PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CHƯA NHẬN THỨC ĐẦY ĐỦ
VỀ HIỂM HỌA CẢI ĐẠO
Minh Thạnh
Báo chí Phật giáo cần có mục “Hộ pháp”. Không nói đến bất kỳ một tôn giáo cụ thể nào hết nhưng những việc có liên quan đến tác động cải đạo tín đồ Phật giáo thì cần nói cụ thể, rõ ràng, kể cả biện pháp đối phó.
Như đã trình bày qua bài viết Kinh nghiệm đối phó hiểm họa cải đạo ở Liên Bang Nga,
với cú hích “dị giáo hóa” truyền hình Nga, toàn xã hội Nga, từ người dân đến đại biểu Duma quốc gia, tổng thống, từ báo chí đến cơ quan chấp pháp đều bừng tỉnh và tích cực đối phó với hiểm họa cải đạo, bảo vệ các tôn giáo bản địa (Chính thống giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Do Thái giáo) bằng mọi biện pháp, từ vận dụng Hiến pháp, xây dựng các đạo luật mới, tới những cuộc đi thăm thường xuyên của tổng thống đến thánh đường Chính
thống giáo, Hồi giáo, chùa chiền Phật giáo, áp dụng chặt chẽ các đạo luật để bảo vệ tôn giáo bản địa.
Những việc này không phải là vi phạm tự do tôn giáo, mà hoàn toàn đúng với luật pháp Liên Bang Nga. Trong khi đó, nội dung Hiến pháp và các đạo
luật về tôn giáo của Liên Bang Nga được xây dựng trên quan điểm bảo vệ các giá trị truyền thống của Liên bang, trong đó, các tôn giáo truyền thống là một trong những giá trị quan trọng.
Trong khi ở Liên Bang Nga, việc đối phó với hiểm họa cải đạo là nhận thức và hành động của toàn xã hội, trong đó, tu sĩ và tín đồ của các tôn
giáo được nhà nước bảo vệ đóng vai trò tích cực, thì trong khi đó tình hình tại Việt Nam hoàn toàn khác.
Xã hội, chính quyền, người dân, các tôn giáo bản địa… hầu như không hề có nhận thức đầy đủ và hành động cụ thể đối phó với hiểm họa cải đạo thường trực và nặng nề.
Trước tiên, là vì tại Việt Nam, các thế lực cải đạo không tiến hành hoạt
động cải đạo lộ liễu, ầm ĩ, gây sốc cho công chúng, trường hợp chiếm lĩnh truyền hình như ở Nga, mà hoạt động âm thầm, lặng lẽ, sử dụng biện pháp truyền thông, gọi là thuyền thông liên cá nhân (interpersonal communication), thay vì truyền thông đại chúng (mass communication), như
trường hợp ở Liên Bang Nga.
Có thể có nhiều nguyên nhân:
- Tại Việt Nam, các lực lượng cải đạo không thể sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng một cách hữu hiệu, chẳng hạn
như không được phép sử dụng kênh truyền hình nội địa hàng đầu, mà chỉ có thể sử dụng đài phát thanh sóng ngắn từ nước ngoài phát vào, rất ít thính giả.
- Lực lượng tiến hành cải đạo trong nước người bản địa, thông thạo tiếng Việt đã có sẵn, nên sử dụng truyền thông cá nhân thuận lợi hơn là dùng truyền thông đại chúng.
- Có thể, phản ứng có tác dụng ngược của việc ồ ạt sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng ở Liên Bang Nga đã là một kinh nghiệm. Các thế lực cải đạo tại Việt Nam không muốn tạo thành một cú sốc
phản tác dụng như vậy nữa.
- Hoạt động cải đạo bằng truyền thông liên cá nhân tại Việt Nam (dạng như tác giả bài Mối lo hiểm họa cải đạo thường trực và các ý kiến đóng góp đã miêu tả), đã có hiệu quả, ít tốn kém, nên được ưu tiên sử dụng là lẽ đương nhiên.
