Chương 4: Con Đường An Vui

28/01/201112:00 SA(Xem: 26797)
Chương 4: Con Đường An Vui

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
CON ĐƯỜNG AN VUI
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Phương Đông

Chương 4: Con đường an vui
Giảng tại chùa Vạn Mỹ, tỉnh Tiền Giang, ngày 08-05-2007
 Phiên tả: Bích Thủy

PHÓNG THÍCH NỖI SỢ HÃI

Một Phật tử vừa kể rằng, hôm qua, cô bị hai kẻ cướp dí súng cưỡng đoạt tiền bạc. Sau khi lấy được tiền, chúng bỏ đi. Nỗi khủng hoảng và sợ hãi vẫn còn để lại trong tâm trạng vị Phật tử này. Cô hỏi tôi làm thế nào có thể vượt qua được?

Trong sinh hoạt thường nhật, mỗi khi có nghịch cảnh, những điều chướng tai gai mắt, hay những tình huống liên hệ đến bệnh tật, chết chóc, bất hạnh, tai nạn,… các ấn tượng đó sẽ lưu giữ trong não trạng chúng ta và nó gây xúc cảm rất mạnh. Xúc cảm mạnh đó tạo ra nỗi khủng hoảng. Nếu không biết cách tháo gỡ nỗi khủng hoảng và sợ hãi này thì sau khi đối diện, hạnh phúc của chúng ta sẽ mất hết. Dù cho nhà cao cửa rộng, giàu sang phú quý nhưng hạnh phúc sẽ khó có thể song hành với sinh hoạt và tuổi thọ.

Phóng thích nỗi sợ hãi là một trong những nhu cầu rất quan trọng và cần thiết. Con người có hàng triệu nỗi lo, nỗi sợ khác nhau. Bản chất của nỗi sợ hãi gắn liền ở mức độ cao nhất là cái chết; dưới nó là bệnh tật, bất hạnh, khổ đau; dưới nữa là các loại sợ hãi như: thiếu thốn cơm ăn áo mặc, phương tiện sinh hoạt, thất nghiệp, bị người từ chối, quan hệ đối tác gặp ách tắc, v.v... Nói chung, có hàng triệu nỗi sợ hãi dễ dàng xâm nhập dòng cảm xúcsinh hoạt thường nhật. Cho nên đức Phật dạy trong chân kinh, tất cả Phật tử phải quan niệm mình như người chiến sĩ. Xem mình như chiến sĩ không có nghĩa lúc nào cũng trong tư thế để chiến đấu với bên ngoài, với ngoại cảnh, mà là tạo ra một ý niệm về sự phòng hộ. Sự phòng hộ đó sẽ giúp tâm được an, thân được yên, các bấn loạn về tinh thần sẽ không có cơ hội bám víu hay xen lẫn vào tư duy, nhận thứcsinh hoạt của mình.

Hãy thử hình dung, trước tòa lâu đài, hay những khu vực quan trọng luôn có nhiều người phải làm công việc bảo hộ.

Trên vai họ thường trực cây súng hay các loại vũ khí cần thiết. Người đó sẽ phải chánh niệm, chú tâm, ngày cũng như đêm để những sự cố không có cơ hội xuất hiện. Khi quan niệm mình là chiến sĩ thì ý niệm về sự phòng hộ đó bắt đầu có mặt làm ta cảm thấy rất rõ về sự vận hành của dòng cảm xúc, của nhận thức, của tâm tư. Các ý niệm về nỗi khổ niềm đau, buồn phiền bực dọc, hay những đau nhức trên cơ thể sẽ được ý niệm phòng hộ này nhìn thấy như thấy vân tay trong lòng bàn tay.

Sự nhận dạng đó là một tiến trình rất quan trọng. Đức Phật nói, khi bị nỗi sợ hãi khống chế thì phải xem xét nỗi sợ hãi ấy là cái gì. Người nữ thường có nhiều nỗi sợ hãi hơn người nam. Ngay cả những lực sĩ, nghĩa sĩ, những người quyền to chức trọng, nỗi sợ hãi đó vẫn khống chế ở phương diện này hay phương diện khác. Nhận diện mặt mũi của nỗi sợ hãi, chúng ta có thể khắc phục một cách dễ dàng và thành công.

