Thực Tập Từ Bi Quán Cho Trẻ Thơ

17/02/20224:55 SA(Xem: 1725)
Thực Tập Từ Bi Quán Cho Trẻ Thơ

THỰC TẬP TỪ BI QUÁN CHO TRẺ THƠ
Nguyên TâmTâm Đăng soạn
theo Gregory Kramer


tu bi quan (3)Đối với bậc cha mẹ, con cái là niềm vui, là nguồn hy vọng, là động lực thúc đẩy cha mẹ làm việc và hơn thế nữa, chúng khiến cho cuộc đời của những bậc cha mẹ có nhiều ý nghĩa hơn. Rời xa quê hương, chúng ta định cư ở nước ngoài, ai cũng ước mong con em mình có một đời sống phong phú hơn, ít ra là phải hơn thế hệ của cha mẹ chúng. Ở nơi đây, con cái chúng ta được đầy đủ về vật chất, tuy nhiên môi trường mà chúng lớn lên không phải là hoàn toàn như chúng ta hằng mong ước. Chúng tôi muốn nói đến một xã hội không mấy an toànbạo động. Cả nước Mỹ đã sửng sờ và tự hỏi nguyên nhân nào đã đưa đến việc những đứa bé mang súng đến trường để thanh toán thầy cô và bạn bè của mình. Tuổi thơ ở đây là những tờ giấy trắng đã bị lem luốt vì hận thù và kích động bởi truyền hình và phim ảnh đầy bạo động. Chúng ta phải làm gì với trẻ thơ để những thảm kịch này không tái diễn? Đạo Phật đã chỉ dạy một phương thuốc thần diệu để chữa lành căn bệnh thù hận của chúng sanh. Đó là hạnh từ bi. Vậy đối với trẻ thơ không gì hơn là gieo hạt giống từ bi vào tâm khảm chúng qua cách thực hành từ bi quán. Hôm nay, chúng tôi hân hạnh giới thiệu "Phương pháp thực tập từ bi quán với con cái" của ông Gregory Kramer. Phương pháp mà ông đã kiên trì thực hiện trong suốt hơn 16 năm qua và đã rất thành công trong việc gieo trồng và phát triển lòng từ bi cho ba đứa con trai của ông, ngay từ những ngày chúng bắt đầu bập bẹ nói. Ông Kramer là Chủ tịch của Metta Foundation, cơ quan nghiên cứuthực tập thiền quán ở Portland, Oregon. Ông cũng là một giáo thọ về thiền quán hơn 18 năm qua.

Với phương pháp này, ông Kramer đã tạo thói quen lên giường cùng với con trước khi chúng đi ngủ và cha con cùng thực tập từ bi quán. Đây là một phương pháp thiền địnhĐức Phật đã dùng để phát triển tính vô ngã và lòng đại bi. Bằng cách khơi dậy trong ta những tâm thiện về chính chúng ta, về những người chung quanh, và về tất cả chúng sanh. Khi chúng ta làm cho những tâm thiện phát sinh là chúng ta đã làm cho các tâm bất thiện không có cơ hội phát khởi. Lòng sân hậntâm từ bi không bao giờ hiện hữu cùng một lúc, nên chúng ta có thể gieo hạt giống từ bi thay vì hạt giống sân hận. Lòng từ bi làm cho tâm ta mở rộng, ý thức trọn vẹn về mình, về người, và mang ta xa khỏi thế giới vị kỷ để đến thế giới vị tha. Muốn thành công, ta không nên ép buộc mà hãy để cho con trẻ một cơ hội tiếp xúc với hạnh phúcan lạc trong tâm. Đó là khoảng thời gian đặc biệt để cha mẹ và con cái cùng sống chan hòa trong tình thương yêu với tâm mở rộng trong cảm giác nhẹ nhàng.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng thực tập mở rộng lòng từ bi. Trước giờ ngủ, đứa con đã lên giường nằm. Ta cũng lên giường nằm với nó, tư thế hoàn toàn thoải mái, thư giản. Ta đề nghị cả hai cùng nhắm mắt lại, và thực tập quán niệm hơi thở. Hãy chú ý đến thân thểcảm giác của chúng ta. Tôi đang thở vàoý thức về trái tim của tôi. Tôi đang thở ramỉm cười với trái tim của tôi. Tôi đang thở vàoý thức về sự có mặt của Ba (Mẹ) tôi. Tôi đang thở ramỉm cười với Ba (Mẹ) tôi... Tôi đang thở vàoý thức về sự có mặt của con tôi. Tôi đang thở ramỉm cười với con tôi... Thực tập quán niệm hơi thở chừng 2, 3 phút, ta sẽ cảm thấy an lạc. Sau đó, một người, có thể là Ba, là Mẹ, hay đứa con, chậm rãi đọc lên lời nguyện như sau:

Hãy từ bi với chính mình.

