Kỹ Thuật Cải Đạo Tín Đồ Phật Giáo: Chiếm Cứ Công Viên - Minh Thạnh

05/01/201112:00 SA(Xem: 34273)
Kỹ Thuật Cải Đạo Tín Đồ Phật Giáo: Chiếm Cứ Công Viên - Minh Thạnh


KỸ THUẬT CẢI ĐẠO TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO:
CHIẾM CỨ CÔNG VIÊN

Minh Thạnh

hopban-congvien-2-contentNhững người mưu toan cải đạo tín đồ Phật giáo sang các tôn giáo phương Tây luôn săn tìm những không gian thuận lợi để tổ chức thực hiện việc cải đạo.

Tất cả mọi địa điểm đều được chú ý đến, đặc biệt là những địa điểm công cộng như trường học, bệnh viện, kể cả những không gian di động, nhưng có nhiều thời gian để hành sự, như xe đò đường dài, xe lửa…

Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, khi các công viên được chú ý tu sửa chỉnh trang, đẹp đẽ, sạch sẽ hơn xưa, thu hút đông người đến dạo chơi, tập thể dục, thì các công viên trở thành địa bàn nóng của hoạt động cải đạo.

Theo chúng tôi, đây là kết quả của việc nghiên cứu cẩn thận, có tổ chức chặt chẽ, chỉ đạo cụ thể của bộ máy điều hành việc cải đạo tín đồ Phật giáo bên trên.

Công viên không phải là nơi người ta vội vàng ghé qua, mà có thể lưu lại đó khá lâu, đủ thời gian để làm những chuyện cần thiết.

Công viên là nơi người đến thường có tâm trạng thư thái, dễ chịu, do đó tiếp xúc để mưu tính cải đạo là điều rất thuận tiện.

Bối cảnh công cộng của công viên cũng phù hợp với những cuộc nói chuyện giữa những người chưa quen với nhau.

Do đó, tại TPHCM những người làm công việc chuyên nghiệp cải đạo tín đồ Phật giáo đã chiếm cứ hầu hết các công viên lớn. Vào công viên giây lát, sẽ có ngay người sà tới bắt chuyện.

Một số giáo phái luyện tập khí công, như Pháp luân công, xuất phát từ Trung Quốc, cũng chú trọng đến công viên. Tại TPHCM, Pháp Luân công chiếm cứ sân Phú Thọ (Quận 11), còn các giáo phái Tin Lành hoạt động mạnh các ở công viên Tao Đàn, Lê Văn Tám, 23 tháng 9…, đều ở quận 1.

Riêng công viên quanh nhà thờ Đức Bà, thì có lẽ do gần nhà thờ lớn và có tượng Đức Mẹ, nên đây là địa bàn của đạo Ca tô La Mã.

Pháp Luân công thì phát hẳn những tờ rơi giới thiệu hoạt động chữa bệnh, nói rõ họ không phải Phật giáo và kể lể những chuyện bên Trung Quốc. Tờ rơi Pháp Luân Công ghi cả số điện thoại liên hệ khi cần thiết.

Các phái Tin Lành thì kín đáo hơn, nhưng về nhân sự thì bài bản hơn. Dường như có các ca trực luân phiên cho từng buổi. Sau những lời bắt chuyện về thời tiết, hoa cỏ, trăng sao… người ta hỏi thăm thân thế, gia cảnh và rồi đi đến chuyện tôn giáo.

Người phụ trách cải đạo ở công viên được huấn luyện khá chu đáo, ăn nói trôi chảy, khéo léo tâm lý, có thể là đều qua đại học. Có người nói được tiếng Anh.

Bước tiếp nữa là họ mời về nhà, tham dự các cuộc lễ tôn giáo, đi pic nic tập thể thanh niên tôn giáo họ.

Ở khu vực công viên quanh nhà thờ Đức Bà TPHCM thì mọi chuyện chỉ diễn ra vào buổi tối. Không giống như Tin Lành ở công viên Tao Đàn, 23 tháng 9, ở đây người ta mời gọi vào cùng cầu nguyện dưới chân tượng đức Mẹ ngoài công viên.

