Chương 11 Thực Hành Phật Pháp.

28/01/201112:00 SA(Xem: 45069)
Chương 11 Thực Hành Phật Pháp.

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
CẨM NANG CƯ SĨ
Tâm Diệu
Nhà Xuất Bản Phương Đông 2008

CHƯƠNG 11

THỰC HÀNH PHẬT PHÁP


PHẦN THỨ NHẤT
TU THIỀN


Đạo Phậtcon đường đưa chúng sinh giải thoát khỏi mê lộ để đi tới giác ngộ. Ngay lúc đang đi trên đường, người Phật tử đã nếm được mùi vị của giải thoát, với điều kiện là người đó phải thực hành những lời dậy của đức Phật và chư Tổ. 

Có thể ví những lời Đức Phật và chư Tổ dạy Phật tử như là những cuốn sách dạy cách nấu món ăn. Người đọc sách nấu ăn hoài mà không bao giờ thực hành, không nấu, không ăn, thì cơ thể vẫn đói, không bổ ích gì cả. Đã thế, còn đem những hiểu biết qua sách vở để khoe khoang, chứng tỏ là mình "biết nhiều cách nấu món ăn" thì chỉ là lý thuyết suông, càng khoe càng làm tăng trưởng sự kiêu ngạo, hoàn toàn không có ích lợi gì trong thực tế

Đạo Phậtcon đường thực hành, không phải là những đề tài triết lý để bàn suông, chẻ sợi tóc làm tư. Kinh sách nhà Phật là ngón tay để chỉ lên mặt trăng chân lý. Nương theo ngón tay, thấy được mặt trăng rồi thì phải hành trì tu tập để đạt tới giác ngộ giải thoát, không phải là để khoe khoang sự hiểu biết về cái ngón tay. 

Như vậy trước hết, người Phật tử theo lời Phật dạy qua giai đoạn lý thuyết, hiểu thấu cách thức tu tập, rồi phải tự mình "làm thuyền bè của chính mình" tự mình hành trì các pháp môn tu, tự mình sẽ nếm được mùi vị của an lạc giải thoát. Một trong những pháp môn tu đó là "Thiền". 

Thiền là đường lối để thực hiện sự buông bỏ. Khi hành thiền, ta buông bỏ thế giới phức tạp bên ngoài, để có thể vươn đến thế giới an tịnh bên trong. Trong tất cả các hệ thống huyền học và trong nhiều truyền thống, hành thiền được biết đến như là con đường đi đến tâm thanh tịnhuy lực. Kinh nghiệm về tâm thanh tịnh này, giải thoát ra khỏi thế giới, rất là vi diệuhỷ lạc.

Có nhiều người ngồi thiền để tìm cho tâm sự an tịnh, tinh thần không tán loạn, dao động. Nhưng tâm an tịnh (samatha - thiền định hay thiền chỉ) chỉ là một trong hai khía cạnh trọng yếu của thiền. Tuệ giác (vipassana - thiền minh sát hay thiền quán) là khía cạnh thứ hai. Mục đích của tu thiền là để được tuệ giác, còn thiền định hay thiền chỉ chỉ là phương tiện giúp ta đạt đến cứu cánh trên.

Thiền định (samatha) là một phương pháp luyện tâm, chuyển hoá tâm ô nhiễm thành tâm thanh tịnh, giảm từ từ, từ nhiều niệm tưởng đến ít niệm tưởng và từ ít niệm tưởng đến một niệm hay còn gọi là nhất tâm hay nói một cách khác là gom tâm buông lung vào một điểm hay một đối tượng. Kết quả mang lại là sự an tĩnh tâm hồn cũng như sức mạnh tâm linh. Tâm an tĩnh không phải là mục đích, chỉ là cần thiết để phát triển tuệ giác

Thiền Minh Sát (vipassana) là một phương pháp thiền quán giúp điều phục tâm và phát triển trí tuệ, mà ai cũng có thể thực hành được trong đời sống hằng ngày. Thiền Minh Sát có nghĩa là thấy sự vật đúng như sự vật hiện hữu của nó. Chủ yếu của việc hành thiền này là quán sát tâm hay chú tâm, nhận ra và hay biết dòng tư tưởng của mình mỗi khi nó phát sinh. Chỉ “biết suông” mà không có sự phán đoán, không phân biệt và không dính mắc với chúng. 

Có thể nói là tu Thiền Chỉ (samatha) để được Định, tu Thiền Quán (vipassana) để được Tuệ. Trong đạo Phật thì Giới, Định và Tuệ là ba bộ môn học, vì vậy nên Thiền, bao gồm Định và Tuệ, được coi là căn bản trong việc tu theo đạo Phật vậy. 

Nói chung Thiền Phật giáo bao gồm các Thiền Nam Tông, Thiền Bắc Tông, và Thiền Tông tức Thiền của các Tổ. 

