Khai Thị Của Đức Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ Trước Thềm Năm Mới Canh Dần 2010

13/01/201112:00 SA(Xem: 44958)
Khai Thị Của Đức Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ Trước Thềm Năm Mới Canh Dần 2010

tuyentapmungxuan

KHAI THỊ CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ THÍCH PHỔ TUỆ 

TRƯỚC THỀM NĂM MỚI CANH DẦN 2010
 
Sau hơn 10 ngày nắng nóng bất thường chưa từng có, hôm nay 29 Tết trời đã nổi gió, rét lại. Gió bấc ào ạt tràn về. Chạy xe máy trên quãng đường đê gió rét bụi hơn 60 km từ trung tâm Hà Nội, lại chủ quan không mang đủ áo ấm nên đến cuối đường, chúng tôi mệt oải.

Về đến chùa Ráng là 9 giờ, vào sân chùa thấy vắng hoe. Chùa trùng tu đã gần xong, được thu nép gọn gàng, thợ đã nghỉ, các đoàn viếng thăm đã vãn. Nhà chùa vẫn như ngày thường, chưa thấy sự nhộn nhịp tíu tít của ngày Tết.

Nghe tiếng niệm Phật báo khách, Tổ từ nhà trên nhanh nhẹn đi xuống nhà khách. Dáng đi vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát, vững chãi. Tâm thế ấy, tư thế, tác phong ấy dường như quên rằng, chỉ hơn 1 ngày nữa thôi, khi năm mới về là Cụ tròn 94 bước sang tuổi 95.

Sau khi chúng tôi bày lễ, Cụ khoan thai dẫn chúng tôi lên chùa lễ Phật. Chùa Ráng vừa được nâng cao, đại điện được nhấc lên tầng 2. Cụ đi trước, leo cầu thang mà chưa cần bám tay vịn, mở cửa chùa nhẹ nhàng, dẫn chúng tôi cắm hoa dâng quả, thong thả điểm chuông để chúng tôi đỉnh lễ. Sau thời chiêm bái Phật, Cụ đưa chúng tôi đi thăm quan chùa.

Được biết, từ đầu tháng Chạp đến nay, đã có hàng chục đoàn Tăng Ni, Phật tử và các cơ quan đoàn thể đến lễ Phật, lễ Tổ và cung chúc khánh tuế Đức Pháp chủ. Đoàn nào đến chùa, bất luận thân sơ, sang hèn cũng được Cụ ân cần tiếp đón.

11 giờ 30, Ngọ trai. Tổ thụ trai nhà trên; Thầy thị giả và 2 Thầy ở chùa bên sang giúp việc thụ trai dưới nhà ngang; đoàn chúng tôi và 1 anh bảo vệ công trường ăn tại phòng khách.

Có lẽ ít có ở chùa nào có phòng khách bình dị, đơn bạc và tuềnh toàng như ở chốn này. Bàn ghế đều là đồ tự đóng lấy bằng mấy thanh gỗ đẽo tay; thức ăn thì có: âu nhỏ cơm, bát canh cần, bát canh xu hào, đĩa nhỏ đậu phụ luộc, chút ruốc chân nấm, chút tương, chút rau mùi và đôi trái ớt tươi. Đơn giản, đạm bạc, thanh tịnh và ngon miệng lạ lùng.

Trước đó, vào lúc 10 giờ, sau khi nghe kỹ chúng tôi tác bạch vấn an sức khỏe, thỉnh Cụ ban lời khai thị và chúc Tết Canh Dần, Đức Đệ Tam Pháp chủ GHPGVN nói:


KHAI THỊ CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ THÍCH PHỔ TUỆ 

TRƯỚC THỀM NĂM MỚI CANH DẦN 2010

tuyentapxuan-123_jpg_0Nam mô A Di Đà Phật! 

Trước hết, chúng tôi xin chào đón và cảm ơn quý vị đã dành thời gian giáp Tết eo hẹp, không quản đường xá xa xôi, rét mướt về đây lễ Phật, lễ Tổ và hỏi thăm sức khỏe của chúng tôi. Kế theo, thể theo yêu cầu của quý vị, chúng tôi xin được chia xẻ đôi điều:

Tuân theo quy luật thường hằng, xuân này chúng tôi đã qua tuổi 94, sang tuổi 95. Tuổi này khó tránh khỏi bệnh già. Nhờ nhân duyên, chúng tôi mọi sự vẫn còn được điều hòa, vẫn tự thân vận động, tự lo, tự phục vụ, chưa phải làm phiền nhiều đến mọi người xung quanh. Còn sinh hoạt hàng ngày thì đơn giản, tự nhiên như nếp sống vốn có của nhà chùa, theo nghi quỹ mà chư Tổ đã chế ra và duy trì

Chúng tôi không coi chuyện sống lâu đến trăm tuổi làm điều vinh hạnh. Cụ Tổ ở đây về nơi tịch diệt khi mới 51 tuổi đời, 30 tuổi hạ mà sự nghiệp đóng góp cho sự trường sinh của Phật pháp nước nhà thật đáng khâm phục. 

