Đẩy Mạnh Hướng Dẫn Phật Tử Chống Cải Đạo, Xiển Dương Chánh Pháp - Thích Giới Định

05/01/201112:00 SA(Xem: 32580)
Đẩy Mạnh Hướng Dẫn Phật Tử Chống Cải Đạo, Xiển Dương Chánh Pháp - Thích Giới Định


ĐẨY MẠNH HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ
CHỐNG CẢI ĐẠO, XIỂN DƯƠNG CHÁNH PHÁP

 Thích Giới Định

thichgioidinhKể từ sau khi đức Thế Tôn nhập diệt, suốt hơn 25 thế kỷ qua, đạo Phật vẫn luôn tồn tại và phát triển, không chỉ ở các nước châu Á, hiện nay đạo Phật đã phát triển rộng sang rất nhiều nước phương Tây.

Vậy những yếu tố làm nên một đạo Phật huy hoàng và phát triển như hôm nay?

Ngoài việc giáo lý của đạo Phật luôn phù hợp với mọi căn cơthời đại, thì vai trò duy trì và phát triển lời dạy của đức Thế Tôn trong đời sống xã hội của hàng đệ tử Phật là vô cùng quan trọng.

Cả hai chúng xuất giatại gia đều có vai trò quan trọng không kém trong bảo tồn và phát triển Phật pháp.

Thực trạng đáng lo ngại

Trong nhịp sống của xã hội hiện đại ngày nay, trước sự xuất hiện của nhiều đạo mới lạ, sự mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo của một số ngoại đạo… đã khiến cho hàng Phật tử hoang mang, lo lắng và không ít Phật tử của Phật giáo đã cải đạo sang tôn giáo khác, hoặc bị lợi dụng, hoặc do lầm tưởng mà tham gia vào các nhóm ngoại đạo mới xuất hiện mà vẫn nghĩ đó là Phật giáo.

Trước hiện thực của xã hội hiện nay, vấn đề đặt ra là làm thế nào để Phật tử của chúng ta có đủ trình độ, nhận thức tư duy, lý luận và hành động để chống lại các thế lực ngoại đạo, tinh tiến, nỗ lực duy trì và xiển dương chính pháp của đức Thế Tôn trong thời hiện đại

Phật tử tại gia là thành viên quan trọng trong giáo hội Phật giáo. Họ là những người tu học theo Phật, đã quy y Tam bảo, vâng giữ năm giới hoặc Bồ tát giới, tuy tu tại gia lĩnh trách nhiệm hộ trì Tam Bảo, là hậu thuẫn lớn lao và kiên cố cho người xuất gia góp phần hộ trì cho giới Tăng già truyền bá giáo pháp, đem ánh sáng giải thoát đến mọi người.

Hiện nay chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin. Kinh tế phát triển nhu cầu cuộc sống của con người được đáp ứng, đời sống xã hội ngày được nâng cao. Với nền kinh tế thời mở cửa, con ngườiđiều kiện giao lưu học hỏi với các nền văn hóa phát triển ở phương Tây.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, trong xã hội hiện nay con người đang nghiêng về cuộc sống vật chất mà quên đi những giá trị đời sống văn hóa tinh thần truyền thống. Lối sống hưởng thụ dục lạc đã đưa tới tình trạng sa sút về mặt đạo đức trong tất cả mọi lĩnh vực.

Trong gia đình thì cha con bất hòa, ngoài xã hội đâm chém, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…ngay nơi học đường mối quan hệ thầy trò xưa nay được coi trọng nhất cũng đang xuống cấp trầm trọng… và còn vô số những vấn đề liên qua đến đạo đức, lối sống trong rất nhiều lĩnh vực mà chúng ta cần bàn luận.

Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thông tin, khiến cho con người có rất nhiều thuận lợi trong việc nắm bắt thông tin toàn cầu một cách nhanh chóng. Các phương tiện truyền thông hiện đại giúp cho con người truyền tải cũng như tiếp nhận thông tin với rất nhiều người cùng một lúc.

