Hoa Sen Trong Phật Giáo

22/07/201112:00 SA(Xem: 64769)
Hoa Sen Trong Phật Giáo


HOA SEN TRONG VĂN HÓA PHẬT GIÁO
Thích Hạnh Tuệ

hoasen-027-large

Hoa sen

trong văn hóa vật chất

1. Hoa sen thể hiện trong kiến trúc chùa, tháp

Hoa sen mọc từ đầm nước, từ một cõi trần ô trọc, đã vươn lên trở thành một bông hoa thanh cao, bông hoa của vũ trụ. Bông hoa này đã đi vào tâm thức mọi người, trở thành hình tượng trong nghệ thuật, trong kiến trúc và điêu khắc. Đặc biệt, hoa sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo phương Đông, tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín. Trong nghệ thuật Việt Nam, hình tượng hoa sen dày đặc từ các phù điêu, đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật, đến các dáng gốm và họa tiết trang trí. Song cô đọng và sáng tạo hơn cả là hình tượng hoa sen trong kiến trúc chùa tháp.

Những công trình kiến trúc tiêu biểu với hình tượng hoa sen thường xuất hiện trong những giai đoạn hưng thịnh của Phật giáo. Đó là thế kỷ thứ XI với chùa Một Cột - Hà Nội; thế kỷ thứ XVII với tháp Cửu phẩm liên hoa, chùa Bút Tháp - Bắc Ninh; thế kỷ XVIII với chùa Tây Phương - Hà Tây, chùa Kim Liên - Hà Nội.

Theo truyền thuyết, chùa Một Cột hình thành từ giấc mộng của vua Lý Thái Tông. Vào một đêm xuân năm Kỷ Sửu (1049), vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm ngồi trên đài sen, dẫn vua lên đài. Khi tỉnh dậy, vua kể lại với triều thần, có người cho là điềm xấu, nhưng Thiền sư Thiền Tuệ thì khuyên vua nên xây chùa, dựng cột đá giữa hồ, xây đài hoa sentượng Phật Quan Âm ở trên, đúng như hình ảnh đã thấy trong mộng. Các nhà sư chạy đàn, tụng kinh cầu thọ và đặt tên là chùa Diên Hựu (tức Một Cột). Chùa có hình dáng một hoa sen, nếu nhìn từ xa thì đúng là một hoa sen lớn, mọc lên từ hồ nước, chiếc cột là cọng sen. Trong quan niệm dân gian, hoa sen luôn mang ý nghĩa đẹp, tượng trưng cho những gì cao quý nhất trên đời. Nơi nào có hoa sen là nơi đó có Phật ngự trị. Nơi nào có dấu sen là nơi đó có dấu vết hiền nhân. Nơi nào có hồ sen thì nơi ấy phải là nơi thanh tịnh. Hoa sen đã được người bình dân tôn quý, ví với những người có tâm hồn thanh cao, sống nơi bụi trần mà không bị danh lợi ô uế, ràng buộc, cám dỗ.

Hình tượng hoa sen ở tháp Cửu phẩm liên hoa, chùa Bút Tháp là một tổ hợp kết cấu gỗ dạng tháp quay chín tầng chồng lên nhau. Mỗi tầng có một đài sen rộng chừng 2m, cao 50cm. Cả tháp cao 7 đến 8m. Phía ngoài tháp, các cánh sen bằng gỗ sơn đỏ tạo thành tầng tầng lớp lớp so le nhau. Tầng một đến tầng chín biểu hiện cho những nấc thang của sự tinh tiến trong đạo Phật.

Tháp quay Cửu phẩm liên hoa là một tổ hợp cao hơn giá trị đơn lẻ của một biểu tượng bông sen. Hay trong hệ thống các hàng lan can ở quanh thượng điện và quanh tháp Bảo Nghiêm cũng có những bức chạm cả hồ sen với cá, chim rất ngoạn mục.

Nếu ở thời Lý và thời Lê Trung Hưng, hình tượng hoa sen trong kiến trúc Phật giáo chỉ có tính chất đơn lẻ trong từng chùa như chùa Một Cột hoặc một bộ phận kiến trúc như tháp quay ở chùa Bút Tháp thì đến thế kỷ XVIII, hoa sen đã trở thành phong cách kiến trúc của cả một giai đoạn. Nó đánh dấu sự bừng nở của một phong cách nghệ thuật độc đáo, khởi đầu từ chùa Kim Liên và được kế tiếp ở chùa Tây Phương, một ở trên hồ, một là trên núi, vừa hòa nhập vào thiên nhiên, vừa xác định vị trí, hình khối của mình trong không gian.