Trong Thiền Nam Tông cũng có nhiều phương pháp tu khác nhau, nhưng có thể nói hai pháp thiền Anapanasati (niệm hơi thở) và thiền Vipassana (thiền quán) là được áp dụng nhiều nhất. Thiền Anapanasati đặt trọng tâm vào việc chú niệm hơi thở, đã được Phật giảng dậy trong nhiều kinh nhưng riêng kinh Anapanasati chỉ dẫn đầy đủ nhất nên thường được học tập kỹ. Thiền Vipassana còn được gọi là Thiền Quán hoặc Thiền Minh Sát. Pháp hành thiền này không được ghi rõ trong kinh nào mà được đặt trên nền tảng kinh Tứ Niệm Xứ, tuy nhiên về phương cách hành có một số điểm khác nhau và do đó không có một pháp thiền Vipassana thống nhất. 

Thiền Bắc Tông hay còn gọi là Thiền Đại thừa cũng gồm nhiều pháp thiền lấy ra từ các kinh Bắc Tông, như pháp Quán Như Huyễn, trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kim CangViên Giác, Tuy vậy, không có một pháp thiền nào nhất địnhtùy căn cơ mỗi người mà tu theo pháp thiền thích hợp.

Thiền Tông tức là thiền của chư Tổ, cũng được gọi là Thiền Tổ Sư được bắt đầu từ Phật Thích Ca truyền lại cho ngài Ma Ha Ca Diếp, đến ngài A Nan rồi truyền tới Tổ thứ 28 là ngài Bồ Đề Đạt Ma. Sau đó ngài Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung QuốcBồ Đề Đạt Ma được tôn làm sơ Tổ Thiền Tông Trung Hoa, truyền cho nhị Tổ Huệ Khả, tam Tổ Tăng Xán, tứ Tổ Đạo Tín, ngũ Tổ Hoằng Nhẫnlục Tổ Huệ Năng. Sau đó chia thành năm phái: Lâm Tế, Tào Động, Pháp Nhãn, Quy NgưỡngVân Môn. Mỗi phái đều có phương tiện cơ xảo riêng để khế hợp với từng cơ duyên của đệ tử. Tuỳ mỗi đương cơ mà chư Tổ, hoặc nói, hoặc nín, hoặc dùng gậy đánh hay dùng tiếng la, tiếng hét..v..v.. Các phương tiện cơ xảo ấy giống như chuyện vô lý nhưng lại có tác dụng làm ngưng suối nguồn ý thức của người đệ tử lúc bấy giờ. Mục đích là để đệ tử, ngay sát na đó khai ngộ. Các ngài không muốn đệ tử sa lầy trong văn tự chữ nghĩa, chỉ cần ngừng dòng tâm ý thức để trực thấy bản tâm, bản tánh của mình. 

Trong phần thực hành Thiền này, chúng tôi chỉ giới thiệu một vài pháp thiền: (1) Pháp Thở Đơn Giản [21] do Cư sĩ Nguyên Giác dịch từ nguyên tác Anh ngữ “A Simple Breathing Meditation,” một cẩm nang về bước đầu tập thiền của Kadampa, một tông phái Phật giáo Tây Tạng đang có hơn 700 tự viện tại 36 quốc gia, (2) Thực Tập Thiền Minh Sát [22] của Hòa thượng Mahasi Sayadaw do Tỳ khưu Khánh Hỷ chuyển ngữHoà thượng Thiền sư Kim Triệu hiệu đính, và (3) Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền của cố Hoà thượng Thích duy Lực. Cả ba bản văn được ghi lại trong phần phụ lục để độc giả tham khảohọc hỏi.

 

THỰC HÀNH PHẬT PHÁP

PHẦN THỨ HAI
TU TỊNH ĐỘ HAY TU NIỆM PHẬT


Chân Tâm hay bản thể tâm của chúng ta vốn thanh tịnh. Từ xưa không biết bắt đầu từ lúc nào tâm bị ô nhiễm bởi ái dục, tham, sân, si và trở nên ô nhiễm. Do tâm ô nhiễmchúng ta phải đi trong luân hồi sinh tử hết kiếp này sang kiếp khác. Ô nhiễm muốn nói ở đây không chỉ là biểu hiện thô thiển của tâm tham, sân và si mà bao gồm tất cả những bè bạn và thân hữu xa gần của chúng, như tâm phân biệt, chấp trước, ưa thích, ghét bỏ và mong cầu. Chúng là những vọng tưởng hoạt động không ngừng nghỉ từ sáng đến chiều làm cho tâm chúng ta không được an ổn