Hãy thực sự thương yêu mình.

Hãy nguyện cho mình được hạnh phúc.

 

Tôi thương chính tôi.

Nguyện cho tôi đừng tức giận.

Nguyện cho tôi đừng buồn phiền.

Nguyện cho tôi đừng đau đớn.

Nguyện cho tôi đừng gặp phải những khó khăn.

Nguyện cho tôi đừng đau khổ.

Nguyện cho tôi được khoẻ mạnh.

Nguyện cho tôi đầy lòng từ ái.

Nguyện cho tôi được an lạc.

 

Tôi trải lòng từ bi này ra.

Tôi thương yêu cha mẹ tôi.

Nguyện cho cha mẹ tôi đừng gặp phải những khó khăn.

Nguyện cho cha mẹ tôi đừng có đau đớn và buồn khổ.

Nguyện cho cha mẹ tôi không bị dính mắc.

Nguyện cho cha mẹ tôi đừng tức giận, đừng buồn phiền.

Nguyện cho cha mẹ tôi luôn được mạnh khoẻ và hạnh phúc.

Hoàn toàn mạnh khoẻ và hạnh phúc.

Và luôn được an lạc.

 

Tôi trải lòng từ bi đến anh chị em của tôi.

Nguyện cho họ đừng buồn phiền và tức giận.

Nguyện cho họ đừng bệnh hoạn, đừng đau khổ.

Nguyện cho họ được hạnh phúctự do, không gặp phải những khó khăn.

Luôn luôn được vui vẻhạnh phúc.

Và luôn được an lạc.

 

Tôi trải lòng từ bi đến tất cả thầy cô và bạn bè của tôi tại trường học.

Nguyện cho họ đừng lo âuđau khổ.

Nguyện cho họ đừng tức giận, đừng gặp phải những khó khăn.

Nguyện cho họ luôn hạnh phúc, đừng bao giờ buồn phiền.

Luôn luôn được vui vẻhạnh phúc.

Và luôn được an lạc.

 

Tôi trải lòng từ bi đến tất cả mọi người.

Cho dù tôi không biết họ ở đâu trên thế giới.

Nguyện cho mọi người đừng có buồn phiền.

Nguyện cho mọi người đừng đau đớn, buồn khổ, và thất vọng.

Nguyện cho họ luôn hạnh phúc, thật sự hạnh phúc.

Và luôn được an lạc.

 

Nguyện cho mọi chúng sinh trong vũ trụ đừng có buồn khổ.

Nguyện cho mọi loài, dù ở bất cứ đâu, cũng đừng buồn khổ.

Luôn luôn được vui vẻhạnh phúc.

Và luôn được an lạc.

 

Nguyện cho mọi loài chúng sinh, dù ở mọi phương hướng, đều được hạnh phúcan lạc.

Ở trên và ở dưới, ở gần và ở xa, ở trên cao và ở dưới thấp,

Tất cả mọi loài. Loài người và loài vật.

Hữu hình và vô hình.

Tất cả mọi loài thú, chim chóc, và loài cá.

Tất cả đều được hạnh phúctự do.

 

Tôi mở lòng tôi ra và hoan hỉ đón nhận mọi năng lượng từ bi từ tất cả mọi loài đang qui hướng về tôi.

Tôi để năng lượng yêu thương đó tuôn chảy về tim tôi.

Và tôi xin hồi hướng công đức quán chiếu này cho tất cả chúng sinh.

 

Nguyện cho mọi chúng sinh được an lạchạnh phúc.

Nguyện cho mọi chúng sinh được an lạchạnh phúc.

Nguyện cho mọi chúng sinh được an lạchạnh phúc.

Sau đó, xin hãy cho mỗi em bé một nụ hôn và nói: "Ba thương con", hay "Mẹ thương con", và để các em ngủ.

Phương pháp thực tập từ bi quán này cốt làm cho trẻ em quen tập trung vào cảm thọ của chúng và nuôi dưỡng tâm từ bi. Lần lần sau một thời gian ta có thể tập cho trẻ em trải lòng từ bi đến cả những người mà chúng tỏ ra tức giận hay ghen ghét.

Gregory Kramer đã áp dụng phương pháp thực tập này cho ba đứa con trai của ông và đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên ông lưu ý chúng ta một số vấn đề như sau:

1. Trước hết, cha mẹ phải nhận thức được giá trị của tâm từ bi và thường xuyên chan rãi nó đến con cái và mọi loài. Nói khác đi, thật khó mà tưởng tượng một người thực tập từ bi quán thành công lại là một người thường hay tức giận, cau có, quạu quọ, la mắng, cải vả... Cha hay mẹ đều nên có mặt với con cái trong khi thực tập, tuy nhiên, vai trò của người cha rất quan trọng. Lý do là theo nhiều nghiên cứu tâm lý học, người cha ít bày tỏ tình yêu thương của mình đối với con cái bằng người mẹ, do đó, sự có mặt, sự tham gia của người cha sẽ tạo một ảnh hưởng rất mạnh trên tâm thức của con.

2. Không bao giờ bắt buộc trẻ em thực tập từ bi quán nếu như chúng không muốn. Ông Kramer thường hỏi các con ông là "Tối nay, con có thực tập từ bi quán với Ba không?". Nếu vì lý do nào đó con ông trả lời là không, thì ông cũng vui vẻ gởi cho nó một nụ hôn, và nói "Good night". Ông sẽ tìm hiểu nó sau. Làm như thế sẽ tránh được việc là có một buổi thực tập rỗng tuếch, thiếu ý nghĩa, vì có thể đứa con đang có điều gì bất an, không hài lòng. Trong tình trạng như thế, khó mà trải tâm từ bi ra được. Tuy nhiên, điều này rất ít xảy ra, vì sau một thời gian thực tập, từ bi quán đã trở thành một nhu cầu thiết yếu cho đời sống của đứa con, ngay cả những lúc có những tranh luận và bất đồng ý kiến xảy ra, con ông vẫn yêu cầu ông thực tập từ bi quán với chúng. Và theo ông, đó là một kết quả cụ thể nhất.

3. Phải uyển chuyển theo từng lứa tuổi và cá tính của từng đứa con, để có thể đưa ra những lời nguyện cụ thể. Khi đứa bé còn nhỏ, các em có thể hướng các lời nguyện đến con búp bê mà em thương, hay con chó, con mèo mà em thích. Một em bé hay giận dỗi, ta có thể hướng dẫn em trải lòng từ bi đến người mà em đang giận một cách cụ thể. Càng lớn lên, tính độc lập của các em càng tăng, ta có thể hướng dẫn các em trải tâm từ đến tất cả mọi loài để thấy sự liên hệ chặt chẻ giữa mọi loài. Trong nhiều trường hợp các em có thể thực tập một mình. Ngoài ra, ta còn phải cho các em thấy những hành động cụ thể để thể hiện tâm từ bi nữa. Thí dụ như có bao giờ quí vị khuyến khích các em bố thí, cúng dường chưa? Có bao giờ quí vị khuyến khích con em quí vị làm các công tác thiện nguyện chưa?

4. Lời nguyện hướng đến các đối tượng, các nhóm cũng cần phải linh động, cụ thể, bởi vì nếu cứ lặp lại giống hệt nhau thì dễ trở thành khuôn sáo không kích thích được cảm thọ của các em. Hơn nữa, tùy theo tuổi, các em cũng cần hiểu biết về những lời nguyện đó. Thí dụ có một cuộc động đất ở Nhật Bản, và chúng ta muốn hướng dẫn các em trải tâm từ đến các nạn nhân ở đó thì ít nhất các em phải biết Nhật Bản ở đâu và những nạn nhân ở đó gặp phải những khó khăn, đau khổ như thế nào. Khi đã lớn, ngoài việc trải tâm từ ra đến mọi loài, ta còn có thể hướng dẫn các em cảm nhận được nỗi đau khổ của mọi loài nữa. Nhận thức thường trực về nỗi đau khổ là một nhận thức căn bản trong đạo Phật, nó giúp con người nhận diện được đau khổtìm cách chuyển hóa nó thành an lạc.

5. Sau cùng, nhưng có thể là quan trọng nhất, đó là vấn đề thời giờ. Thực tập từ bi quán tốn khá nhiều thời giờ, khoảng 20 đến 30 phút cho một đứa con. Vì tính cách linh độngcụ thể, tốt nhất là thực tập với từng đứa con. Nhưng nếu gia đình quí vị đông con hay không có nhiều thời giờ, quí vị vẫn có thể thực tập chung cho cả gia đình được. Nếu nhà quí vị có phòng tĩnh tâm thì có thể thực hiện ở đây, sau đó thì cả nhà đi ngủ. Quí vị phải có quyết tâm sắp xếp thời giờthực tập thường xuyên thì mới có kết quả.

Kính thưa quí vị,

Đạo Phật gắn liền với đời sống. Những giáo lý cao siêu sẽ không có giá trị gì nếu chúng ta không áp dụng được vào trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Mặc dù phương pháp thực tập trên có tính phổ quát, có thể áp dụng cho mọi người không phân biệt tôn giáo, nhưng nếu chúng ta là người Phật tử thì chúng ta phải thể nghiệm sinh động giáo lý đó vào trong đời sống của mình. Sự thực tập nào muốn thành công cũng đòi hỏi sự kiên trì quyết chí, và cũng do nhiều yếu tố khác chi phối nữa. Tuy nhiên với kinh nghiệm thành công của ông Kramer mà ông đã chia sẻ cùng chúng ta, chúng tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có một đời sống gia đình hạnh phúc với phương pháp thực tập từ bi quánchúng tôi vừa trình bày, một phương pháp đã được truyền dạy từ Đức Từ Phụ.

Là người Việt Nam, nếu quí vị thực tập với con em bằng tiếng Việt được thì tốt, còn nếu con em quí vị đã lớn và không rành tiếng Việt thì quí vị vẫn có thể thực tập bằng tiếng Anh. Quí vị có thể thực tập bằng tiếng Anh như sau:

Send loving-kindness to yourself.

Really love yourself.

Want yourself to be happy.

 

Think:

 

I love myself.

May I be free from anger.

May I be free from sadness.

May I be free from pain.

May I be free from difficulties.

May I be free from all suffering.

May I be healthy.

May my body be healthy and strong.

May I be filled with loving-kindness.

May I be happy.

May I be really happy.

May I be at peace.

 

I spread this loving-kindness out.

I send love to Dad and Mom.

May Dad and Mom be free from difficulties.

May they be free frrom pain and sadness.

May they be free from attachment,

Free from anger and ill-will.

May they be free from all suffering.

May Mom and Dad be healthy and happy.

Completely healthy and happy.

May they be at peace.

 

I send loving-kindness to my brothers (and/or my sisters).

May they be free from sadness and anger.

May they be free from sickness.

May they be free from all suffering.

May they be happy and free.

Free from suffering, free from difficulties.

May they be well and happy.

May they be at peace.

 

I send loving-kindness to my teachers

and the kids at school.

May they be free from sorrow and suffering.

May they be free from anger and difficulties.

May they be happy.

Free from all difficulties and sadness.

May they be well and happy.

May they be at peace.

I send love now to all the people.

I don't know everywhere on this earth.

May all beings on the planet be free from suffering.

May they be free from pain, grief, and despair.

May they be happy, truly happy.

May they be at peace.

 

May all beings in the universe be free from suffering.

May all beings in all universes, everywhere, be free from suffering.

May they be well and happy.

May they be at peace.

 

May all beings of all kinds, in all directions be happy and at peace.

Above and below, near and far, high and low.

All types of beings. Human and non-humans.

Seen and unseen.

All the animals and birds, and fishes.

All beings and creatures, with no exceptions.

May they all be happy.

May they be free.

 

I open my heart and accept loving-kindness

of every being and creature in return.

I let that love into my heart.

And I share the benefits of this meditation with everyone.

 

May all beings be well and happy.

May all beings be well and happy.

May all beings be well and happy.

May there be peace.

May there be peace.

May there be peace.


Tùy từng trường hợp cụ thể, quí vị có thể thay đổi cho thích hợp. Kính chúc quí vị thực tập có kết quả tốt, gia đình được nhiều an lạc.


Gregory Kramer, cofounder and president of the Metta Foundation in Portland, Oregon, has been teaching Insight Meditation since 1980. He developed the practice of Insight Dialogue and has been teaching it since 1995, offering retreats in North America, Asia, Europe, and Australia. Google Books
Born: October 14, 1952 (age 69 years)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2010(Xem: 27679)
20/07/2010(Xem: 21346)
20/07/2010(Xem: 19542)
05/12/2015(Xem: 14199)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.