Trong tình huống người Phật tử vừa bị cướp dí súng, nỗi sợ hãi lớn nhất của cô là bị đe dọa mạng sống, kế đến là thương tổn những gì cô đã tạo dựng một cách hợp phápđạo đức. Cô kể rằng, khi bị cướp dí súng, cô đã không kìm được mình và hét lên: “Cướp, cướp!”. Rất may mắn, hai tên cướp đó đã bỏ chạy và không gây thương tổn gì, chỉ cướp giật một túi xách vài triệu đồng.

Sự an toàn tính mạng trong tình huống nguy cấp là điều quan trọng bậc nhất. Khi bị cướp dùng vũ khí khống chế, đừng nên kháng cự. Hãy cứ đưa theo yêu cầu của tên cướp tất cả những tài sản mang theo trên cơ thể. Chúng ta bị cướp mất vật dụng này, nếu còn sức sống, tuổi thọ, phước báu, còn phương pháp, nỗ lựctinh tấn, chúng ta có thể tạo dựng được tài sản gấp hai hay nhiều lần so với những gì đã mất. Để mất mạng sống, sự tiếc nuối cũng sẽ đi theo. Phước

báu nhiều đời của cô Phật tử này, mặc dù truy hô một mình, không có người đến giúp đỡ nhưng tên cướp vẫn sợ và bỏ chạy. Đó là nhờ sự phù hộ của ba ngôi báu cộng với những việc phước lành mà cô đã gieo trồng.

Hãy thực tập trạng thái bình thản và xem tất cả mọi thứ diễn ra theo trình tự cần phải có. Sau khi nỗ lực hết mình để ngăn chặn hay thay đổi tình huống trong những hoàn cảnh mà nó không thể khác hơn, chúng ta hãy xem nó không có gì quan trọng. Nỗi đau về phương diện cảm xúctinh thần không làm ta mỏi mệt hơn. Còn mong mỏi mọi thứ trong cuộc đời phải như ý muốn, thì phiền não, khó chịu sẽ gia tăng. Tinh thầnđạo lý của nhà Phật dạy hãy hài lòng với hiện thực, sau khi đã nỗ lực mà tất cả những điều không như ý vẫn diễn ra thì không có gì để phải bận lòng. Đạt được thái độ đó, nỗi sợ hãi sẽ không có mặt.

QUÁN NHƯ ĐANG BỐ THÍ

Sợ hãi như bóng đêm, nó có thể bám víu và dán vào tâm chúng ta bất cứ lúc nào. Khi thấy người khác dùng “vũ khí” là nó sợ, bỏ chạy như một phản ứng tự vệ, phản ứng muốn được sống, muốn được luật pháp bảo hộ. Ngay cả trong tình huống bị mất, nếu nghĩ rằng chúng ta đang có sự sở hữu, bị cướp lấy, nỗi đau mất quyền sở hữu làm ta có cảm giác mình là nạn nhân. Thừa nhận mình là nạn nhân không làm giảm nỗi đau mà ngược lại, nỗi đau càng tăng. Lúc đó hãy học theo tinh thần Phật dạy về hạnh bố thí.

Tên cướp, kẻ gian, những người không hiểu đạo lý nhân quả và không được huấn luyện trong truyền thống đạo đức, không biết tội phước, nên mới có hành động cướp thành quả bằng mồ hôi nước mắt người khác. Đối với người bị mất, hãy nghĩ rằng chúng ta đang làm việc bố thí, cái mất cũng đã

mất rồi, việc còn lại là thay đổi quan niệmthái độ. Thay vì vẫn số tiền đó, chúng ta mang đến các viện dưỡng lão, cô nhi viện, trung tâm bảo trợ xã hội lao động, những nơi cơ nhỡ khó khăn đang cần tình thương, bàn tay nhân ái, thì kẻ cướp này cũng là một trong những đối tượng như thế.

Dĩ nhiên sẽ có nhiều người quan niệm bố thí theo cách vừa nêu là “cưỡng bố thí”, vì lúc đó chúng ta không sẵn lòng phát tâm. Nhưng điểm nhấn mạnh ở đây là phương pháp trị liệu, để nỗi sợ hãi không có mặt và sự tiếc nuối tài sản bị mất không làm thương tổn dòng cảm xúc của chúng ta. Người học Phật cần có thái độ ứng xử nhẹ nhàng, bình tĩnh không sợ sệt, kẻ cướp sẽ sợ ngược trở lại. Còn thái độ kinh hãi, la hét, cầu cứu sẽ đẩy tên cướp đến những phản ứng bất lợi như sẵn sàng bóp cò hoặc dùng vũ khí làm thương tổn đến mạng sống của chúng ta. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đã tường thuật rất nhiều những tình huống như thế.

