Bạn Có Nghĩa Là... Lưu Đình Long

22/07/201112:00 SA(Xem: 20962)
Bạn Có Nghĩa Là... Lưu Đình Long


BẠN CÓ NGHĨA LÀ...
Lưu Đình Long

Tình bạn đẹp

Đó là những tình bạn đi vào đời sống con người, mà hễ đụng tới sự thiêng liêng của hai chữ bạn bè, người ta lại đem ra ví dụ và xưng tán. Cụ thểtình bạn tri âm-tri kỷ của Bá Nha và Tử Kỳ, chỉ cần nghe tiếng đàn mà đã hiểu được người đánh đàn. Hay tình bạn của Lưu Bình - Dương Lễ, đã hỗ trợ nhau để cùng thành đạt, ngay cả việc để cho vợ mình ở bên bạn, nâng đỡ tinh thần và khuyến khích bạn học hành, thi đỗ.

Ngày nay, không thiếu những tình bạn như thế khi đâu đó trên mặt báo, chúng ta vẫn thường bắt gặp hình ảnh một bạn trẻ cõng bạn (bị tật) đi học suốt bao nhiêu năm. Hình ảnh về tình bạn ấy khi được lan đi, người viết luôn dành những cái tít rất dễ thương như “Cổ tích giữa đời thường” hoặc “Tình bạn đẹp thời hiện đại”…

Như vậy, có thể thấy tình bạn đẹp được xưng tụng từ cổ chí kim chính là tình bạn dựa trên tinh thần hiểu và thương. Hiểu về người bạn của mình thì sẽ có sự đồng cảm và thương trúng (hỗ trợ, nâng đỡ, mong cho bạn mình được tốt lên). Chính việc hiểu và thương bạn mà người bạn kia dùng phương tiện là nhục mạ (khổ nhục kế) như chuyện Lưu Bình - Dương Lễ. Những câu chuyện tuyệt đẹp như thế về tình bạn luôn gây cho mọi người sự xúc động và nó đã trở thành hình mẫu cho tình bạn.

Bạn đồng tu

Tôi thích cụm từ này, nó dùng để chỉ cho những người bạn đạo cùng chí hướng: cần cầu giải thoát, nguyện đi trên đường vui tu tập giải thoát, làm an lạc cuộc đời. Tôi có những người bạn đồng tu như thế, và đó là những vị đã “cắt ái từ thân” và cả những người chưa đủ duyên xuất gia, vẫn còn hình tướng cư sĩ như tôi, song ai cũng có những tâm nguyện lành, quyết định đi mãi trên con đường thiện.

Trong tư duy đó, đôi khi ngồi quán niệm sâu sắc về những người cùng chí hướng đang đi trên đường vui tu tập giải thoát (theo giáo lý của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni), tôi thấy mình giàu có đến lạ. Vì có những người bạn mà mình chưa biết mặt, chẳng biết tên nhưng có một điều rất chắc chắn là họ đang đi cùng tôi trên một con đường. Những người bạn đồng tu ấy cho tôi một niềm tin lớn, sâu sắc rằng trên hành trình mình đi không hề lẻ loi.

Còn những người bạn đồng tu mà tôi biết tên, thấy hình tướng thì đó là những vị Bồ tát thường nhắc tôi thở, cười, an trúhiện tại. Đôi khi đó là những tin nhắn: Thở đi bạn của tôi, boong… hoặc có thể là lúc bạn ngồi hàng giờ nghe tôi giãi bày những nỗi niềm trong cuộc sống để rồi sau những giờ phút ấy tôi thấy nhẹ lòng vì bạn đã cùng ôm ấp nỗi khổ của tôi. Trà thất nhỏ nơi gác trọ của tôi chính là cái thất mang tên Tĩnh Lặng để có nhiều lúc tôi và những người bạn đồng tu ngồi lại sẻ chia về một cuốn sách hay, về một nghĩa kinh nào đó… Sau những chia sẻ ấy là những đúc kết để ai cũng “sáng” hơn một chút, tiệm cận sâu sắc hơn lời Phật dạy. Và những người bạn đồng tu của tôi đã tâm niệm là mỗi thời khắc mình tĩnh tâm, thực tập lắng nghe là lúc mình chế tác ra năng lượng bình an để hiến tặng cho cuộc đời chứa nhiều lao chen, mệt nhọc ngoài kia… Cứ thế, những lúc sách tấn nhau trong thực tập pháp môn, an trú hiện tại đã giúp cho chúng tôi cùng nuôi dưỡng tâm từ, theo đúng nghĩa: đệ tử Bụt là phải hành trì như Bụt, thực tập thương mình, thương người, hiến tặng sự an lạc cho tất cả chúng sanh. Niềm tin đó sâu sắc lắm!

Sự quan trọng của tình bạn

Ở khía cạnh đời sống thế gian thì có những người bạn mình có thể chia sẻ rất nhiều chuyện mà những người thân-thương mình không thể chia sẻ được. Do đó, tình bạn lúc này bổ khuyết cho những “móc xích” tình cảm mà những mối quan hệ khác mình khó có thể truyền thông, bởi họ không thể hiểu được giống như người bạn (đồng trang lứa). Những lúc như vậy, người bạn sẽ giúp mình tháo gỡ những thắc nút trong lòng hoặc cùng mình “vượt dốc” trong những con dốc của cuộc đời.

Và những người bạn như thế được ví như những người anh em ruột mà mình có quyền lựa chọn. Ngoài anh em huyết thống, do ba mẹ mình sinh ra, thì những người anh em khác họ, cùng lý tưởng chính là những người cho mình thêm niềm tin vào con đường mình đi, giúp mình vượt qua khó khăn… Có lẽ chính vì vậymọi người ai cũng thừa nhận một điều như là chân lý: ai cũng cần có ít nhất một người bạn.

Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ sẽ là tấm gương giúp mình tinh tấn, sáng suốt hơn. Sự cần thiết ấy đã được chư vị Tổ sư đúc rút: “Tăng ly chúng Tăng tàn”. Tu mà không ở cùng chúng, không có huynh đệ đồng tu thì khó giữ được sự tinh tấn và khó vượt qua những sự cám dỗ của tài-sắc-danh-thực-thùy (năm món dục của thế gian). Sự hấp dẫn của những món dục ấy sẽ không thể công phá thành trì của một Tăng thân gìn giữ lục hòa, cùng chung chí hướng tu tập hạnh giải thoát. Điều đó được chứng minh từ thực tế, theo triết lý cộng sinh “Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”. Năng lượng đồng tu của Tăng thân có sức mạnh vô biên, có thể bảo hộ thân tâm người tu được an toàn!

Chọn bạn mà chơi

Ở ngoài đời, nhiều bậc phụ huynh nhắc con cái: “Nhớ chọn bạn mà chơi nghen con”, nhắc để con cái tránh chơi với bạn xấu. Lý do là “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, nên nếu mình không đủ sức mạnh cảm hóa một ai đó thì tốt nhất nên chọn những người tốt để thân cận, gần gũi mà học hỏi theo những điều tốt, điều thiện của họ. Trong đạo cũng vậy, khi quy y thì người Phật tử phát nguyện rằng: “Tự quy y Tăng, con nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y (tức không gần gũi, nương tựa, thân cận) thầy tà, bạn ác”. Chính nguyên tắc ấy sẽ giúp cho người Phật tử có nền tảng trong việc học hỏitu tập theo con đường mà Bụt đã dạy, tránh việc huân tập những tập khí từ những người bạn bất thiện… n


Nguyệt San Giác Ngộ 184
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/04/2012(Xem: 14191)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.