Kiến trúc trước đó thường chú trọng tuyến ngang, tức là các lớp nhà kéo dài trên một trục chạy như hình con rồng. Đến giữa thế kỷ XVIII, năm 1792 với kiến trúc chùa Kim Liên, đã xác lập một ý tưởng không kéo kiến trúc chạy dài, mà cô gọn thành một cụm hình tượng bông sen. Thực chất là kiểu kiến trúc đưa ba gác chuông gộp lại làm một tạo thành kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái “trùng thiềm điệp ốc”. Kiểu kiến trúc này đã có từ thế kỷ thứ XVII với kiểu kiến trúc tháp chuông chùa Keo - Thái Bình.

Cũng với kiểu kiến trúc chùa Kim Liên, chùa Tây Phương được xây dựng tinh xảo hơn. Chùa được xây dựng trên một ngọn núi hình lưỡi câu, gọi là “câu lậu sơn”. Đi hơn 250 bậc đá là tới khu chùa chữ tam với ba tòa Thượng - Trung - Hạ, kết cấu kèo chồng rường. Các đầu cột ở hai ngôi chùa này được chạm trổ hình bông hoa sen thể hiện sự tài hoa, khéo léo của những người thợ xây dựng chùa.

2. Hoa sen trong các sản phẩm trang trí - thờ tự

a. Ngói lợp - gạch lót sàn, thông gió

Điều dễ dàng nhận thấy ở đây là hoa sen đã quá đỗi gần gũi với nhà chùa. Trên mái lợp chùa cũng có hoa sen, dưới gạch lót nền cũng có những họa tiết hoa sen, những phù điêu trên vách cũng có hoa sen, những chạm trổ trên cửa cũng có hoa sen, thậm chí thông gió cũng hình hoa sen…

Rõ ràng, ngoài tính biểu tượng cho những gì thuộc về triết lý cao siêu của Phật giáo, nhân sinh, ngoài những gì thuộc về tính “bác học”, hoa sen còn in đậm dấu ấn của mình trong tâm khảm của những nghệ nhân, những người thiết kế, những người tạo mẫu các sản phẩm công nghiệp xây dựng. Ở đó, những đường nét của hoa sen cũng sống động, cũng hài hòa, thanh thoát.

Hoa sen đã đi vào cuộc đời như vậy, nhẹ nhàng mà sâu lắng.

b. Tranh tượng, phù điêu

Tùy vào cảm nhận thẩm mỹ khác nhau của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia mà cách thể hiện hoa sen có phần khác nhau. Trên tranh tượng và phù điêu nói chung và trong Phật giáo nói riêng, những họa tiết của hoa sen một lần nữa thể hiện sự phong phú và đa dạng.

Ở đây, người viết cho rằng những kiểu thức khác nhau trong cách thể hiện hoa sen có thể phân làm ba phong cách căn bản, đó là Ấn Độ, Tây TạngTrung Quốc.

Với phong cách Ấn Độ, chúng ta dễ nhận thấy sự ảnh hưởng của nó trong tranh tượng - phù điêu của các nước như: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam (Nam tông - Khơme). Phong cách Tây Tạng đó là hoa sen với màu sắc sặc sỡ (chủ yếu là các màu nóng), chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến các nước Phật giáo Tây Mật. Có lẽ, Tây Tạng biệt lập với bên ngoài và thời tiết lạnh lẽo nên đã hình thành một phong cách rất riêng, không thể trộn lẫn. Đối với phong cách Trung Quốc, và cũng là Việt Nam (Bắc tông), người ta nhận thấy ở đây sự đơn giản trong cách thể hiện, không có nhiều những yếu tố cách điệu chồng chất lên nhau như Ấn Độ và cũng không quá nhiều màu sắc như Tây Tạng.

c. Các sản phẩm thờ tự

Thể hiện những nét nghĩa về sự thanh khiết, hoa sen đã có mặt trong hầu hết các sản phẩm thờ cúng. Người ta bắt gặp ở đây rất nhiều kiểu dáng từ chân đèn, lư hương, bình hoa, tách trà, đĩa bày trái cây, hộp đựng trầm… được thiết kế theo những kiểu thức hoa sen.