Hãy học hạnh các vị xuất gia từng rơi vào tình huống tương tự, khi bị cướp đe dọa, các vị nở nụ cười hoan hỷ và dặn dò nhỏ nhẹ rằng nên sử dụng tài sản này một cách hợp lệ. Dĩ nhiên thoạt đầu, kẻ cướp sẽ không có ấn tượng, vì mục đích của họ là cưỡng đoạt tài sản. Nhưng sử dụng tài sản không hợp pháp sẽ dẫn đến tình trạng phá sản rất nhanh theo công thứccủa thiên trả địa”.

Loại tài sản không được tạo ra từ mồ hôi nước mắt, phước báu, công đức liêm chính thường được tiêu phí rất nhanh và dễ dàng. Trong lúc tiêu phí, sẽ có khi kẻ cướp chợt nhớ đến câu nói ấn tượng của chúng ta. Tên cướp sẽ nhớ như in lời dặn dò nên sử dụng số của cải này vào những việc hợp lý; ngoài ra, thái độ hoan hỷ của người bị cướp có thể thức tỉnh hành vi cướp giật. Dòng cảm xúc của kẻ cưỡng đoạt sẽ phải suy nghĩ lại. Triết lý tình thương, lòng nhân ái của đạo Phật

giá trị quan trọng tạo ra tiến trình trị liệu tâm thức theo cách vừa nêu đạt hiệu quả rất cao.

Do đó, hành giả nên thực tậpáp dụng phương pháp này cho những tình huống bị giật, bị quỵt, bị mất tình cờ… Cứ nghĩ rằng, người nào đó trên thế gian này đang có nhu cầu, nếu họ nhận được hay cướp được đồng nghĩa chúng ta đang bố thí. Nỗi lo sợ về sự mất mát liền tan biến.

Quan niệm bố thí làm tâm linh chúng ta được thoải mái. Dĩ nhiên, trước mỗi tình huống bất hạnh diễn ra, chúng ta có thể bình tĩnh để suy nghĩ, nhưng trong tình huống khẩn cấp, phản ứng thói quen thông thường làm ta sợ hãi. Do đó phải thực tập. Tâm niệm rằng tất cả tài sản từ sức lao động và phước báu của mình hôm nay, nếu phải chia sẻ với người khác một cách tình cờ hay có dụng ý thì cũng sẵn lòng. Thực tậptâm niệm như thế, lòng sợ hãi về mất mát sẽ không có mặt và xâm chiếm dòng cảm xúc.

CÓ GÌ PHẢI SỢ HÃI

Mạng sống con ngườiquý trọng hơn hết. Còn mạng sống, chúng ta có thể tạo phước báu, nghề nghiệp, và tạo dựng những gì đã mất. Cho nên, thà chấp nhận mất tài sản nhưng đừng để mất mạng sống.

Quan niệm như thế không đồng nghĩa vớitham sống sợ chết”, và phủ nhận nguyên lý vô thường, mà đó là quan niệm rằng tài sản chỉ là thứ yếu. Từ lúc sinh ra trên cuộc đời, chúng ta có mặt với hai bàn tay trắng, có chăng là gia tài theo hai hướng phước và tội. Gia tài đó theo đuổi chúng ta một cách rất trung thành. Nhờ phước báu, chúng ta có được truyền thống của ông bà tổ tiên, người thân quyến thuộc, láng giềng để tạo dựng ra cuộc sống. Dù nghèo khó nhưng rất nhiều người vẫn sống hạnh phúc. Cái nghèo và cái giàu không liên hệ đến hạnh phúc hay

khổ đau, mà bản chất ý niệm, cách lý giải, cách xử lý về cái nghèo, cái giàu đó mới tạo ra khổ hay vui. Sống đơn giản nhưng chân thành, đời sống tư cách đạo đức hoàn thiện, hài lòng với những thành quả mà mình đã nỗ lực một cách có phương phápchân chính thì hạnh phúc không thể từ biệt chúng ta được. Ý nghĩa cơ bản của đời sống là làm thế nào để có hạnh phúc, phương tiện của đời sống không quan trọng. Những vị xuất gia đều là những người vô sản, họ không có gia tài sự nghiệp nhưng vẫn hạnh phúc. Trên gương mặt luôn sẵn sự tươi tắn, thoải mái, nhẹ nhàng, bởi vì họ đã cảm nhận và thực tập chất liệu hạnh phúc nội tại. Nhờ đó mà mọi thứ có thể được vượt qua một cách dễ dàng. Trong tình huống khó khăn khẩn cấp nhất, nếu người bình thường thiếu sự thực tập có thể rơi vào trạng thái khổ đau thì người xuất gia lại có thể vượt qua không khó khăn gì.