Tuy nhiên, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, con người lại đang rơi vào tình trạng hoảng loạn vì những thông tin thất thiệt, tác động xấu đến đời sống xã hội.

Một thực tế nữa cho thấy, hiện nay lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng của nhà nước, một số phần tử xấu lợi dụng giáo lý của đạo Phật lập nên một số đạo mới, lôi kéo đồng bào Phật tử tham gia vào các đạo mới, quay lưng lại với văn hóa truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Nguy hiểm hơn nữa làn sóng cải đạo đang lan tràn khắp nơi trong cả nước, một số thế lực ngoại đạo đã mượn thế lực của đồng tiền, sức hấp dẫn của các món quà vật chất, dưới rất nhiều hình thức như hỗ trợ, tặng, biếu… nhằm lôi kéo, dụ dỗ Phật tử cải đạo.

Mặt khác, hiện nay số lượng Tu sĩ ở miền Bắc không nhiều, trong mỗi ngôi chùa đông nhất chỉ có khoảng chục vị, còn lại các ngôi chùa ở miền quê chỉ có một hoặc hai vị, thậm chí chưa có vị nào.

Từ đó đã dẫn tới tình trạng Phật tử không có người hướng dẫn tu học, đã tự lập các tổ, nhóm tự sinh hoạt rất dễ bị ngoại đạo lợi dụng, đi sai con đường chánh pháp của đức Thế Tôn.

Thậm chí, một số thanh niên nam nữ Phật tử, mong muốn được học hỏi giáo lý đạo Phật nhưng không có người hướng dẫn đã tự lập nhóm tự mời người giảng, tự đề ra quy chế sinh hoạt …dẫn tới tình trạng nhận thức lệch lạc về chân lý đạo Phật.

Vai tròtrách nhiệm

Trong xu thế phát triển của nền kinh tế hội nhập hiện nay, Phật tử phải đối diện với nhiều vấn đề phức tạp, ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội.

Cho nên người Phật tử ngoài việc tự thân mình nỗ lực tinh tiến, họ cần phải được trang bị một số kỹ năng sống cũng như kiến thức Phật pháp mới có thể làm tốt được trách nhiệm cũng như bổn phận của người Phật tử. Đó là trách nhiệm đối với gia đình, với xã hội và với Đạo Pháp.

Đối với gia đình, mỗi người Phật tử phải có trách nhiệm chăm lo mọi công việc, cùng với các thành viên trong gia đình xây dựng một cuộc sống lành mạnh, phát triển kinh tế gia đình, sống hiếu thuận, cư xử nhu hòa đúng theo tinh thần chính Pháp

Các bậc là ông bà, hay cha mẹ phải có trách nhiệm dẫn dắt con cháu mình bước vào con đường Đạo, khi con cháu còn nhỏ nên dẫn chúng theo đến chùa tập cho chúng biết quỳ, biết lạy, biết dâng hương hoa, tỏ lòng cung kính đức Phật, lúc chúng lớn lên nên khuyến khích, tìm những sách báo Phật Giáo cho chúng đọc, để chúng được thấm nhuần giáo lý đạo Phật.

Đối với xã hội, mỗi Phật tử là một công dân cho nên phải có trách nhiệm thực hiện tốt nghĩa vụ của một công dân, tuân thủ pháp luật, sống lành mạnh, giữ gìn nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, phát huy truyền thống đạo đức, giao lưu, học hỏi với các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, kiên quyết loại bỏ luồng văn hóa độc hại, mê tín dị đoan… làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội cũng như đạo Pháp.

Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp.

Đối với Đạo pháp, người Phật tử phải có trách nhiệm hộ trì Tam Bảo. Nghĩa là ngoài việc cúng dàng Tam Bảo như cúng dàng xây dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chung, in kinh sách, băng đĩa, cúng dàng chư tăng… người Phật tử còn phải nỗ lực tu học, vận dụng lời dạy của đức Phật vào trong đời sống hàng ngày.