- Phía thế lực cải đạo có châm ngôn: “vết dầu loang”, “làm cho con bò chảy máu”. Cải đạo trong thầm lặng đối với tôn giáo bản địa giống như là chích máu một con bò vậy. Mất máu đến lúc nào đó “con bò” sẽ quị xuống, sau đó, sau đó, “con bò” sẽ hấp hối, và cuối cùng “con
bò” chết, mà dường như trên thân thể nó không có một tổn thương nào để có thể dễ dàng nhận thấy.
Trong phương thức nói trên, tôn giáo bản địa bị cải đạo sẽ không nhận biết gì hết, hoặc nhận thức không đầy đủ, dẫn đến việc
“trúng kế”, chủ quan, không đối phó, dẫn đến hậu quả chết dần chết mòn,
hết sức có lợi cho các thế lực cải đạo.
Trong bối cảnh hoạt động cải đạo tại Việt Nam, có lẽ, sự việc đã rơi vào tình trạng trên.
Ngoài một số trang web mà hầu hết bạn đọc Phật tử đều biết rõ, một số lớn tờ báo giấy và trang web Phật giáo đều im lặng trước
hiểm họa cải đạo tín đồ Phật giáo, chừng như là không có việc gì xảy ra
cả.
Có trang web, trước đây còn đăng một số ý kiến cảnh báo về hiểm họa cải đạo tín đồ Phật giáo nhưng sau đó đột ngột im bặt trước đề tài này.
Nếu như ngay cả các cơ quan truyền thông Phật giáo, những bộ phận nhạy cảm nhất của một tôn giáo, lại không cảm nhận đầy đủ về hiểm họa cải đạo thường trực, thì làm sao đại đa số tăng ni Phật tử nhận thức được đầy đủ hiểm họa đang làm chảy máu tín đồ Phật giáo một cách lặng lẽ.
Nếu chính tôn giáo bản địa còn không nhận thức đầy đủ hiểm họa cải đạo tín đồ của chính mình, thì làm sao công luận xã hội, báo chí, nghị viện, quan chức chính quyền quan tâm đến việc bảo vệ tôn giáo truyền thống bản địa như Liên Bang Nga đã làm.
Đề xuất của chúng tôi, trước hết, là hướng về các cơ sở truyền thông Phật giáo, từ trang mạng đến các tờ báo giấy, tạp chí, xuất bản phẩm định kỳ.
Báo chí Phật giáo cần có mục “Hộ pháp”. Không nói đến
bất kỳ một tôn giáo cụ thể nào hết nhưng những việc có liên quan đến tác động cải đạo tín đồ Phật giáo thì cần nói cụ thể, rõ ràng, kể cả biện pháp đối phó.
Câu chuyện những đứa con cải đạo nói với người cha, người mẹ hấp hối, theo lời một bạn đọc kể lại, báo trước việc sẽ không thờ cúng sau khi cha mẹ qua đời, có thể là một câu chuyện bi kịch gia đình do việc cải đạo đưa lại.
Thực tế đã có nhiều trường hợp tương tự như vậy. Ở đám
tang cha, người trong gia đình đã lập bàn thờ Phật, nhưng con cái đã cải đạo không chịu dự lễ cầu siêu mà hằn học đứng ngó. Con cái cải đạo còn đến đập phá những biểu tượng Phật giáo trên mồ mả ông bà cha mẹ, vì cho rằng đó là những biểu tượng ma quỷ, dị đoan.
Những chuyện như vậy bây giờ đem ra kể không hết…
Vì lòng từ bi, Phật tử chúng ta quan tâm đến việc hộ pháp, tích cực đối phó với hiểm họa cải đạo, bảo vệ tín ngưỡng bản địa, chính là bảo vệ sự hòa thuận an lạc trong mỗi gia đình Phật tử Việt Nam.
Những tín đồ cải đạo có cư xử rất khác với người Phật tử, họ sẵn sàng gây ra các bi kịch tàn nhẫn vì quyền lợi các tôn giáo ngoại lai, để chiếc vé đi Thiên đàng thêm giá trị.