Trong Phật giáo, các sản phẩm thờ cúng này hầu như đều có hình dáng của hoa sen, hoặc ít ra thì hoa sen cũng được vẽ hay chạm trổ ở trên nó, vừa tạo nên yếu tố thẩm mỹ, vừa mang ý nghĩa thanh sạch.

Cũng liên quan đến vấn đề thờ cúng này, hình tượng hoa sen còn được dùng để làm cái chum/hũ đựng cốt của người chết, thể hiện một niềm tin được tái sinh vào cõi an lành (Cực lạc) hay một kiếp sống không còn khổ đau trần thế.

Hoa sen trong văn hóa

tinh thần Phật giáo

1. Hoa senyếu tố linh thánh

Trong Phật giáo, hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiếtthánh thiện. Hoa sen còn biểu trưng cho trí tuệ siêu việt, thể hiện niềm khao khát giác ngộ. Trong mật điểnthần chú Lục tự Đại minh là tâm chú của ngài Quán Thế Âm Bồ tát: “Om Mani Padme Hum” (Án Ma Ni Bát Di Hồng). Trong đó, Padme tiếng Phạn có nghĩa là hoa sen - biểu tượng cho trí tuệ siêu việt, trí tuệ chứng ngộ tự nhiên vượt ra ngoài vòng vây hãm của nhị nguyên luận.

Hoa sen là loại hoa có bốn đặc tính vượt trội hơn các loại hoa khác: 1. Ở bùn lầy mà không ô nhiễm; 2. Hoa và quả kết cùng một lúc; 3. Loài ong, bướm không hút lấy hương nhụy; 4. Phụ nữ không dùng hoa sen để trang điểm như giắt trên đầu. Do hoa sen không bị nhiễm bởi bùn nhơ, nên nó được dùng làm biểu trưng cho tánh giác tự nhiên của Phật, tổng quát hơn là biểu trưng cho Phật.

Trong Nhiếp đại thừa luận, hoa sen có bốn đức: hương (thơm), tịnh (sạch), nhu nhuyến (mềm mại) và đáng yêu. Trong Hoa Nghiêm kinh thám huyền ký, hoa sen có mười đặc tính: 1. Vi diệu; 2. Khai phụ; 3. Đoan chính; 4. Phân minh; 5. Thích duyệt; 6. Xảo thành; 7. Quang tịnh; 8. Trang sức; 9. Dẫn quả; 10. Bất nhiễm.

Sen được dùng cúng Phật vì lẽ nó thanh cao, vượt lên trên những bùn lầy trần tục như sự giải thoát khỏi phiền trược của công việc tu đạo. Theo lịch sử, Đức Phật Thích Ca từ lúc đản sinh cho đến lúc nhập diệt đều ở trên hoa sen. Điều này biểu trưng cho tinh thần bất nhiễm trần của đấng Giác ngộ, và cũng tượng trưng cho trí tuệ, cho triết lý cao siêu của Phật giáo.

2. Ảnh hưởng của hoa sen trong tâm thức Phật giáo

Hoa sen là loài hoa được đưa vào mỹ thuật từ rất sớm, phổ biến với nhiều biểu tượng cao quý. Đối với người Ai Cập, sen được biểu hiện cho dương khí. Nhưng đối với Nam Á và phương Đông, sen lại chứa nhiều yếu tố âm, nó là bóng dáng của phái đẹp. Trong nghệ thuật tạo hình ở Việt Nam, chúng ta từng gặp những đài sen là chỗ ngồi của Phật và các linh vật ở miền tịnh thổ (đất Phật) biểu hiện cõi chân như, yên lặng tuyệt đối, cõi không sinh, không diệt. Những người theo đạo Phật thường hiểu sen với những đường gân như 84 vạn pháp môn chảy chung về một nguồn, đó là cuống sen và cũng chính là nguồn giải thoát, là nhất chính đạo đi về một hướng để chuyển tải Phật pháp hòa nhập vào cuộc đời.