Đem lời dạy của Phật truyền bá cho mọi người, giúp cho họ có được cái nhìn đúng đắn về đạo Phật, cùng làm theo lời Phật dạy xây dựng cuộc sống an vui hạnh phúc. Bản thân mỗi người Phật tử phải là một tấm gương sáng về đạo đức, thể hiện giá trị của giáo lý Phật Đà. Đây chính là vai trò thiết yếu của Phật tử.

Đặc biệt Người Phật tử trong xã hội hiện đại ngày nay cần phải trau dồi kỹ năng sống, nắm vững kiến thức Phật pháp và quan trọng là phải có chính kiến để chống lại âm mưu lợi dụng tôn giáo, gây chia rẽ nội bộ, và âm mưu cải đạo của một số thế lực phản động.

Lịch sử đã cho thấy, vai trò của Phật tử đối với Đạo Pháp vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn tới sự hưng suy, tồn vong của Phật pháp… 

Cho nên muốn làm tốt công tác hướng dẫn Phật tử (HDPT) trước tiên cần phải thấy rõ vai trò quan trọng của người Phật tử đối với Đạo Pháp. Đồng thời, thấy rõ thực trạng của xã hội để định hướng cho công tác hướng dẫn Phật tử.

Xác định ý thức và hành động

Trước thực trạng của xã hội hiện nay, vấn đề đặt ra cho các cấp lãnh đạo trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Ban HDPT phải làm thế nào hướng dẫn cho đồng bào Phật tử vận dụng lời dạy của đức Phật vào trong cuộc sống, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội, phát huy lối sống đạo đức truyền thống của dân tộc, và đặc biệt giúp cho Phật tử nhận rõ chân tướng của việc lôi kéo cải đạo, kiên quyết một lòng giữ gìn, bảo vệ và phát triển giáo pháp của đức Thế Tôn trong đời sống xã hội

Cho nên hơn bao giờ hết cần phải nhận rõ tầm quan trọng của công tác HDPT hiện nay, để từ đó đưa ra phương hướng phù hợp cho công tác này. Đặc biệt, vai trò của người HDPT vô cùng quan trọng, bởi vậy, muốn HDPT tốt thì bản thân người hướng dẫn phải đáp ứng một số điều kiện thiết yếu.

Dù ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào, hay ở bất cứ quốc gia nào nếu ở đâu làm tốt công tác HDPT thì Phật giáo ở nơi đó phát triển mạnh. Một tập thể vững mạnh điều kiện đầu tiên là người lãnh đạo tập thể đó phải là người gương mẫu.

Cũng vậy, phong trào hoạt động của Phật tử hoạt động tích cực hay tiêu cực, mạnh mẽ hay yếu ớt phụ thuộc rất lớn vào người làm công tác HDPT, đặc biệt là các vị Tu sĩ.

Phẩm hạnh, trình độ kiến thức và tầm nhìn của một vị tu sĩ trong lĩnh vực HDPT có sự tác động rất lớn tới hàng ngũ Phật tử, nó không những tạo sự lôi cuốn, thu hút số lượng Phật tử tham gia mà còn thúc đẩy các phong trào hoạt động của Phật tử đi đúng hướng theo tôn chỉ của đức Phật.

Phẩm hạnh - Đây là phẩm chất quan trọng của của một tu sĩ Phật giáo nói chung và của người HDPT nói riêng. Phẩm hạnh của người xuất gia không phải do sự học tập, nghiên cứu thuần túy mà có; nó là kết quả của quá trình vừa học tập và ứng dụng lời dạy của đức Phật vào trong đời sống thực tiễn hàng ngày, thông qua ba nghiệp thân khẩu ý.

Đó cũng chính là sự biểu hiện tinh thần tri hành hợp nhất, nói sao làm vậy, làm sao nói vậy, từ những nhân cách này sẽ khiến cho niềm tin của tín đồ, quần chúng trở nên kiên cố đối với Tam Bảo, hết lòng phụng sự và xiển dương chánh pháp.

Phẩm hạnh một vị Thầy hướng dẫn là bài pháp có sức lôi cuốn Phật tử mạnh mẽ nhất. Nếu người Thầy hướng dẫn nói hay nhưng làm ngược lại thì dẫn tới việc làm mất lòng tin với Phật tử, và không thuyết phục được họ tham gia vào các hoạt động của Phật giáo.