ý niệm về nỗi sợ hãi, nỗi sợ hãi đó sẽ trở thành nỗi ám ảnh kéo dài tùy theo mức độ tâm lý của nạn nhân. Và nếu nạn nhân là người nhớ dai, có chứng bệnh cảm xúc thì ấn tượng đó có thể ám ảnh làm cho người đó ăn ngủ không yên.

Người Phật tử trong tình huống vừa nêu, tiếp tục chia sẻ rằng có lẽ cô sẽ bán ngôi nhà và tìm đến nơi khác an ninh hơn. Việc thay đổi nơi sống chỉ là cơ hội để cách ly, tạo phản ứng trấn an ban đầu. Nỗi sợ hãi xuất hiện chỗ nào, chúng ta vắng mặt nơi đó và cho rằng được an toàn. Sai lầm. Sự an toàn chỉ thực sự có mặt trong trạng thái tâm đã được huấn luyện. Bình an nội tại là yếu tố quan trọng nhất để thiết lập hòa bình ở môi trường, xã hội, quốc gia, hay thế giới. Nếu được huấn luyện không có bất kỳ nỗi sợ hãi nào thì dù ngồi trên đống lửa, trên bàn chông chúng ta vẫn hạnh phúc. Chưa giải phóng được nỗi sợ hãi, dù di cư đến đâu chăng nữa, nỗi sợ hãi thường trực sẽ gia tăng do quá khứ, chúng ta đã thất bại, bỏ cuộc trong lúc khó khăn nhất diễn ra với mình.

Gốc rễ sâu xa nhất của nỗi sợ hãi trong tình huống kể trên là sợ chết. Trong nỗi sợ, không gì ghê hơn cái chết. Nhờ phước báu nên cô Phật tử này thoát nạn. Khi nhận thức rằng mình có phước thì không cần phải di cư. Người thiếu phước, dù trốn lên mặt trăng, quả báo vẫn trổ. Kẻ ghét chúng ta hay bọn cướp có tổ chức như thế, trốn tránh sẽ không giải quyết được nỗi sợ hãi.

Cứ có mặt ở nơi nỗi sợ diễn ra, nhìn thẳng vào bản chất của nỗi sợ hãi đó. Tại sao tôi sợ? Tôi sợ cái gì? Hậu quả lớn nhất của nỗi sợ này là gì? Đặt ra ba câu hỏi đó, chúng ta sẽ tự động có câu trả lời.

Tại sao tôi sợ? Câu trả lời lớn nhất, vì tôi sợ chết, sợ mất của,… Khi đó hãy nhớ lại lời Phật dạy: “Thân thể này không phải là tôi, tôi không lệ thuộc vào thân thể này; dòng cảm xúc này không phải là tôi, tôi không lệ thuộc dòng cảm xúc này”. Cảm giác tiếc nuối tài sản, sợ hãi về tính mạng sẽ không còn nữa. Trạng thái tâm đó giúp chúng ta được an nhiên, thư thái trong hoàn cảnh và nơi mình đang sống.

Tôi sợ cái gì? Sợ bị tổn thương,… Tâm trạng đó có thể xuất hiện rằng: Có lẽ mình bạc phước, cho nên dù đã làm nhiều việc thiệnhọa vô đơn chí lại diễn ra một cách dồn dập dưới nhiều hình thái khác nhau.

Trong kinh, đức Phật dạy phương phápquán không tác giả” để thấy rằng tất cả những cách thức đối xử tệ của người khác với mình chỉ do hoàn cảnh, hoặc do thiếu sáng suốt của người đó. Quan niệm như vậy làm cho sức ép tâm lý rằng mình là nạn nhân được giảm đi. Việc cố gắng thực tập dần dần, nỗi đau rồi cũng sẽ tan biến.