Tượng đức Mẹ thì nhà thờ nào cũng có, nhưng vài chục người, hình như luân phiên, có tổ chức, cứ phải kéo ra công viên này mà quỳ lạy và chiêu tập những người đến công viên ngồi chơi cùng cầu nguyện.

Họ chuẩn bị khá chu đáo ấn tượng: các lẵng hoa, tượng Thánh, đèn chữ “Ave Maria” thắp sáng bằng bình accu và có cả trăm cây nến, tạo khung cảnh huyền ảo, gây sự hiếu kỳ.

Có lần chúng tôi đi xe gắn máy chậm lại để xem thì có người nhào ra ngoắc vào. Không biết họ bán nước sâm hay mời vào cầu nguyện.

Điều đáng chú ý là những người tụ tập ăn mặc tề chỉnh, tươm tất có phần sang trọng thu hút, cả ở người của Pháp Luân Công, các giáo phái Tin Lành, Ca tô.

Mùa hoạt động cao điểm hoạt động cải đạo ở công viên là Noel, tết dương lịch, mùa nắng sau tết, thanh niên được bắt chuyện thường được tặng thiệp thánh rất đẹp, có hình Chúa, Đức Mẹ…

Những người phụ trách hoạt động cải đạo ở công viên chú ý nhiều đến địa vị xã hội của đối tượng cần cải đạo, nhưng ít quan tâm về hoàn cảnh kinh tế. Trong những lần khác nhau, khi tôi trả lời nghề nghiệp của mình là bán hủ tiếu mì, có tiệm, thì người làm việc cải đạo không mấy mặn mà, nhưng một lần khác tôi nói mình là đạo diễn truyền hình, thì họ rất quan tâm.

Dù là lân la mon men làm quen, nên có thể bị hiểu lầm là bê đê hay gái điếm, họ vẫn không ngần ngại, cứ sáp vào rao giảng và kêu gọi cải đạo với một niềm tin mãnh liệt.

Chắc chắn sẽ có những gia đình Phật giáo, nhất là con em còn trong lứa tuổi thanh thiếu niên, bị cải đạo bằng hoạt động mạnh mẽ ở công viên này.

Minh Thạnh (phattuvietnam.net)


PHẢN HỒI TỪ ĐỘC GIẢ:

Mạnh Minh vào lúc 17/04/2010 12:18

Hình như bài báo trên còn thiếu để ý đến giáo phái Nhân Chứng JeHoVa (Jehova's witness), họ có mặt ngay cả trên xe buýt và công viên, bằng chứng thực nhất là bạn em "bị" lôi kéo tại xe buýt và có tham gia học KT ở "phòng nước trời" đường Trần Hưng Đạo quận 1, nguy hiểm thay, bạn em còn vào lớp "lôi kéo" các bạn khác, trong đó có em, em đã đi đến "Phòng nước trời", ở đó họ ăn mặc rất lịch sự, họ bảo họ không phải là Tin Lành,..."chiêu thức" của họ rất hay, tụi em được dẫn đi ăn sinh tố, chè....và đặc biệt hơn họ cho "nhân chứng" cỡ bằng tuổi tụi em để "dẫn dắt"...Thật không biết "thị trường" giáo phái Việt Nam "biến động đột biến" trong những năm gần đây........

Chanh khai vào lúc 17/04/2010 16:26

Hiện nay ,các giáo phái dựa vào chính sách tự do tín ngưỡng của nhà nườc ta nên họ ra sức lôi kéo người vào đạo kể cả các Phật tử của chúng ta.Tôi mong rằng Hội nghị Hoằng Pháp tại Kiên Giang vào tháng 5/2010 Phật giáo chúng ta cần bàn bạc các vấn đề cụ thể để giáo dục đạo đức Phật giáo cho các tầng lớp Phật tử.Đã qua rồi cái thời xem việc đi chùa là của các cụ già và phụ nữ,nhất là ở miền Bắc là các phụ huynh vẫn còn xa lạ với việc cho các em đến chùa học lời Phật dạy.Thậm chí có những vùng như Tây Bắc,Điện Biên Phủ.. người dân chưa bao giờ thấy các nhà sư bằng da bằng thịt(lời của Thầy Đ Niệm -Q Thủ Đức).