Trong suốt 49 năm, tất cả những lời chỉ dạy của đức Phật đều xuất phát từ những việc Ngài đã làm trong cuộc sống thực tiễn, đúng như Herman Hess đã phát biểuĐức Phậthiện thân của tất cả những đức hạnh mà Ngài giảng dạy.”

Và điều đó cũng giải thích tại sao mỗi khi đức Phật đặt chân tới đâu thì rất nhiều người cả những người ngoại đạo cũng đều xin được quy y Ngài.

Trong xã hội hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thông tin, người ta có thể tìm hiểu, nghiên cứuhọc hỏi Phật pháp qua sách vở, hệ thống internet, website, v.v, một cách dễ dàng.

Cho nên cái mà người Phật tử cần hiện nay là đội ngũ HDPT chân chính có phẩm hạnh, có tri thức và có tầm nhìn để có thể hướng dẫn họ hoạt động.

Kiến thức - Người làm công tác HDPT hiện nay, ngoài kiến thức về Phật pháp cần phảikiến thức về xã hội.
Kiến thức Phật pháp ở đây không phải là đọc nhiều, nghe nhiều, thuộc nhiều kinh sách…mà là phải có cái nhìn thấu suốt về giáo lý của đạo Phật và quan trọng hơn là vận dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống hiện đại ngày nay như thế nào cho phù hợp.

Mỗi một địa phương tùy thuộc vào văn hóa, phong tục, tập quán, thói quenáp dụng lời Phật dạy có khác nhau, tuy nhiên mục đích và những triết lý cốt tủy của Phật giáo là không thể có sự sai khác.

Vấn đề đặt ra là người HDPT cần phải vận dụng những phương tiện thiện xảo phù hợp với thực tiễn xã hội hiện nay.

Về kiến thức xã hội, vì sao người HDPT cần phảikiến thức xã hội? Bởi vì, kiến thức xã hội sẽ giúp cho người hướng dẫn hiểu được các mối quan hệ giữa con người trong xã hội.

Đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay, các mối quan hệ của con người càng ngày càng phức tạp, con người rơi vào trạng thái khủng hoảng, mất thăng bằng về tâm lý, nếu có kiến thức về tâm lý học vị ấy có thể ứng xử đúng mức đối với nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội.

Chúng ta có thể đưa ra vài ví dụ thực tếtiêu biểu rằng khi hướng dẫn cho những người có tính khí năng động, sáng tạothẳng thắn, người HDPT sẽ dùng lời nói năng động, sáng tạothẳng thắn; với người có bản tính lịch thiệpphóng khoáng, vị ấy sẽ dùng lời nói lịch sự và cởi mở; với người khó tính và ít nói, vị ấy sẽ dùng lời nói súc tíchhợp lý; với những đối tượng lãng mạn và dễ xúc cảm, vị ấy sẽ cư xử một cách nhẹ nhàng, tử tế và văn hoa; với người trí thức, vị ấy sẽ dùng lời nói trí thứcgia giáo; hoặc với những người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau như bác sĩ, kỹ sư, công nhân, nhân viên, quan chức, nhà khoa học, nhà triết học, nhà tâm lý, sinh viên, học giả, thi sĩ, nhà văn,… lời nói của vị ấy sẽ tương xứng với kiến thức, nghề nghiệp và vị trí của họ trong xã hội.

Với phương thức hướng dẫn năng động bằng những phương tiện thiện xảo, khéo léo như thế, người HDPT không những sẽ thành công trong vai trònhiệm vụ tôn giáo, mà còn thích hợp cả trình độ căn cơ của mọi giai tầng trong xã hội, đem lại lợi lạc rất lớn cho nhiều người.

Tầm nhìn - Với sự phát triển của xu thế xã hội hiện nay, đòi hỏi người làm công tác hướng dẫn Phật tử phải có tầm nhìn phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.