Cuối bài viết, tác giả xin có lời cảm ơn tác giả Nguyễn Bá Duy.
Đạo hữu đã giúp tôi cảm thấy mình không cô độc trong định hướng hộ pháp
của mình và thêm tinh thần để tiếp tục loạt bài về việc cải đạo tín đồ Phật giáo, tu hạnh hộ pháp, đối phó với hiểm họa lớn của Phật giáo Việt Nam hiện nay.
Minh Thạnh (Phattuvietnam.net)
Phản hồi (12 bài gửi):
TamDiep
vào lúc 18/11/2010 10:02
Kính thưa chú Minh Thạch, chú sẽ không
cô độc trên
con đường
chú đang đi đâu ạ! sẽ có rất nhiều người con Phật đang
mong chờ những người như chú. Cháu thực sự cũng rất trăn
trở về vấn đề này, nhưng cháu biết sức mình chưa đủ để làm được việc gì nên cháu rất mong có nhiều người cùng
ủng hộ cùng
đi theo định hướng
hộ pháp của chú.
Thiện Minh
vào lúc 18/11/2010 12:56
Mình Thấy Các Bài Viết Của Minh Thạnh rất có
ý nghĩa.
Bản thân mình Có Duyên với
Phật Pháp do 1 lần
tình cờ nghe 1
Bài Hát Về
Đức Phật trên mạng. Từ đó
đến nay cũng chỉ
Nghiên cứu Giáo Pháp trên mạng là
Chính. Qua 1
thời gian,
tìm hiểu Giáo Lý trên mạng mới
nhận ra 1 thực trạng. Nếu bạn không
quan tâm ắt hẵn sẽ
coi thường và ko
để tâm đến nó: trên mạng hiện nay rất nhiều website
bề ngoài có vẻ là
Phật Giáo, nhưng
thực chất bên trong toàn tuyên truyền những
Giáo Lý nghe có vẻ hay nhưng
với người hiểu 1 chút về
Phật Pháp thôi, bạn cũng
nhận ra được. Gần như
nó đang lái
con người theo
Ngôn Ngữ Của Chúa.... Thiếu
Cảnh giác, Thiếu
Kiến Thức bạn rất dễ
mê lầm theo bài viết đó... Rồi hàng loạt những website
Giả danh Các Vị
Đại Đức đi
nói xấu Quý Thầy,
Nói Xấu Phật Pháp ..... Điều đó ko hề ít, mà là rất rất nhiều...
Mình rất đồng tình với Việc Thêm Phần
Hộ Pháp. Trước nay
Phật Pháp rất
hiền Lành, một số bạn bè mình có Khuyên. Người Học Phật không nên
Phân biệt Chính Tà, Thấy tà nên
cầu Nguyện Phật Gia Hộ, Nói ra chính mình cũng là Tâm Tà...mình nghĩ điều này chưa hẳn đúng... Vì Với người Thiếu
Hiểu biết về
Phật Pháp sẽ rất dễ
Mê lầm Theo
Quan điểm sai.
Chúng ta nên
chỉ ra những Cái Bị Cấm, những
vấn đề đi sai lêch với
Phật Giáo. Có thể
Các
Phật Tử mới hiểu và biết để mà tránh. Đây là cảm nhận
cá nhân. Vì cũng nhờ những bài viết về
Quan điểm sai mình mới
may mắn tránh được 1 số Việc không hay. Hoặc như Chuyện của Thanh Hải
vô Thượng Sư: Chị mình có mở 1 Quán Chay, cũng chỉ
đơn Giản vì Chị Rất
Thương yêu Loài Vật, Mong muốn với
kiến thức Ăn Chay của mình sẽ giúp cho nhiều người Siêng
ăn chay hơn nữa. Qua
tìm hiểu trên mạng Chi có đến với Kênh truyền Hình của Thanh Hải.
Bản Thân chưa hiểu được Thanh Hải thế nào, nhưng thấy các
bài về
ăn chay của Thanh Hải hay nên chị đặt rất nhiều Link đến site của Thanh Hải và còn
giới thiệu nó đến bạn bè..1 lần
tình cờ ghé thăm site của Chị, mới biết và nhắc chị. Chị cũng rất bất ngờ, suýt nữa đi Tuyên truyền cho Thanh Hải. Bẩn Thân mình cũng ko biết về Thanh Hải
Nếu không có 1 bài viết trên phattuvietnam.net , hay qua bài viết của phattuvietnam.net mình mới hiểu
nhận định của 1 số
tác giả trên báo vietnamnet về Phật Ngọc Hòa Bình là sai,
nói thật đọc ko kỹ, rất có thể bạn sẽ
Ngộ Nhận những điều đó, khiến bạn
suy nghĩ sai lệch... Qua đó cho
Thấy việc
Hộ Pháp là rất Quan trọng. Nếu như
chúng ta ko muốn 1 ngày kia Sẽ
trở Thành Thời Mạt Pháp!.... "Người
tìm hiểu mới Hiểu được cái Nguy Hiểm,người Không Hiểu cứ
Ung Dung chờ ngày Hiểm Họa đến mới Nhận ra" - Cũng Như câu
" trong hang cọp mới Thấy cọp Dữ " .... Các
Tôn Giáo khác có rất nhiều
biện pháp len lỏi để Hủy Hoại
Phật Giáo, nhiều khi chính những Người
Giả
Danh là Người Tử tế, Lời lẻ rất chau chuốt nghe êm tai, nhưng ẩn sâu trong họ là Sự
Dụ Dỗ Gây
bất Hòa trong
Phật Giáo, Làm ta
nhận thức sai lệch về
Đạo Phật... Họ là những Kẻ
giả danh mặc Áo
Nhà Tu Hành,
Giả Danh
Phật Tử....
Mục đích vụ lợi...
Đơn giản, họ sẽ hưởng được rất nhiều
lợi ích về Tài Chính, nên họ sẵn sàng tất cả để Mưu hại.
Bạn có thể lên mạng serch cũng sẽ rõ. Không phải ít mà nhiều
Phật Tử mới
biết đến Đạo vẫn
Thường xuyên đọc và Gửi các bài viết từ những trang bị
cấm hay những trang đi sai đường Đạo. Chính
bản Thân mình cũng 1 thời rất hay xem các tin trên những trang như lostu.
Lúc đầu chưa Hiểu
sự Tình có
Nghi Ngờ 1 số Thầy nhưng hiểu ra mới Thấy. Nó Muốn Chia rẻ
Phật Giáo.
0
va ca no
vào lúc 18/11/2010 17:31
chúng ta cần nhà nước ra luật
nghiêm cấm không cho những người
truyền đạo đi tới nhà người ta gõ của cho tiền cho gạo dụ họ vào đạo .ở các nước châu âu
tự do tôn giáo ,
nhân quyền tại vì nước họ
đa số là đạo chúa và
đạo tin lành ,còn nước
việt nam ta khác vì con chiên đạo chúa và
tin lành ít hơn
đạo phật ta . nhà nước không thể cho những người
truyền đạo kiểu như vậy.
duy
vào lúc 18/11/2010 21:49
Phật giáo là
tôn giáo đã
đồng hành với dân tộc ta hơn 2000 năm nay. Chỉ mong sao Nhà nước
đặc biệt là
Giáo hội quan tâm hơn về
vấn đề này, nếu
chúng ta cứ bàn quan,
thờ ơ lúc nào cũng nghĩ
đa số người Việt theo hoặc chịu
ảnh hưởng của
Phật giáo thì nguy cơ vài chục năm sau
tín đồ PG chỉ là
thiểu số so với các
tôn giáo khác. Mà
tư tưởng,
niềm tin của các
tôn giáo đó thì rất khác, thậm chí mâu thuẩn với
văn hóa dân
tộc. Người
Phật tử vốn dĩ
hiền hòa, đôi lúc
chấp nhận sự
thiệt thòi về mình để cho
gia đình,
cộng đồng hòa thuận, hơn bao giờ hết người PT phải
mạnh dạng
lên tiếng để
bảo tồn Giáo pháp,
bảo vệ tín đồ cũng là
bảo tồn,
gìn giữ nền
văn hóa dân tộc mà ngàn năm nay cha ông ta đã gây dựng!
S.H
vào lúc 19/11/2010 00:24
Cảm ơn bài viết của Tg: MT.
Vấn đề MT đưa ra là rất
cụ thể và
rõ ràng.Xong với trang mục
hộ pháp cần được sự
gia hộ của Nhà nước.Bởi vì biết đâu đấy họ
lợi dụng truyền đạo để lôi kéo,
cải đạo họ ngấm ngầm
tụ tập,lôi kéo vừa là theo đạo của họ vừa tập hợp để chờ thời chống phá Đảng,Nhà nước,Chính phủ ta thì sao? Đã có lần tôi viết bài phản hồi là :tôi có ông anh
kết nghĩa ,
gia đình,
dòng họ và bố mẹ anh đều theo
Đạo Phật.Ấy thế mà có lần tôi ra Thôn
cam lộ ,huyện An hải,HP thăm anh thì tôi
thật không ngờ là anh đã theo
Mục sư (
đạo tin lành)từ khi nào! Anh nói cứ lôi kéo được 1 người ,bảo người ta ký tên có số
chứng minh thư là
sẽ được 50.000 đ VN và người theo đó cũng được 50.000đ và sẽ theo lũy tiến nếu từ 10 người trở lên sẽ được
cộng thêm tỷ lệ % cũng tăng lên...Tôi thật
bàng hoàng và không ngờ ở một Đất nước chỗ nào,nơi nào cũng có Cấp ủy Đảng và chính quyền...
Vậy mà tại sao họ
hoạt động ngang nhiên và lộng hành
dữ tợn vậy mà vẫn
êm thấm,
trôi chảy..."nếu họ tập
hợp lực lượng để
biểu tình hay kết bè kết cánh để chống chế độ thì sao!".
Ngày xưa có khẩu hiệu mỗi người Dân yêu nước là một người Công an
sẵn sàng
bảo vệ Tổ Quốc và
tố giác tội phạm...Tôi
thiết nghĩ VẤN ĐỀ mà Minh Thạnh đưa ra là xác đáng nhưng Quốc hội phải có luật hay Bộ công an
,nội vụ phải có
biện pháp chứ...Cứ bình
chân như vại như đã từng xảy ra
những vụ việc ở Tây nguyên những năm 1999-2000 đã xảy ra...Nếu trước đó
không
bàng quan,tự mãn...mà đi sâu đi sát cơ sở xem
bà con các dân tộc Tây nguyên cần gì,muốn gì,sống cùng
bà con ,lăn lộn làm việc cùng
bà con,gõ cửa từng nhà để thăm nom,giúp đỡ
bà con và có chính sách
rõ ràng về
an ninh...thì bọn người xấu làm sao lôi kéo ,lừa gạt...Đồng bào Thượng được,có phải không ạ !
Bộ công an,Bộ nội vụ và Bộ
văn hóa phải có chính sách đệ trình Quốc hội
xem xét...và
trước mắt phải ra
nghị quyết để răn đe,
phòng ngừa khi "nhà
còn chưa bén lửa...". Chứ dù trang nhà của
chúng ta có thêm tiết mục
HỘ
PHÁP thì cũng chỉ vạch vòi để đấy thôi (có khi còn rối rắm thêm ).
Ngày xưa còn khổ ,đói trăm bề nhưng cái
ý thức về
cộng đồng nó cao lắm.
Bà con nông dân đi làm đồng về ,thấy vũng nước nhỏ là liền ngả cuốc san,san,lấp,lấp ngay cái ổ gà nhỏ đó! Bây giờ nó đang ngả về hệ
tư tưởng
bàng quan (đèn nhà ai nhà ấy dạng)cái thứ bon chen của
tư tưởng ích kỷ,hẹp hòi bây giờ nó đang ngóc đầu ngo ngoe lấn tới...Ta có chính sách
bảo vệ TG (
tín ngưỡng )
truyền thống của Cha ông hàng ngàn năm để lại như
vậy là đúng quá đi chứ . Ta không sợ bọn phản động lu loa ,hù doạ...( đó là
tín ngưỡng bản địa mà từ thời Lý ,Trần đã thành Quốc Đạo rồi cơ mà
).
Đại Hạnh
vào lúc 19/11/2010 02:52
Trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long,
chúng ta mang một món
nợ lớn với các vị
tiền nhân có công dựng nước và giữ nước.
Cuộc đời,
tư
tưởng, và
hành đạo của
Thiền Sư Vạn Hạnh, vị kiến trúc sư của triều Lý,
chưa được
đánh giá chi tiết và đúng mức.
Đáng lẽ trong dịp
đại lễ 1000 năm Thăng Long này, GHPG
Việt Nam phải vận dụng
nhân duyên ngàn năm một thuở để làm một bộ phim
lịch sử về
Thiền Sư Vạn Hạnh với nhiều
mục đích.
Thứ nhất, nói rõ về
công hạnh to lớn của
Thiền Sư trong việc
nuôi dưỡng, dạy dỗ Lý Công Uẩn
trở thành một bậc
minh vương, mở ra một
thời đại độc lập tự cường của dân tộc
Việt Nam suốt hơn 400 năm qua hai
triều
đại Lý Trần, và một vị đại
hộ pháp của
Phật giáo (cho
xây dựng hơn 1000
ngôi chùa). Thứ hai,
công hạnh của Ngài sẽ là một tấm
gương sáng cho
chư tăng ni
tinh tấn tu hành trong
hoàn cảnh hiện tại với một số
tăng ni
trẻ trong và ngoài nước đang
chạy theo bằng cấp,
lợi dưỡng mà quên đi “Bổn Phận Sự” của người
xuất gia, “Thượng Cầu
Phật Đạo,
Hạ Hóa Chúng Sanh,” “Bậc Thầy của
Bốn Chúng,” v.v… Thứ ba,
sự giáo dưỡng và
cố vấn vua Lý Công Uẩn (qua Chiếu Dời Đô) của Ngài sẽ làm cho các vị trong chính quyền
Việt Nam hiện tại nhận thức rõ tầm quan trọng của
giáo lý nhà Phật trong việc
hộ quốc an dân (
Phật giáo luôn
đồng hành với dân tộc),
phước báo lớn lao trong việc
hộ trì Tam Bảo (1000
tự viện do nhà vua xây cất là những
trung tâm giáo dục đạo đức cũng như nơi
quy ngưỡng tâm linh của dân chúng) để họ noi theo gương đó mà
hộ trì Phật pháp trong
hiện tại. Thứ tư, với bộ phim
lịch sử về
Thiền Sư,
đại đa số dân chúng dù theo
tôn giáo nào đi nữa vẫn sẽ gieo duyên lành hoặc
ít nhất có
cảm tình với
Phật giáo qua
công lao giúp vua Lý Công Uẩn lập nên triều Lý của Ngài.
Hiện tại có vài bộ phim về vua Lý Công Uẩn do các nhà làm phim chuyên nghiệp như “Đường Tới Thành Thăng Long” “Khát Vọng Thăng Long”, v.v…
Tuy nhiên, đây chỉ là những bộ phim nói về phần “Tướng” (hành động, như ban Chiếu Dời Đô) của vua Lý Công Uẩn mà không
diễn đạt hết phần “Thể” (khía cạnh
tinh thần,
tâm linh).
Vì vậy,
hy vọng GHPG
Việt Nam ít nhất nhận thức được cơ hội ngàn năm một thuở này mà
cố gắng làm một bộ phim
lịch sử đúng đắn về
Thiền Sư Vạn Hạnh. (
Chư Tăng Đài Loan có làm một bộ phim rất hay về
cuộc đời của
Lục Tổ Huệ Năng, còn ở
Việt Nam tuy là một xứ
Phật giáo mà
chúng ta chưa làm một bộ phim
lịch sử về vị tổ nào cả).
huynhvanhoang
vào lúc 19/11/2010 05:01
Bạn Vacano ơi; làm sao
yêu cầu Nhà nước cấm theo ý bạn nói được bởi vì
Hiến pháp không
cho phép như vậy,người ta gỏ cửa cho tiền thì có
vi phạm luật hình sụ đâu,vói lại mọi
Tôn giáo điều
bình đẳng trong
hoạt động mà,
tốt hơn hết là mỉnh phải
thực hành câu dạy của
Đức Phật tronh Kinh 42 chương " Các nhơn tự tảo môn tiền tuyết" mổi người hảy tự
dọn sạch tuyết trước cửa nhà mình.
van nguyen
vào lúc 19/11/2010 05:18
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
kính thưa các
đạo hữu
Thời
đức Phật còn
tại thế đã âm thầm cử
Đại Đức Ânn Đà và
Ca Diếp đi đến bản doanh của
thế lực phản đạo
Đề Bà Đạt Đa để hoằng duơng
chính pháp và
thu phục nhân tâm của những
Khất Sĩ(người theo
giáo phái thức tỉnh của Phật) nhẹ dạ
quay về với
Như Lai(
Đức Phật).
Ngày nay
Đạo Phật Việt Nam cũng phải âm thầm dùng những
điều kiện thuận
lợi về
tư tưởng Phật giáo luôn luôn gắn liền và hào hợp với bản sắc
văn
hóa của dân tộc là kính
tổ tiên ,uuống nước nhớ nguồn,
tôn trọng những bản sắc
văn hóa của dân
bản địa và
đồng hành cùng dân tộc
trong suốt cả quá trình dựng nước ,giữ nước và phát triển đất nước.
Việc
cải Đạo hiện nay đang diễn ra hàng ngày hàng giờ ở khắp
mọi nơi trên
thế giới xung quanh chúng ta với vô vàn các
hình thức chiêu bài tinh vi cũng như
lộ liễu.
Chúng ta phải noi gương
Đức Phật đem nhưng
đệ tử của mình đi hoăng pháp
mọi nơi để dân chúng thấy rằng sự hơn hẳn của
giáo lí thứ tỉnh đem lai
hạnh phúc cho mọi loài mà
quay về vơi
chính pháp.
Monh lắm thay.
TamDiep
vào lúc 19/11/2010 10:12
"Dưới bóng mát của thánh ngôi đường, đám học trò mà 90% là lương dân", đường link là: http://www.truyenthongconggiao.org/DesktopModules/TTONews/PrintReview.aspx?NewsPK=4907.
Đây là một điều đáng suy ngẫm cho các quý thầy quý cô tại Phan Rí Cửa.
Dang Van Huy
vào lúc 19/11/2010 10:50
Theo tôi thấy hầu như,
nếu không dám nói là 99.9% (1), quý
chư tôn giáo phẩm trong
giáo hội cũng như các vị
trụ trì lãnh đạo tinh thần trong hàng
ngũ Phật giáo
Việt Nam nói riêng, và hầu như các tổ chức
Phật giáo ở các nước trên
thế giới nói chung, đều có cùng một
vấn đề là: thiếu
ý thức trách nhiệm (
a di đà phật, con xin phép phải
phạm thượng và tội bất kính) với
vai trò của bậc thầy châm sóc về
đời sống tinh thần của người
Phật tử . Quý ngài không CARE về số lương
tín đồ tâng giảm ra sao, bởi "phật pháp
tùy thuận nhân duyên, hửu duyên, Phật đô
hữu duyên nhơn" ! v.v.. , nhưng quý ngài quên một điêu là "DUYÊN" do mình tạo, do
chúng ta tạo, chứ không phải là duyên từ trên
hư không rơi xuống hay "thượng đê"
ban cho !
Tôi rất là
đau lòng khi thấy quý ngài dững dưng trước những
sự kiện đang
và sẽ
tiếp tục diễn biến một cách
trầm trọng.. Tôi không dám
kết luận rang đoi đên khi
Phật Pháp bị suy đoi rồi ngối đo
than thân trách phận !!
Tất cả cũng vì quý Ngài không CARE và thiếu
ý thức trách nhiệm trong
vai trò lãnh đao của mình !
Thiện tai ,
thiện tai !!
Nam Mô Cầu
Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát !
(1) Chỉ còn lại .01% là rất có lòng, nao nóng và thao thức ... làm việc giảng dạy ý thức cho Phât tử ngày đêm bang nhieu phuong tiện khác nhau.
nguyênngọc
vào lúc 19/11/2010 20:19
vấn đề cải đạo nó diển ra trên toàn
thế giới ,này nay các
tôn giáo này đang hướng mủi tên của họ và các nước chậm phát triển các nước có
trình độ dân trí thấp như châu phi và các nước nghèo ở châu á công cuộc
cải đạo diển ra ở mọi tầng nấc lúc thì
rầm rộ lúc thì âm ĩ
mục
đích của họ là kito hoá bằng được mới thôi .
mổi ngày đọc những bài viết trên mạng về
tác hại của những
tôn giáo này
đối với đất nước
Việt nam Dân tộc
Việt nam nền văn hoá
Việt nam mà lòng đau như cắt ,nhất là loạt bài cũa ông CHALIE NGUYỂN được đăng trên Sachhiem.net hoặc những bài cũa Giáo sư Trần chung Ngọc TS nguyển mạnh Quang nổi đau như một vết thương khó lành ngày ngày
hành hạ đất nước ta dân tộc ta .những
tác giả trên họ đã đinh cư ở nước ngoài lẽ ra họ nên làm ngơ đi chứ
quan tâm làm chi cho mệt trí thế nhưng chắc cũng
tại vì cái tật khó bỏ của người việt đã ăn sâu trong máu là Yêu quê hương ,thương nòi giống nên nổi niềm cứ đau đáu không nguôi ,nên họ cứ viết và viết mãi
chừng nào con cháu
nhận thức được và hành động mới thôi.
ở trong nước ngoài một số
tăng ni phật tử thuộc về cư dân mạng mới biết
cái gọi là hiểm hoạ cãi đạo còn
đa số tăng ni và
phật tử có biết
cải đạo là cái chi chi đôi khi có ai hỏi thì quý thầy quý cô ừ thì đạo nào cũng tốt, quý bậc
tôn túc lãnh đạo Giáo hội cũng chưa có động thái nào cả làm như chuyện chẵng
liên hệ gì tới mình ,còn nhà nước mấy năm
gần đây có
quan tâm nhưng hình như đó là sự
quan tâm chung vì đối với nhà nước đó là sự
tự do tín ngưỡng Phật giáo ,
thiên chúa giáo,
tin lành hoà hảo
cao đài .v.v. đều như nhau cả không xác định dâu là văn hoá
tín ngưỡng dân tộc đểcó
biện pháp chấn hưng hay
bảo vệ,không như nước Pháp Nga , Mehico Anh họ đều có xác định và biện phap
bảo vệ tín ngưỡng của mình.
mong rằng mỗi ngày qua đi GHPGVN ngày một trưỡng thành mỗi to lớn sẽ có nhiều vị lảnh đạo
tài năng xuất chúng để lèo lái con thuyền
Giáo hội vượt qua sóng gió mong rằng đất nước ta sẽ có nhều cán bộ làm công tác
tôn giáo giỏi làm tham mưu cho đảng và nhà nước có những chính sách
đúng
đắn để giử gìn
mãi mãi nền văn hoá
đậm đà bản sắc đân tộc
Việt nam.
0
vào lúc 20/11/2010 12:04
Quý thầy và
Phật tử thì
thụ động, cứ
trông chờ vào nhà nước.
Vậy thì làm sao
Phật giáo phát triển được?