Trước tiên chúng ta cần củng cố lực lượng Phật tử tại từng đơn vị Phật giáo .Vì đây là lực lượng nồng cốt cho các hoạt động Phật sựhoằng pháp phải được đặt lên hàng đầu.Phải linh động sáng tạo những buổi lễ về hình thức trang trí cắm hoa,âm nhạc,pháp thoại,giảng pháp kết hợp với vấn đề thời sự (như thầy Chân Quang -Chùa Phật Quang có nói là mỗi năm thầy đều làm mới các Lễ Hội Phật Giáo tránh gây tâm lý nhàm chán cho các bạn trẻ)THí dụ các bài giảng phải cập nhật tin tức nóng hổi,lồng ghép vào bài giảng những câu chuyện hay....Cố gắng tìm mọi hình thức thu hút các bạn trẻ đến chùa.
Mặt khác chúng ta học tập những cách truyền giáo của tôn giáo khác như bạn Mạnh Linh nói là họ chỉ dẫn đi ăn chè,sinh tố hay tặng quà như Pt Minh Thạnh đã viết...làm cái của mình.Chúng ta đừng ngại vì họ cũng học tập Phật giáo ta nhiều lắm:nhà thờ có thắp hương,có làm giỗ,có nhà để cốt,có hát nhạc dân tộc,có làm lễ Vu Lan...
Còn vấn đề ĐH Minh THạnh nói là họ lôi kéo tụ tập cầu nguyện thì chúng ta cũng nên dành ra hay chọn những điểm chùa có đông khách qua lại mà tổ chức luân phiên hành lễ cầu nguyện trước Mẹ Quán Thế Âm .
Chẳng hạn như chùa Đại Giác Q_Phú NHuận có vị trí khá tốt ở ngay khu vực đông khách vãng lai.Ta có thể mở rộng không gian thờ tượng Quán Âm ở hướng mũi tàu,tức sau lưng dãy nhà tăng hướng ra sân bay đang xây dựng.Tượng vẫn đặt trong khuôn viên sát tường nhưng không rào lại mà mở cửa ra cho bá tánh có thể lễ bái cầu nguyện cả ngày đêm,phía sau thì tối ta đóng cửa lại vẫn bảo đảm an ninh cho chùa.Tức một phần tượng mặt sau rào lại,phần trước mở hẳn cho bá tánh lễ bái cả ngày đêm.Chứ thờ NgàI trong sân chùa hiện nay thấy chật hẹp quá.CÓ chùa thờ Quan Âm rào sát tượng thấy ngột ngạt quá ,rồi Phật tử đốt nhang lên hàng rào cháy xém hàng rào thấy mất vẽ mỹ quan đó là Chùa GIác NGộ Q-10,nên chăng nhà chùa mở rào phần tượng phía trước cốt Mẹ còn phía sau lưng thì làm cửa tối đóng lại vẫn an ninh mà giúp cho Phật tử có chỗ cắm nhang và lễ bái,dĩ nhiên là lề đường phải được làm sạch.
Vài dòng góp ý mong cho phật giáo mãi trường tồn cùng dân tộc Việt Nam.
Trân trọng kính chào

kinhthanh vào lúc 19/04/2010 19:13

Dường như luât pháp nhà nước ta hiện nay còn nhiều lổ hổng trong vấn đề tự do tôn giáo . Tại sao chứa có luật hay quy định nào cấm truyền đạo những nơi công cộng ngoài khuôn viên cơ sở tôn giáo .Những nước bạn láng giềng đã có điều luật này từ lâu và phạt rất nặng cho hành vi gnang ngược này ,bất chấp liêm sỉ và lòng tự trọng của một tôn giáo đứng đắn .

Đỗ Thành Dũng vào lúc 24/04/2010 20:52

Đất nước VN tự do trong việc truyền bá tôn giáo chứ không ngăn cấm . Tất cả các tôn giáo đều có quyền truyền Đạo theo luật pháp quy định . Việc gìn giữ đạo Phật là từ trong gia đình . Đạo Phật thì mang tính tự nguyện chứ không có quy củ tổ chức như các tôn giáo khác . Điểm thu hút đặc biệt của đạo Phật là ở đó . Không nên thành kiến với các tôn giáo khác bởi tôn giáo nào cũng mục đích hướng thiện mà thôi .