Noi gương các Ngài, chúng tôi cũng chỉ biết gắng công, dụng sức, dụng tâm, việc gì có thể làm thì gắng làm, việc gì chưa thể làm thì hẵng để đấy.

Việc thế gian, cũng như việc Phật sự thì nhiều vô kể, trùng trùng nối tiếp nhau không dứt, hết việc nọ đến việc kia, mà đời người và sức người lại hữu hạn. 

Tới nay, chúng tôi tự coi mình là người vô sự. Vả lại, có ai nỡ nhẫn tâm đề nghị người già ngoại 90 làm gì nữa; vả lại, người đã già ngoại 90 thì còn nên làm gì nữa?

Thứ nữa, về Phật sự năm cũ và năm mới, điểm đầu việc, đánh giáchỉ đạo thì ban ngành các cấp đã làm, đã đúc rút trong báo cáo, các vị nếu cần thì có thể tìm hiểu

Với chúng tôi thì mực thước ở thời điểm này, để đánh giá và định hướng mọi việc, mọi người trong Phật sự Việt Nam đó là: Việc giữ gìn cơ nghiệp của Tổ tiên, làm những việc mà Tổ tiên giao cho như thế nào? Việc anh em, con cháu trong nhà hòa hợp, đùm bọc, nâng đỡ, dìu dắt nhau ra sao? Việc trên cầu Phật, dưới dạy người theo chính giáolợi lạc của số đông như thế nào? 

Bám vào dường mối ấy, chúng tôi cũng đã có lời tán thán công quả về những việc đã làm được. Nhân đây, chúng tôi cũng xin chia xẻ tận đáy lòng về những việc bất như ý, bất như tâm, bất tòng tâm mà Phật giáo nhất thể chúng ta được gặp. Với cách nhìn Phật họcTuệ học, chúng tôi tin chắc rằng, chư Tôn đức và Phật tử đã đang và sẽ định tâm thấy rõ đạo, pháp vô thượngPhật Tổ đã di giáo, đồng thời cũng thấy rõ sự xiển bày vô thường của thế sự nhân sinh; tiếp nhân, đối sự khế lý, khế cơ vì sự trường sinh của Đạo Pháp, vì hạnh phúc của quảng đại nhân dân, phụng sự Tổ quốc, bảo vệ hòa bình.

Thứ nữa, Tết Nguyên đán là Tết của Dân tộc ta, lạm dụng thì cũng có thể coi là Tết của nhà chùa. Vũ trụ thì vận hành theo tứ thời Xuân hạ thu đông, đời người thì luân hồi theo sinh già bệnh chết. Đông qua Xuân tới, 1 năm nữa đang qua đi, 1 năm nữa đang đến, vô thường đang diễn bày ra trước mắt
Với con nhà Phật chúng ta thì hãy gắng tu tập tới chỗ không còn mảy may xúc động, thấy rõ tứ thời bát tiết, sinh già bệnh chết ở đâu và lúc nào cũng là mùa xuân bất tận.

Theo cách nhìn ấy, chúng tôi xin kính chúc chư Tôn đức Trưởng lão, chư quý vị Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử thân tâm an lạc, có sức có tuệ tinh tiến tu tập, trau dồi giới hạnh, nghiêm trì giới luật, thâm nhập kinh tạng, phô bày thân tướng của chư Phật, xiển dương chính Pháp, hòa hợp Tăng già góp phần gây dựng thế giới hòa bình, dân sinh an lạc.

Kính chúc Ban biên tập, các cộng tác viên, quý bạn đọc của quý báo một năm mới sức khỏe mới, thành đạt mới, gia đình hạnh phúc. Nam Mô A Di Đà Phật!”


tuyentapxuan-163-018
Chùa Ráng - Viên Minh Tự ngày cuối năm

Xuân Tiến – Huệ Minh 
(phattuvietnam.net)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/01/2012(Xem: 61383)
18/01/2011(Xem: 89410)
07/02/2015(Xem: 13190)
27/01/2015(Xem: 26057)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.