Làm thế nào để tâm được thanh tịnhmục đích chung của các pháp hành Phật giáo. Các tông phái, các pháp môn, dù cho có những khác biệt về phương cách thực hành nhưng mục tiêu vẫn là phải tu sao cho tâm không còn ô nhiễm, đạt được thanh tịnh. Tịnh Độ Tông gọi tâm thanh tịnh là “nhất tâm bất loạn”, cũng như Thiền Tông gọi là “thiền định”, bên Giáo Tông gọi là “chỉ quán”, còn như Mật Tông gọi là “tam mật tương ứng”. Toàn bộ những danh từ ấy chỉ là tên gọi khác nhau của tâm thanh tịnh

Trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy: “Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành. Tự tịnh kỳ ý. Thị chư Phật giáo [23] .” Nghĩa là: “Không làm các điều ác. Siêng làm các việc lành. Giữ tâm ý thanh tịnh. Là lời dạy chư Phật”. Câu “Tự tịnh kỳ ý” có nghĩa là tự làm cho tâm thanh tịnh. Đây là quá trình tu tập của mỗi người chúng ta

Bằng cách nào để tâm được thanh tịnh? Trong tạng Pàli, kinh Tăng Chi Bộ, phẩm Một pháp, Đức Phật dạy như sau: 

Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết -bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.”[24] 

Tương đương với kinh Tăng Nhất A Hàm trong tạng Sanskrit:

Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Phật. Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” [25]

Rồi Đức Phật giải thích cách thực hành pháp môn Niệm Phật như sau: 

Nếu có Tỳ kheo nào chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, chuyên tinh niệm Phật, không có niệm tưởng nào khác. Quán hình của Như Lai, mắt không hề rời. Trong khi mắt không rời, niệm tưởng công đức Như Lai”[26] . 

Đoạn kinh trích dẫn trên nêu rõ hai phương pháp niệm Phật cơ bản là: trì danh niệm Phậtquán tưởng niệm Phật. Trong phương pháp thứ hai, tức nhớ nghĩ đến hình tướngcông đức của Như Lai, Đức Phật giải thích về thể, tướng, huệ và pháp thân của Phật: 

Thể của Như Lai được thành tựu từ kim cương, đầy đủ mười lực, bốn vô sở úy, dõng mãnh giữa đại chúng. Gương mặt của Như Lai đoan chánh vô song, nhìn không chán mắt. Giới đức thành tựu giống như kim cương không thể phá hoại, trong sạch không tỳ vết cũng như lưu ly. Tam-muội của Như Lai chưa từng sút giảm, đã tĩnh chỉ, vĩnh viễn tịch tĩnh, không có niệm khác. Các thứ tình kiêu mạn, ngang bướng đã vắng im ý tham dục, tưởng sân hận, tâm ngu hoặc, mạn kết do dự, tất đều tận trừ. Huệ thân của Như Lai, trí không bờ đáy, không bị chướng ngại. Thân Như Lai, được thành tựu từ giải thoát, các cõi đã hết, không còn sinh phần để nói ‘Ta sẽ đọa nơi sinh tử.’ Thân Như Lai được vượt qua thành trì của tri kiến, biết căn cơ người khác đáng được độ hay không đáng được độ, chết đây sinh kia, xoay vần qua lại trong ngằn mé sinh tử, có người giải thoát, người không giải thoát; Như Lai thảy đều biết tất cả. “Đó là tu hành niệm Phật, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm Phật, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” [27]

Như vậy, Niệm PhậtĐức Phật dạy trong kinh tạng Pali và Sankrit dẫn chiếu trên chính là một trong các pháp hành căn bản nhằm chuyển hóa tâm của chúng sinh, bằng cách không để cho tâm ấy duyên với vọng niệm, với lục trần, với thức phân biệt. Ngài dạy, “nếu chúng sinh nào đem tâm của mình mà niệm tưởng Phật, nhớ nghĩ đến công đức của Phật, duyên với Phật thì tâm của người ấy trở nên thanh tịnh, được pháp hỷ lạc, và tất cả mọi tâm lý bất thiện đều được chuyển hóa”[28] . 

***

Pháp môn Niệm Phật là một trong nhiều pháp môn được chính Đức Phật dạy cho các đệ tử xuất giatại gia hiện còn lưu lại trong các bản kinh cổ, cả tạng Pàli lẫn tạng Sanskrit. Sau đó được truyền qua Trung Hoa vào giữa thế kỷ thứ 4 và được phát triển thành tông phái Tịnh Độ bởi Đại sư Huệ Viễn (334-416). Từ Trung Hoa, Tịnh Độ tông được truyền qua Hàn Quốc, Nhật BảnViệt Nam. Đối tượng niệm Phật mà kinh Pali và Sanskrit nói đến là Đức Thế Tôn, nên thời đó nói đến niệm Phật, là niệm Đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni. Sau này, khi Phật giáo phát triển, tin tưởng rằng trong ba thời mười phươngvô số chư Phật. Cho nên, pháp môn niệm Phật cũng có nhiều danh hiệu Phật để niệm, nhưng phổ thông nhất là niệm Phật A Di Đà. Vì vậy, mỗi khi nói đến pháp môn niệm Phật hay Tịnh Độ Tông, người ta đều nghĩ ngay đến niệm Phật A Di Đà

Đức Phật A Di Đà được Đức Phật Thích Ca giới thiệu là một vị Phật siêu việt thời giankhông gian (vô lượng quang, vô lượng thọ), Ngài nguyện cứu độ tất cả những ai có lòng tin chân thành xưng niệm danh hiệu Ngài. Ngài dùng vô lượng hào quang nhiếp thọgia hộ những người có lòng tin chân thành đối với Ngài và tiếp dẫn họ sanh về cõi Tây phương Cực lạc của Ngài. A Di Đà là âm dịch của Amita, Amita là tiếng cổ Ấn Độ (Sanskrit). A Di Đà cũng là cách viết tắt của Amitabha (Vô lượng quang) và Amitayus (Vô lượng thọ). Vì thế người Tây phương rất quen thuộc với hai danh từ tiếng Sanskrit Amitabha và Amitayus. 

Hạnh nguyện cứu độ chúng sanh của Đức Phật A Di Đà được hai Đức Bồ tátQuán Thế ÂmĐại Thế Chí phò trì. Tượng Đức Phật A Di Đà và hai Đức Bồ tát này rất được phổ biến tại các nước Á Châu thịnh hành tư tưởng Tịnh độ
Tịnh Độ tông cốt lấy niệm Phật làm đầu, và niệm Phật chính là gột sạch những tư tưởng vẩn đục. Mỗi câu niệm Phật là một tư tưởng xấu lắng xuống, một niệm trong sạch dấy lên, nhiều câu niệm Phật thì nhiều tư tưởng xấu được đoạn trừ. Và niệm Phật đến “nhất tâm bất loạn” thì ô nhiễm không còn. 

Kinh điển của Tịnh Độ tông là các kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh A Di Đà, và luận Vãng sinh Tịnh độ. Phương pháp tu học gồm ba nguyên tắc: Tín, Nguyện và Hành. Đây là một trong các tông phái tương đối dễ tu tập nên ở Đông Nam Á châu cũng như những quốc gia có nhiều di dân đến từ Á châu có rất nhiều Phật tử theo tông này.

Để thực hành Pháp môn Niệm Phật, ngài Trần Thái Tông, vị vua sáng lập ra triều đại nhà Trần đã lập lại câu nói của Thiền sư Vĩnh Gia như là xác định mục tiêu của pháp Niệm Phật là "Ai không có niệm thì không có sinh"[29] và ngài nhận định rằng đời sống con người là một dòng niệm tưởng sinh diệt liên tụctrôi chảy không ngừng từ tâm thức. "Nếu là một niệm thiện, thì có một thiện nghiệp tương ứng. Nếu là một niệm ác, thì có ác nghiệp tương ứng. Giống như ảnh hiện, tựa bóng theo hình"[30] . Chặt đứt dòng niệm tưởng này tức là ngưng được dòng sinh diệt và do đó thoát khỏi khổ đau và sinh tử luân hồi. Cho nên, niệm Phậtcông năng chuyển hoá thân khẩu ý bất tịnh thành thân khẩu ý thanh tịnh. Cách thục hành niệm Phật của Ngài được sắp xếp từ thấp đến cao tùy theo trình độcăn cơ của mỗi người. Tuy nhiên, ngài cho rằng dù với căn cơ nào cũng có thể đạt đến cùng một mục tiêu và ngài khuyến khích nên bắt đầu từ trình độ của người có căn cơ thấp. Ngài nói, "giống như xây một cái nhà ba tầng, người ta phải bắt đầu xây với tầng dưới cùng". 

Tầng dưới cùng là gì? là " Miệng siêng lời niệm Phật, lòng muốn thấy tướng Phật, thân nguyện sinh ở nước Phật. Ngày đêm siêng tu, không có thối lui, sau khi chết rồi, đựơc theo niệm thiện mà sinh ở nước Phật. Sau được các Phật tuyên cho chính pháp, chứng được Bồ đề, cũng vào chính quả." (KHL, 105)

Tầng giữa là gì? Ngài dạy “siêng năng niệm danh hiệu Phật trong tâm, niệm niệm không quên cho đến vô niệm, đạt được chính đạo. Đến lúc lâm chung được cảnh giới an lạc Niết Bàn tịch tịnh, tịch diệt”. 

Còn tầng thứ ba, tức căn cơ của những người đã tự mình buông xả hết, không còn chấp trụ thì "tâm tức Phật, không cần tu thêm. Niệm cũng là bụi, không dung một mảy may. Niệm bụi vốn sạch cho nên nói rằng như như không động chính là thân Phật. Thân Phật tức là thân ta, không có hai tướng. Các tướng đều không hai, lặng lẽ có thường, có mà không biết, đó là Phật sống". (KHL, 105) 

Các tầng được nói đến, được xem là mức độ chấp trước hay mức độ buông xả của một người. Chúng ta là những người có căn cơ thấpchúng ta chấp và trụ quá nhiều về vật chất lẫn tinh thần. Chúng ta không chịu buông xả dù chỉ là chiếc áo cũ hay ý kiến riêng của mình. Tuỳ theo mức độ chấp trước, ngài Trần Thái Tông đã khuyên bảo chúng ta nên, hoặc là xưng danh hiệu Phật bằng miệng với ước nguyện sanh về cõi Phật, hoặc là niệm danh hiệu Phật trong tâm, niệm niệm không quên cho đến vô niệm. Cả hai lối đều dùng danh hiệu Phật làm đối tượng và Phật hiệu này được xem như một sự thể tượng trưng cho tất cả những gì chứa đựng trong khái niệm về đức Phật, không những chỉ riêng về Phật A Di Đà, mà hết thảy vô số chư Phật, hay nói rộng ra, chính là bản chất giác ngộ của mọi chúng sinh

Với phương pháp xưng danh hiệu Phật cùng với tâm nguyện sanh về nước Phật sẽ đưa đến kết quả là được vãng sanh về cõi tịnh độ theo như ý sở nguyện khi lâm chung, ở nơi đó, chúng ta sẽ không còn bị ngoại cảnh xấu lôi kéo, tâm thức sẽ được tịnh hóa mau lẹ, sớm thành đạo quả. Còn phương pháp thứ hai, áp dụng cho người có căn cơ trung bình, mức độ chấp giữ không nặng, thâm hiểu lý khổ, vô thường, vô ngã, hiểu được tam giới duy tâm, cõi tịnh độ và thế gian cùng một bản thể như tự thể của chúng ta, nên vua Trần Thái Tông đã khuyên bảo chăm chỉ niệm Phật trong tâm, tất cả tư tưởng phải chuyển hoá thành niệm Phật, niệm niệm không rời cho đến chỉ còn một niệm Phật hiệu thôi, ngoài ra không còn có người niệm, không còn có cái được niệm, tức trở thành vô niệm đạt thành chính đạo ngay hiện tiền, không còn sinh tử luân hồi. Phương pháp tu này còn đựơc gọi là thực tướng niệm Phật, chủ yếu là trì danh hiệu Phật trong tâm, đạt được thiền định, thấy được bản tâm chân thật tức Di Đà tự tánh. 

Khi lập lại lời của ngài Vĩnh Gia "Ai không có niệm thì không có sinh" ngay nơi phần mở đầu của chương nói về pháp môn Niệm Phật, vua Trần Thái Tông đã xác định mục tiêu của pháp môn này là chuyển hoá tất cả tư tưởng thành niệm Phật, rồi biến thành vô niệm. Đối với người áp dụng lối tu đầu tiên sẽ được sanh về cõi Tịnh độ khi lâm chung vì còn có ý nguyện tức ý lực, tức là cái mà đức Phật gọi là "cetana", là nghiệp lực

Điều quan trọng của niệm Phật là phải nỗ lực kiên trì, bền bỉ, niệm đến nhất tâm, rồi đến vô niệm. Trong thời gian đầu có thể niệm mãi, mà tâm vẫn tán loạn, vẫn những chuyện nhà cửa, chuyện luyến tưởng đến con cháu chồng vợ, theo chư Tổ dạy về Tịnh Độ, nên áp dụng biện pháp ghi nhớ từ một đến mười câu, đến khi thấy đỡ rồi, nên bắt đầu chú tâm ngay vào danh hiệu "A Di Đà Phật" hay chỉ chú tâm vào một chữ "A" đầu câu. Khi chữ A còn thì danh hiệu Phật còn, nếu mê mờ để cho nó mất, thì cả danh hiệu cũng mất. Cứ chú tâm mãi vào chữ A, sẽ được nhất tâm, tâm cảnh đều tiêu tan, dung hợp thành một khối, lượng rộng lớn như hư không, Phật và mình cũng đều mất, chữ A cũng không còn. 

Sở dĩ niệm bốn chữ "A Di Đà Phật" thay vì sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật", theo ngài Ấn Quang Đại sư, thì có điều lợi là dễ dàng nhiếp tâm hơn. 

Tưởng cũng nên ghi chú thêm ở đây là khi áp dụng phương pháp trì danh niệm Phật nên niệm trong tâm, không quán tượng Phật hay quán tưởng Phật. Trong tâm chỉ chú tâm vào danh hiệu "A Di Đà Phật" một cách đều đặn, liên tục, không nhanh, không chậm. Mục đích niệm niệm liên tụcđể tâm duyên với danh hiệu "A Di Đà Phật", mà tự lìa xa các vọng niệm. Còn chú tâm vào danh hiệu A Di Đà Phật để ngăn không cho tình trạng mê tâm do nhớ tưởng viển vông gây ra, giữ cho tâm luôn luôn tỉnh thức và dễ dàng định tâm. Hãy niệm liên tục không gián đoạn, đi đứng nằm ngồi đều niệm, niệm mãi mãi lâu bền, niệm cho thành thói quen, cho đến khi nào không muốn niệm cũng không được, tâm vẫn cứ niệm. Phật tức là giác. Ngài Hư Vân Hòa Thượng nói: "Nếu niệm đến độ trong mộng cũng có thể niệm, tức là thường giác không mê, nếu quên mất Phật tức là chẳng giác. Hiện tại, nếu tâm này không mê, thì lúc lâm chung, tâm này cũng chẳng u muội. Nơi tâm không u muội, tức là được giải thoát". 

Kết quả của việc niệm Phật lớn lao không thể nào nói được, không những không còn tạo tội, mà còn đem lại nhiều phước báu cho hiện tại cũng như tương lai, xa lìa được chốn trầm luân khổ ải, và nhất là cắt đứt dòng sinh tử luân hồi

Tín và Nguyện là hai điều kiện quan trọng trong Pháp Môn Niệm Phật, nhưng điểm cao siêu nhất của Pháp Môn Niệm Phật là cho rằng ngay đến tín tâmnguyện tâm cũng không cần thiết nữa, và chỉ có việc duy nhấtchú tâm niệm danh hiệu Phật thì cũng đủ rồi, vì còn tin về hay nguyện về một cái gì đó thì vẫn là ý lực, vẫn còn là nghiệp lực. Niệm Phật đến vô niệm, đến không còn có người niệm, không còn có cái được niệm, và không còn danh hiệu Phật niệm, là phá tan tất cả nghiệp lực. Tự lựctha lực cũng không còn vì tự lựctha lực đều xuất phát từ ý lực mà ý lựcnghiệp lực (cetana). Một khi nghiệp lực đã không còn thì làm gì còn có sinh tử, còn có trầm luân khổ ải [31] . 

Nhất Biến thượng nhân (Ippen Shonin), một trong các vị cao tăng Tịnh Độ Tông Nhật Bản đã dạy các đệ tử và có nhắc lại lời của Không Dã thượng nhân (Kũya Shonin): "có người hỏi ngài nên niệm Phật như thế nào? Ngài chỉ trả lời: "Buông Bỏ" và không nói thêm lời nào nữa." Nhất Biến thượng nhân cho rằng đó là lời vàng ngọc: "Buông Bỏ" là tất cả những gì cần thiết nhất cho người hành trì pháp môn niệm Phật, và tất cả các pháp môn khác của đạo Phật [32] .

Trôi lăn trong sanh tử là do nắm giữ. Nắm giữ từ cái thô như danh vọng, của cải, vật chất, thân xác.... đến cái vi tế như tư tưởng, tri kiến, và ngay cả đến cái khái niệm về sự buông bỏ...Cho nên bước vào đạo Phật, đạo Giác Ngộ thì bước đầu tiên là buông bỏ, bước giữa cũng buông bỏ và bước cuối cũng buông bỏ. Buông bỏ hết tất cả mọi sự, buông bỏ thiện và ác, buông bỏ giác ngộvô minh, buông bỏ thiên đườngđịa ngục và mọi loại say mê về chứng ngộ

 

THỰC HÀNH PHẬT PHÁP

PHẦN THỨ BA
CẦU NGUYỆNTỤNG KINH


Đạo Phật trên ý nghĩa thiết yếu là “biện chứng giải thoát” hay là con đường gỉai thoát. Gỉai thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi. Tuy cùng đi trên một con đường, nhưng vì con người có nhiều tâm tính, trình độ, khả năng và căn cơ khác nhau, lại vì tùy hoàn cảnh, tùy phong tục, tập quán, luật lệ thay đổi theo từng địa phương và tùy thời điểm, cho nên Đức Phật đã đưa ra vô số phương tiện khác nhau, thường được tiêu biểu bằng con số 84 nghìn pháp môn, để hướng dẫn mọi người đạt đến cứu cánh giác ngộ, giải thoát. Cầu nguyệntụng kinh, tuy không phải là cứu cánh, nhưng cũng là một trong 84 nghìn pháp môn

CẦU NGUYỆN

Thời Đức Phật tại thế, có chàng trai trẻ đến xin Phật làm lễ cầu siêu cho người cha vừa quá vãng. Biết rằng chàng trai trẻ tràn ngập nỗi đau khổ chắc khó có thể hiểu được những lý lẽ trong lúc này, nên Đức Phật đã phải dùng phương tiện bằng hình ảnh cụ thể với những đặc tính đối lập, một hòn đá và một lon dầu, cả hai được ném xuống hồ, đá nặng chìm xuống và dầu nhẹ nổi lên. Đức Phật trả lời, như một hòn đá nặng được thả chìm xuống đáy hồ, cho dù với sức cầu nguyện của số đông, hòn đá vẫn không thể nổi lên mặt nước. Qua đó, Đức Phật khẳng định nếu con người tạo nghiệp xấu thì chịu quả báo xấu và tạo nghiệp tốt thì được hưởng quả báo tốt, cầu nguyện không thể làm thay đổi được nghiệp lực, nhất là khi nghiệp đã chín muồi. Rõ ràng, cầu nguyện để mong giải tội, xóa sạch ác nghiệp đã tạo, phó thác hoàn toàn vào tha lực như các Bà la môn hằng tin tưởng là một việc làm vô ích [33] . 

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp khác, cũng trong kinh Pali, Đức Phật cho thấy sự cầu nguyệnảnh hưởng đến người khác và môi trường sống chung quanh. Điển hình là trường hợp Tỳ kheo Angulimāla, ông vốn là một tay cướp giết người nổi tiếng, nhưng Angulimāla được Phật hoá độ, trở thành Tỳ kheo. Một hôm, Angulimāla đi khất thực, gặp một người đàn bà sắp lâm bồn đang rên siết đau đớn bên đường. Không biết làm thế nào, Angulimāla trở về hỏi Đức Phật. Đức Phật khuyên Angulimāla đem lời sau đây nói với người đàn bà: "Này cô, từ ngày được sanh vào Thánh tộc (nghĩa là từ ngày tôi xuất gia), tôi chưa hề có ý tiêu diệt đời sống của một sinh vật nào. Do lời chân thật này, ước mong cô được vuông tròn và con của cô được bình an vô sự."[34] Angulimāla học thuộc lòng bài kinh, rồi đi đến nơi, ngồi cách người phụ nữ một bức màn che, đọc lại. Người mẹ đau đớn liền sanh được dễ dàng. 

Đến nay bài kinh Angulimāla Paritta [35] này vẫn còn được lưu hành ở một số quốc gia Phật giáo Nam Truyền. Điều này cho thấy năng lực nội tại (qua tâm từgiữ giới) của hành giả có thể có tác dụng đến ngoại giới, đến môi trường chung quanh và ảnh hưởng ấy lại được chuyển tải bởi ngôn ngữ (lời kinh). Sức mạnh của tâm từnăng lực trì giới của Tôn gỉa Angulimāla đã chuyển hoá tai họa của sản phụ, khiến cho mẹ con được an lành

Cũng vào thời Phật, có một số tỳ kheo sống trong rừng sâu bị rắn độc cắn bị thương nhiều có khi gây tổn hại đến sinh mệnh, nên Phật đã dạy các tỳ kheo ấy hãy rải tâm từ đến các loài rắn độc thì sẽ tránh khỏi. Phật dạy bài kệ. Nội dung bài kệ không phải là những câu thần chú bí hiểm, mà chỉ là những lời ước nguyện, mong cho tâm từ của hành giả lan toả đến chúa tể các loài rắn độc, các sinh vật không chân, hai chân và bốn chân; ước nguyện chúng sinh các loại đều được an lành, không làm hại đến tỳ kheo. Văn ước nguyện này được gọi là “hộ chú“ (parittam)[36] . 

Trong thời cận đại, một vị bác sĩ người Pháp qua Việt Nam làm các việc từ thiện ở những năm đầu thập niên thế kỷ 20 cũng xác nhận rằng nhờ “tâm từ” mà ông đã thoát được nạn rắn độc. Đó là trường hợp bác sĩ Yersin: “Năm 1894 bác sĩ Yersin đi từ cao nguyên Lang Bian đến Darlac rồi từ Darlac đến Attopeu, một bữa nọ bác sĩ đang đi trong rừng, mắt chăm chú nhìn lên các ngọn cây cao, thì bỗng nghe sau lưng có tiếng động. Quay lại thì ngó thấy một con rắn hổ mang to lớn đứng thẳng lên trên đuôi, phùng mang le nọc độc. Bác sĩ Yersin đứng yên, thái độ hoàn toàn bình thản. Rắn lắc lư chiếc đầu dẹp muốn nhảy đến chụp, nhưng lại trù trừ. Hồi lâu hạ mình xuống vụt phóng vào bụi rậm rồi đi mất. Nghe được câu chuyện, có người đến hỏi bác sĩ có phải nhờ thuật thôi miênthoát nạn chăng? Bác sĩ cười đáp: “Rắn độc cũng như thú dữ, cắn người chỉ để tự vệ. Chúng đều có linh tính. Một khi nhận biết rằng mình không có ác tâm, ác ý đối với chúng thì không bao giờ chúng làm hại mình”[37] .