Hậu quả của nỗi sợ này là gì? Tâm niệm còn phước báu là còn tất cả. Mạng sống chính là cơ hội để tạo phước báu,

cho nên cứ thản nhiên mà sống. Cái gì đến sẽ đến, cái gì trôi qua hãy để nó trôi qua, đừng hồi ức. Hồi ức về quá khứ với những kinh nghiệm khổ đau sẽ làm cho khổ đau đó gia tăng. Do đó, khi nỗi khổ đau đó có mặt, thay vì chạy trốn, chúng ta hãy đối diện, đừng im lặng ém nó vào tâm. Nếu nỗi khổ đau đó do người thân tạo ra thì cũng cần đối diện với người thân trong hoàn cảnh người thân có tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng, an lạc nhất. Lúc đó lời chia sẻ của chúng ta mới dễ dàng được tiếp nhận. Bằng không, việc thể hiện không đúng tình huống, đúng thời điểm thì mất tác dụng.

NHẬN LỖI VỀ MÌNH

Trạng thái tâm lý thường gặp là sĩ diện, sợ bị kết tội, chúng ta nhanh nhảu kết tội người trước. Hành động này hoàn toàn trái với đạo lý của nhà Phật. Hãy thể hiện bản lĩnh của người có lòng từ bi, có mặt trong cuộc đời này để làm những việc khó làm. Dù gặp những tình huống hoàn toàn không phải do lỗi mình tạo ra, nhưng hãy phát nguyện thực hành theo hạnh bồ tát, ôm phần lỗi về mình để cho người kia được nhẹ nhàng thư thái, gút mắc giữa hai bên được tháo gỡ. Sau đó chờ thời điểm người đó hoan hỷ, chúng ta giải bày và nhắc lại chuyện cũ không vì mục đích kể công, quy trách nhiệm, trách móc mà để cùng đả thông với nhau những chuyện đã qua. Cũng có thể tâm sự, chia sẻ chuyện cũ khi người đó đang khổ đau trong tình huống tương tựhiện tại. Chẳng hạn khi người kia thất nghiệp, bị ruồng bỏ, thất bại, bị khinh bỉ, cảm giác cô đơn buồn chán làm họ ủ rũ thì sự chia sẻ kịp lúc của chúng ta sẽ dễ dàng được chấp nhận như một kinh nghiệm quý giá. Gút mắc giữa mình và người cũng được tháo mở.

Vì vậy, phải đối đầu với nỗi khổ niềm đau, chạy trốn sẽ làm tâm bất an. Nếu nỗi sợ hãi đó lặp lại lần thứ hai, thứ ba,… thì hạnh phúc sẽ hoàn toàn mất hết. Đức Phật dạy hãy

đối diện với nỗi sợ hãi ngay nơi nó có mặt, thấy rõ sự vận hành của nó, tin vào phước báu, đủ niềm tin, đủ tinh tấnnghị lực để vượt qua thì không có nỗi sợ hãi nào có thể khống chế chúng ta.

BUÔNG XẢ KHỔ ĐAU

Có lần qua sông, chúng tôi được một Phật tử mời lên ghe. Chiếc ghe đi được một lát thì máy tắt, ghe đứng giữa sông dưới trời nắng gắt. Dĩ nhiên, trong tình huống như thế, nếu thiếu kiên nhẫn, chúng ta dễ lo lắng và bỏ cuộc. Nhưng cô lái ghe đã rất tích cực. Cô vừa tiếp tục nổ máy vừa trấn an mọi người bằng phương án sẽ nhờ ghe khác chở đi. Nỗ lực giật máy nhiều lần, cuối cùng máy nổ. Sự việc đó minh chứng rằng trong những bế tắc của nỗi khổ niềm đau, đừng đứng tại chỗ, mà cứ nỗ lực tìm giải pháp, chúng ta sẽ có được một con đường, một lối thoát. Nếu ngồi buồn phiền than trách sẽ không giải quyết được gì, ngược lại nó càng làm tâm trạng mỏi mệt nhiều hơn. Do đó, thái độ đầu tiên là phải có nghị lực muốn vượt qua các khổ đau. Nghị lực là chất xúc tác đẩy ta về phía trước.