Thành Dũng

Thanh Tâm vào lúc 29/04/2010 16:31 Comment của Thành Dũng rất khách quan, chân thật.
Tại sao chúng ta không xắn tay áo lên? tại sao chúng ta không có nhiều Thầy như thầy Chơn Quang? hoặc có nhiều Phật Tử dám Hoằng Pháp? Đạo Phật, một tôn giáo lớn có mặt khắp năm châu. Chúng ta tự hào đấy. Tuy nhiên, chúng ta chỉ ngồi đó mà phán xét!? Họ làm được, ta cũng làm được là mình bắt tay Hoằng Dương Chánh Pháp như Phật đã phú chúc: Bố thí pháp công đức vượt trên tất cả mà! Bố thí vô úy, Vô ngại biện từ ở đâu? Tự xét lại mình: Ta đã làm được gì cho Phật, cho ta, cho chúng sanh?
Trách nhiệm của trưởng tử Như Lai( Các Thầy) thôi sao? Anh em Tin Lành, Công Giáo (cứ cho là ngoại Đạo). Tại sao họ làm được ,ta thì không? Đâu hẵn là các Thầy mới phải có trách nhiệm đó mà mọi Phật Tử Chính Danh phải làm vì hạnh Độ sanh khi ta chấp nhận nhận Đức Bổn Sư Thích Ca làm Thầy,làm Tổ Tâm linh của đời mình. Vài lời tâm tình. Thanh Tâm

Quang Đạt vào lúc 14/05/2010 05:33

Đối với đồng bào VN thì đạo Phật được xem là Quốc giáo , là cái nôi của dân tộc từ ngàn năm . Cho đến bây giờ đạo CG cũng chiếm có 6% mà thôi . Còn các tôn giáo khác chiếm số ít hơn nữa. Người ta thống kê gần đây là tới trên 2 tỷ tín đồ Phật giáo và những người thiện cảm với đạo Phật ở khắp thế giới . Đạo Phật không xuất phát từ sự mặc khải của Chúa Trời , không từ hình thức bên ngoài mà từ nội tâm , tâm thức bên trong một cách hoàn toàn tự nguyện. Những lời dạy kim khẩu của Đức Phậtgiá trị lớn lao trong việc chuyển hóa nội tâm dẫn đến hạnh phúc an lạc , thoát khỏi luân hồi sinh tử bể khổ trầm luân của cuộc đời.

“ Thà đốt lên một ngọn lửa , còn hơn ngồi trong bóng tối mà nguyền rủa ”, chúng ta nên tinh tấn , thúc liễm thân tâm , độ sinh , hoàng pháp thì có giá trị hơn là phán xét. Không ai dám phủ nhận đạo Phật về lòng từ bi , trí huệ lan tỏa sáng khắp thế giới mang lại hồn dân tộc, Quốc Thái dân an , nhà nhà hạnh phúc .

Quang Đạt lehatho vào lúc 05/06/2010 00:53

Ý kiến của bạn Thành Dũng hay nhưng khi bạn nói "Không nên thành kiến với các tôn giáo khác bởi tôn giáo nào cũng mục đích hướng thiện mà thôi" thì có vẽ bạn hơi thiếu thực tế đặc biệt khi tôn giáo đó là catholic. bạn có thể có tài liệu tại trang web sau đây : http://sachhiem.net

La Ngọc Vinh vào lúc 22/06/2010 12:17

Thật buồn cười và lố bịch khi dùng mọi mọi cách để "quyến dụ", "lôi kéo" người gia nhập tôn giáo mình, bản thân tự nghĩ rằng đó cóphải là tôn giáo chân chính không? (nếu sự kiện nêu trên của các bạn là sự thật và tôi cũng nghĩ rằng sớm muộn gì họ cũng lòi bản chất thật sự của họ, bấy giờ chính quyền chắc chắn không thờ ơ, bỏ qua đâu khi đó pháp luật sẽ nói chuyện với họ.
Còn đối với Phật giáo đồ chúng ta chẳng nên quá bức xúc kẻo mà làm sai Phật pháp và pháp thế gian.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.