Trên đây là một số trường hợp cầu an cứu hộtính cách cá nhân cho mình hoặc cho người, nương nhờ vào năng lực từ tâmtrì giới. Trong trường hợp số đông chúng sinh như các vùng bị thiên tai, bão lụt làm mất tích và chết nhiều người, dẫn đến các bệnh dịch tàn phá khác. Phật giáo, ngoài những nỗ lực cứu giúp bằng các phương tiện vật chất còn có biện pháp cứu hộ khác bằng năng lực cầu nguyện của số đông với tâm từ bi, với chánh tínchánh kiến qua việc đọc tụng kinh Châu Báu [38] như tại các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền thường áp dụng.

Như thế có thể nói rằng ngoài tự lực, trong Phật giáo còn có tha lựccầu nguyện, vẫn là một trong 84 ngàn pháp môn tu tập trong đạo Phật. Sự cầu nguyện có thể được giải thích như là một ý lực mạnh mẽ muốn chuyển hóa nghiệp lực đối với tự thân đồng thời hỗ trợ cho tha nhân chuyển hóa nghiệp lực của chính họ, mà chủ yếu là sức mạnh của tâm từ bi và giữ giới luật. 

TỤNG KINH

Tụng kinh là cách hành trì rất phổ biến của cả hai trường phái Phật giáo Nam Truyền và Bắc Truyền. 

Kinh có nghĩa là những lời Phật dạy, bao gồm những bài thuyết pháp của Đức Phật từ buổi thuyết pháp đầu tiên tại Ba La Nại cho đến lúc Phật nhập Niết Bàn

Tụng kinh là để ôn lại những lời Phật dạy và để tự nhắc nhở mình ứng dụng lời của Phật dạy vào cuộc sống hằng ngày là không làm các việc ác, làm các việc lành và tự thanh lọc tâm ý. Khi tụng kinh, do chú tâm vào lời kinh nên cả ba nghiệp là thân, khẩu và ý không có cơ hội tạo tác. Do đó xa lìa được các gốc rễ của khổ đau như tham lam, sân hận, si mê, đem lại lợi lạc cho mình và người.

Nhiều bài kinh quan trọng từ giáo lý căn bản của Đức Phật được chọn ra từ các bộ kinh. Tên những bộ kinh nguyên thủy bằng chữ Pali được chọn ra là: Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya), Trung Bộ Kinh (Majjiima Nikaya), Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ Kinh, (Anguttara Nikaya) và Tiểu Bộ Kinh (Khuđaka Nikaya). Các Kinh nguyên thủy bằng chữ Sanskrit gồm có các bộ A Hàm (Agamas) như Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm, và Tạp A Hàm (tương đương với các bộ Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh, và Tiểu Bộ Kinh thuộc văn hệ Pali). Ngoài ra còn có các kinh thuộc Phật giáo Bắc Truyền như: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Kim Cang, Kinh Đại Bát Nhã, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Đại Bảo Tích, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Viên Giác, Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, Kinh Duy Ma Cật, Kinh A Di Đà, và còn rất nhiều nữa.

Những kinh mà người Phật tử tụng trong truyền thống Phật giáo Nam Truyền để cầu anKinh Châu Báu và Kinh Phật Lực. Cầu siêu là Kinh Vô Ngã Tướng và Kinh Hồi Hướng Vong Linh. Đối với Phật giáo Bắc truyền kinh Cầu anKinh Phổ Môn và cầu siêu là Kinh A Di ĐàKinh Địa Tạng.

“Cầu An” có nghĩa là ước nguyện cho chính chúng ta hay cho người khác tránh khỏi các hình thái của ma quỷ, bất hạnh, đau ốm, và ảnh hưởng xấu của những sự thay đổi môi trường sống trong hệ thống hành tinh cũng như để đặt tin tưởng nơi tự tâm bằng chính tâm từ bi, chánh tín, chánh kiếnnăng lực giữ giới hạnh của chúng ta. Còn “Cầu Siêu” là nguyện cầu cho những người thân quá cố hoặc bạn bè quen hay không quen của chúng ta, nhưng vì tâm từ, vì họ mà làm những việc từ thiện để hồi hướng cho họ được nương vào phước lành đó mà vượt thoát khỏi ba đường ác

Việc tránh ác, làm thiện và giữ giới của mỗi cá nhân và của số đông, hợp với sức mạnh gia hộ của thanh tịnh đại hải chúng Bồ Tát, của chư Phật và các vị thiện thần có thể đem lại kết quả, đạt được mục đích cầu an như ý lực mong muốn. Sự gia hộ mà trong kinh sách thường nói đến như là một tha lực, là điều rất khó giải thích, chỉ có thể cảm nhận được bằng kinh nghiệm bản thân.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 80749)
17/08/2010(Xem: 121566)
16/10/2012(Xem: 68187)
23/10/2011(Xem: 69974)
01/08/2011(Xem: 496485)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.