Khi chiếc ghe nổ máy, chúng tôi lại tiếp tục đi. Nước sông chảy ngược mang theo rất nhiều lục bình. Chúng tôi tuần tự quan sát, ghe lướt tới, lục bình trôi qua. Hình ảnh con sông và sự trôi chảy của nước được đức Phật sử dụng rất nhiều lần trong kinh để cho thấy dòng cảm xúc con người cũng giống như nước sông đang chảy. Nếu giữ dòng cảm xúc, nỗi đau sẽ được ghì chặt. Cứ để cho dòng cảm xúc được trôi chảy như sự trôi chảy của dòng nước, dù dòng nước đó lên xuống theo thủy triều, nhưng nó đến và hãy để nó trôi qua một cách tự nhiên. Nếu nước trên sông đứng yên tại chỗ thì không con thuyền nào có thể qua lại, cũng không hề có bất kỳ sự vận hành nào của chiếc lục bình từ điểm xuất phát đến nơi dừng.

Cho nên phải quan niệm dòng cảm xúc giống như dòng nước, lên xuống theo thủy triều. Khổ đau xuất hiện, chúng ta thấy thủy triều cảm xúc bắt đầu dâng lên cao, khống chế khiến mất ăn, bỏ ngủ, rầu rĩ, than phiền, bực dọc, khó chịu. Rất nhiều người yếu sức chịu đựng có thể có những phản ứng nguy hại cho bản thân, đó là trạng thái thả trôi vận mệnh của mình, đến đâu hay đến đó. Tệ hơn nữa, một số người tự vẫn, chọn lấy cái chết, vì nghĩ rằng cuộc sống này quá nhiều bất hạnh. Lúc đó trong đầu họ nổi lên một ý niệm tiêu cực rằng chết là hạnh phúc nhất, vì nó kết thúc sự bất hạnh. Thực ra đó là quan niệm tà kiến, sai lầm. Các bất hạnh đều có với tất cả mọi người, chứ không phải chỉ riêng ai.

Bất hạnh đến với tất cả, nhưng người có chứng bệnh cảm xúc thường cảm nhận rằng những điều xấu, không may chỉ đổ dồn lên mình. Nỗi khổ niềm đau nho nhỏ vì thế được nhân lớn, trương sình và phổ biến. Nghĩ rằng ai trên cuộc đời cũng đều có những nỗi khổ, không về thể chất cũng về tinh thần, không khổ về tinh thần thì cũng khổ về hoàn cảnh, xã hội, thời cuộc, hay mọi phương diện. Kẻ giàu có thể khổ nhiều hơn những kẻ nghèo, vì cứ mải loay hoay tính toán cách bảo vệ tài sản, phát huy sự nghiệp, duy trì hạnh phúc, cấu kết làm ăn,…

Uy thế và tên tuổi lớn như tổng thống Bush của Hoa Kỳ cũng không được sống hạnh phúc. Cuộc chiến tranh ở Afghanistan năm 2005, và cuộc chiến tranh vùng Vịnh với Iraq năm 2007 đã làm cho tổng thống Bush rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Rút quân thì không yên tâm, tiếp tục đóng quân thì bị kháng cự, cái chết của lính Mỹ liên tiếp diễn ra. Sự sa lầy đó đã làm cho tổng thống bỏ ăn mất ngủ, và nhiều hệ lụy khác kéo theo.

Mỗi người có nỗi khổ niềm đau riêng, khi thì liên hệ đến thân thể, khi thì liên hệ đến cảm xúc, gia đình, người thương,

người thân, gia tài, sự nghiệp, địa vị. Hiểu được như thế, chúng ta sẽ không đổ dồn sức ép của bất hạnh lên bản thân mình. Từ đó, chúng ta có cách để giải phóng. Nhận thức được thời điểm dòng thủy triều của cảm xúc đang lên cao, chính sự nhận thức đó sẽ làm thủy triều hạ xuống. Hạ xuống như cơn mưa bất chợt làm độ oi bức của mùa hè được tan biến.

Sử dụng tâm quán chiếu hình ảnh cơn mưa làm tan hết tất cả oi bức của khổ đau diễn ra với bản thân và người xung quanh. Thay đổi quan niệm thì tình huống cũng có thể được thay đổi theo. Cho nên trong kinh đức Phật dạy hãy quán tâm như dòng nước, không lưu giữ lại. “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”, dòng sông luôn trôi chảy, thời gian tích tắc thứ nhất, chúng ta đang đứng, thì đến tích tắc thứ hai, nước sông đó đã trôi đi. Biến dịch của sự trôi làm ta cũng phải thay đổi theo. Tâm ta cũng vậy. Nỗi khổ niềm đau của giây phút trước không phải là nỗi khổ niềm đau của giây phút này và của giây phút sau. Vì thế, không dại gì giữ tính cách đồng nhất của nỗi khổ niềm đau trong quá khứ, lưu giữ ở hiện tại, và để nó tiếp tục khống chế trong tương lai. Nỗi đau cần phải để trôi qua, chảy đi như con nước dòng sông. Như thế là chúng ta đang thực tập phương pháp quán tưởng, giải phóng nỗi đau.

Hình ảnh thứ hai trong kinh liên hệ đến con sông là nếu dùng cây cọ thật to, lớn thấm vào sơn rồi vẽ trên con sông. Nét vẽ đó chắc chắn không được lưu giữ lại trên dòng nước. Đức Phật hỏi, nếu sử dụng các công cụ điêu khắc, chạm trổ để đục, đẽo xuống dòng nước đó thì các ý niệm, hình ảnh, hay nội dung chạm trổ có được lưu giữ lại trong nước không? Câu trả lời là không. Đức Phật nói, cũng vậy, nỗi khổ niềm đau giống như cây đục, cây đẽo, cây búa, dụng cụ khắc, cây cọ, nỗ lực vẽ lên dòng sông tâm của chúng ta. Là người tu

tập, có quán chiếu, chúng ta phải nghĩ rằng tâm mình là một dòng sông, không cho phép lưu giữ lại bất kỳ những trạng thái cảm xúc nào không có lợi cho hạnh phúc.

Liên tưởng như thế là có thể thực tập được ngay. Thời gian đầu sẽ hơi khó, vì phản ứng khi nỗi đau đến là chúng ta khóc, nhất là người nữ. Khóc xong rồi tâm sự, giải bày với những người tri âm. Làm như vậy là chúng ta đang lây lan cảm xúc khổ đau cho người thân, cuối cùng nỗi đau đó được bành trướng và lớn mạnh. Đức Phật không dạy như thế. Ngài bảo rằng hãy quan niệm tâm mình như một dòng sông, đừng để cái gì dính trên nó. Lúc đó, nỗi khổ đau tự động sẽ tan biến.

Phương pháp đó còn được thuật ngữ Phật học gọi là “buông xả”. Buông xả nằm ở ý niệm của tâm. Nó giống như ổ khóa và chìa khóa. Tâm dán vào cái gì, là ta đang khóa cái đó lại. Nếu ghì và ôm chặt nỗi đau là chúng ta khóa nỗi đau đó trên tâm của mình. Do đó, sự vật, hiện tượng đang diễn ra xung quanh với niềm hạnh phúc, điều hay, lẽ phải, phước báu, công đức, chúng ta lại không cảm nhận. Vì thế, đức Phật dạy hãy dùng chiếc chìa khóa để mở tung ổ khóa của tất cả nỗi khổ niềm đau. Mở được như thế là chúng ta đang thực tập buông xả.

Giữ nỗi đau của quá khứ có thể liên hệ đến ông bà, tổ tiên, dòng họ, người thân, tự động chúng ta siết chặt cái gút “oan gia trái chủ”, “oan khiên oán trái” với con cháu của những người đã tạo ra cái gút đó. Như vậy, chúng ta đang lây lan nỗi khổ niềm đau này cho cả hai họ tộc. Phản ứng lây lan cảm xúc thường xảy ra theo phương thức “Thương ai thương cả đường đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng”. Con người với sức chịu đựng có hạn thường muốn tạo liên minh để mình vượt qua được nỗi đau.

Đừng bao giờ giữ nỗi khổ niềm đau quá một ngày, phải nêu tâm niệm như thế từ khi bắt đầu thực tập. Thực tập quen rồi thì đừng giữ nỗi khổ niềm đau quá một giờ. Tiến bộ hơn là không giữ nỗi khổ niềm đau quá mười phút, một phút, tích tắc. Phản ứng thông thường phải đau thì cứ đau, nhưng sau đó chúng ta nhanh chóng mỉm cười. Người khôn ngoan là người biết vẫy tay chào với nỗi đau. Còn nhớ hoài nỗi đau, ta sẽ tự biến mình trở thành nạn nhân, và hạnh phúc sẽ không có mặt.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :