- Mục Lục
- Lời Giới Thiệu
- Chương 1: Đôi Nét Về Pháp Sư Tịnh Không
- Chương 2: Nguồn Gốc Của Hội Phật Đà
- Chương 3: Hướng Dẫn Về Chính Trị Của Các Hội Phật Đà
- Chương 4: Hội Phật Đà Với Chế Độ Quản Lý Độc Lập
- Chương 5: Quan Điểm Của Pháp Sư Tịnh Không
- Truyền Bá Giáo Lý Của Đức Phật Qua Giáo Dục
- Phát Huy Sự Hiểu Biết Nhau Qua Lòng Chân Thành
- Làm Lợi Ích Cho Xã Hội Với Lòng Từ
- Siêu Sinh Tịnh Độ Bằng Pháp Môn Nhất Quán
- Các Cơ Sở Hoằng Pháp Của Hội Phật Đà Trên Khắp Thế Giới
- Lời Kết
Nhân Vật Phật GiáoThế Giới
PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG
Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Độ Thời Hiện Đại
Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2003
Chương 3 Hướng Dẫn về chính trị của các Hội Phật Đà Các Hội Phật Đà khắp thế giới hoạt động độc lập với nhau. Họ thực hiện theo những nguyên tắc chính yếu “chỉ tập trung vào việc truyền bá giáo lý của Đức Phật qua giáo dục, chứ không tham gia vào bất cứ một hoạt động nào khác”. Dù hoạt động độc lập, thành viên của hội vẫn tuân theo những điều hướng dẫn về sự không tham dự vào những sinh hoạt chính trị:
1. Không tham dự hay thảo luận về chính phủ hay chính trị, không gia nhập bất cứ dưới bất cứ hình thức nào các đảng phái chính trị và hoạt động có tính cách chính trị.
2. Không thành lập các hiệp hội hay các cuộc họp bất hợp pháp, không tổ chức những cuộc tập trung quần chúng hay biểu tình.
3. Không chứa chấp bất cứ loại hình hoạt động nào có thể làm rối loạn cho quốc gia.
4. Hỗ trợ công cuộc hợp nhất một quốc gia cũng như những hoạt động tạo sự liên hệ hòa hợp giữa các chủng tộc, tôn giáo, văn hóa và quốc gia.
5. Tham dự những cuộc hội họp như “Hội Nghị Thế Giới Về Tôn Giáo và Hòa Bình” và những hội nghị tương tự. Giới thiệu quan điểm của Pháp Sư Tịnh Không về “Phật giáo là một nền giáo dục” với các nhà lãnh đạo tôn giáo và học thuật. Không phát biểu đối kháng với bất kỳ một tổ chức nào.
6. Ủng hộ những phương tiện hòa bình trong việc giải quyết những vấn đề bất đồng sắc tộc, tôn giáo và quốc gia qua truyền thông, thương thuyết.v.v.. hay bằng bất cứ phương cách hòa bình và trung dung nào.
7. Khuyến khích mọi người hợp tác trong việc theo đuổi nền giáo dục đa văn hóa quốc tế.
8. Ủng hộ và biểu lộ lối sống tôn trọng và bảo vệ mọi sinh vật, môi trường và tài nguyên thiên nhiên, duy trì sự cân bằng sinh thái.
9. Ủng hộ những tổ chức bảo tồn, tôn vinh và dẫn dắt cho những thế hệ tương lai về truyền thống văn hóa. Thêm nữa, nên ủng hộ các sắc tộc, các tôn giáo, các quốc gia, và các cá nhân tìm đến nền tảng chung và loại bỏ mọi dị biệt để học hỏi lẫn nhau và giúp đỡ lẫn nhau.
10. Củng cố và phát triển những mối quan hệ và tình hữu nghị giữa các nhóm với nhau.