Trước tiên, cần xác định rõ động cơ và mục đích công việc mình làm. Với mục tiêu “Hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sinh”, TWGHPGVN đã nêu rõ mục đích của công tác HDPT là “Hướng dẫn hàng Phật tử tại gia tu học chánh pháp, hộ trì Tam bảo, xây dựng nếp sống đạo đức cho hàng Phật tử và góp phần xây dựng cuộc sống hòa bình, an lạc cho xã hội.”.

Bởi vậy, người làm công tác HDPT phải thấy rõ công việc của mình làm là vì Đạo pháp, vì lợi ích của số đông, không phải vì danh tiếng của một cá nhân hay một tập thể nào cả.

Một thực tế cho thấy, khoảng cách giữa Phật tử thành phố và Phật tử nông thôn, giữa đạo tràng chùa này và đạo tràng chùa kia vẫn còn có sự ngăn cách, chia rẽ.

Đây là một trở ngại cho sự việc triển khai các hoạt động của Phật tử, nó không những gây nên khuynh hướng cục bộ, đề cao chủ nghĩa tư duy cá nhân mà còn dẫn tới tình trạng chia rẽ, phân biệt trong hàng ngũ Phật tử.

Từ cái nhìn thực tế của xã hội hiện nay, người làm công tác HDPT phải nắm vững những thuận lợi, khó khăn, cả những thách thức, của công việc HDPT trước mắt. Đồng thời phải có kế hoạch cho những hoạt động trong tương lai.

Dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, xây dựng nhiều hình thức hoạt động mới đáp ứng nhu cầu của con người trong đời sống xã hội hiện đại mà không xa rời chân lý của đạo Phật. Mở rộng tầm nhìn, đó là yêu cầu của người làm công tác hướng dẫn trong thời hiện đại.

Kiến nghị

Trong thời gian qua, có thể nói công tác HDPT trong cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc có nhiều chuyển biếnđạt được kết quả đáng khích lệ. Để góp phần đẩy mạnh công tác này trong những năm tới, người viết xin được đề xuất một số kiến nghị sau:

- Công tác HDPT cần có sự phối kết hợp đồng bộ, thống nhất cả về tổ chức và hành động từ Trung ương tới địa phương. Ban HDPT TW nên mở các khóa bồi dưỡng về công tác HDPT cho cả tu sĩcư sĩ trong các tỉnh thành hội.

- Tăng cường đội ngũ tu sĩ trẻ, có năng lực và nhiệt huyết vào trong Ban HDPT của các tỉnh thành. Khuyến khích, động viên đội ngũ Tăng Ni trẻ tham gia hướng dẫn các đạo tràng tu học.

- Tạo điều kiện mở các đạo tràng tu học cho Phật tử, đặc biệt là các vùng nông thôn.

- Đổi mới phương thức sinh hoạt tại các đạo tràng cho phù hợp với xã hội hiện đại.

- Chú trọng công tác hướng dẫn cho tầng lớp thanh niên trẻ, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên, bằng cách thành lập các câu lạc bộ, các nhóm Phật tử trẻ, các lớp học giáo lý tại các chùa.

Vì sự trường tồn của đạo Pháp, đem chân lý của đức Phật thâm nhập vào trong cuộc sống xã hội hiện đại, người làm công tác HDPT phải làm thế nào thổi luồng sinh khí mới vào trong cuộc sống, cải cách ý thức suy nghĩhình thức sinh hoạt, thiết thực chứng minh đạo Phật hiện hữu trên cuộc đời là vì hạnh phúc an lạc của con người và sự bình ổn của xã hội.

Tham luận của Sư cô Thích Giới Định – BTS PG Hải Phòng tại Hội thảo HDPT, Hải Phòng, 10/12/2010 (Nguồn: phattuvietnam.net)

Bài liên quan:

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: CẢI ĐẠO LÀ ĐI NGƯỢC THÔNG ĐIỆP CỦA CHÚA - Hoang Phong (dịch)

TIỀN VÀ VIỆC CẢI ĐẠO TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO - Minh Thạnh

KHÔNG CHỈ LÀ VẤN ĐỀ CẢI ĐẠO - Lý Chơn Ngộ





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :