosquitos instantly chase after the luminance and fly out. Sometimes we do not know some ephemerons fly in the house. The latter is different from the former. They own the bigger wings, and their flying sound vary from the mosquitos’ buzz. When discovering some mayflies launching themselves into the lights we should turn off immediately or else they die on the spot when bumping the hot bulbs. Simultaneously, the lights outside should be on so they can see the way to get out. The mosquito is smarter. They ambush around to attack us. They do not dash into the lamps where they might know there is no blood.
When being allured by the illumination, the mayflies fling themselves straightly into it; hitting the hot bulbs, they fall down and die immediately. Thus, we name them the “self-burning” insects, the ephemerons. We do not know their real instinct, what they expect from the light. Seeing their congeners of the same species killed in such a way, but how come the others keep fatally dashing?
Oh, guys! Upon self-reflecting, it seems we might be more or less similar to the ephemerids. Yet, we are still alive. It means we are awake, and not so foolish that rushing into deaths like the above poor insects.
Remembering one day from an unknown source, I read an innermost letter for the lovers on the way to tie the knot. The letter assumed to be long and full of advice, but it consists only three words as keen as a blade “ Don’t get married.” It is the very sharp Prajna sword, the saber of wisdom. Fabulous and wonderful!
The younger generation are seemingly very cautious in identifying their other half. Many of them, male and female, are confident and able to live independently. They do not think marriage is necessary.
The above viewpoint is quite different from that of the previous generations in which when the children just reached their adulthood, their parents started looking around for their spouses. The marriages at that time were seen as a tradition of the society. If they did not comply with it, they would be criticized or ridiculed, and it strongly raised their parents’ concerns.
People at that time were stricter and created many tragic situations. Their children were pushed and forced to marry to those their parents liked and chose. Well, I do not want to say more. So is life!
In one of my prior pieces of writing, I ended it as follows: The highest danger in human life is to pick an inappropriate spouse. It has brought sufferings for three generations: our parents, ourselves, and our children. Now, to make that conclusion stronger, I add the quotation from the above heartfelt letter “ Don’t get married.”
Our marriages, if one day turning into a type of hell , we are definitely the life sentenced prisoners whose existence is non-sense.
Throughout the wedlock, in case both still love each other as wished in the wedding ceremonies, is it good or not? Anyway, we have also been confined behind bars of the Love prison, in this and next life if “the love could last for thousand years.”
With reconsidering, we learn that how we feel pity for the mayflies, then, all the Buddhas and the Patriarchs have loved humankind much more than that.
From life to life, people keep darting to death, repeating and updating their thirst, desires, and hunger that, after a long time, change into their subconscious leaking infatuation and addiction, then their instinct. What they have been doing is out of their judgement and consideration. That makes the Buddha says, “the oceans formed by human tear, the earth and mountains by human bones from innumerous human lifetimes.”
The Lord also says that across the immensity of human lifespans, everyone could be the members of our families, nuclear and extended, that is, our parents, grandparents, children, siblings and descendants. That is why the virtue of pure living is the very celibacy with which we can cut off the ties of affection and the whirling, vigorous flow of reincarnation.
The pitiful mayfly has set up a lesson for us, the lesson of self-emancipation.
Bhikkhuni Thích Nữ Triệt Như
Sunyata Monastery, July 01, 2021
English version by Ngọc Huyền