Từ khi Phật giáo xuất hiện cho đến nay, hoa sen với những ý nghĩa của nó đã thấm sâu vào tâm thức Phật giáo. Những triết lý tưởng chừng như bỏ ngỏ cuộc đời, xa lánh cuộc đời trần thế lại là những triết lý có nguồn gốc từ những khổ đau của chúng sanh. Đức Phật đã từng nói với các đệ tử của mình, như nước đại dương chỉ có một vị mặn, giáo lý của Như Lai cũng chỉ có một vị là giải thoát. Vị giải thoát đó chính là cởi trói cho những ràng buộc, những khổ đau, những cố chấp, bám víu .v.v… của chúng ta trong cuộc đời. Như thể hoa sen, lấy chất liệu là bùn nhơ, nước đục nhưng hương sắc của nó làm ấm áp lòng người.

3. Hoa sen trong kinh Phật

Trong kinh tạng Phật giáo, tức Tam tạng thánh điển nói chung, có rất nhiều biểu tượng. Ở đây chỉ xin đề cập đến một biểu tượng quen thuộc thường được nhắc đến trong kinh Phật, đó là hoa sen.

Hoa sen trong kinh Phật biểu tượng cho chân lý. Và chân lý đó là chân lý hiện thực trong cuộc đời. Nó hiển thị giữa trần thế lắm ưu phiềntục lụy. Về mặt xã hộitôn giáo, hoa sen biểu trưng cho con đường “nhập thế sinh động” của Phật giáo. Đó là những thành ngữ thường được dùng như “Cư trần bất nhiễm trần” (Sống trong trần thế nhưng không bị ô nhiễm bởi trần thế), hoặc “Phật pháp bất ly thế gian pháp” (Phật pháp không rời các pháp thế gian mà có), hoặc “muốn đến Niết bàn hãy vào đường sinh tử” v.v...

Hoa sen trong kinh Phật sẽ được hiểu tùy theo những hoàn cảnh khác nhau. Có lúc, hoa sen chỉ thuần túyhoa sen, có lúc hoa senchân lý tuyệt đối (Niêm hoa vi tiếu), và có lúc hoa sen lại tượng trưng cho con đường du hóa của Tỳ kheo… Sau đây là một số trích đoạn tiêu biểu trong các kinh nguyên thủy:

a. [HT. Thích Minh ChâuTăng chi bộ kinh IA:51]: “Ta có thể là người với các lậu hoặc đã đoạn tận... Ví như bông sen xanh, bông sen hồng hay bông sen trắng sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn ra khỏi nước, đứng thẳng, không bị nước thấm ướt. Cũng vậy, sanh ra trong đời, lớn lên trong đời, Ta sống chinh phục đời, không bị đời thấm ướt. Này Bà la môn, Ta là Phật, hãy ghi nhớ như vậy”.

b. [HT. Thích Minh Châu - Tăng chi bộ kinh IA: 161]: “Như nước giọt lá sen, như hột cải đặt đầu mũi kim, người không đắm nhiễm ái dục cũng như thế; Ta gọi họ là Bà la môn”.

c. [HT. Thích Minh ChâuTăng chi bộ kinh IIA: 58]: “Như từ trong đống bùn nhơ vất bỏ, sinh ra hoa sen thanh khiết ngọt ngào làm đẹp ý mọi người; cũng thế, chỉ từ nơi chốn phàm phu ngu muội mới sản sinh những vị đệ tử bậc Chính giác đem trí tuệ soi sáng thế gian”.

d. Trong kinh Pháp Cú có các đoạn:

Câu 58: 

Giữa đống rác bẩn thỉu,
Vất bỏ bên đường hoang,
Hoa sen thơm ngào ngạt,
Đẹp lòng khách qua đàng.
Câu 55: 
Hoa chiên đàn, già la
Hoa sen, hoa vũ quý
Giữa những hương hoa ấy
Giới hươngvô thượng.
Câu 336: 
Ai sinh sống trên đời,
Hàng phục được tham ái,
Khổ đau sẽ vuột khỏi,
Như nước trượt lá sen.

Như thế, chúng ta thấy được hoa sen hiện diện rất nhiều trong Phật giáo, và có ý nghĩa biểu trưng cho người không bị đắm nhiểm bởi cuộc đời. Quan điểm này chúng tôi cũng thấy có trong ngạn ngữ Ấn Độ“Mặt trăng có từ biển sâu tăm tối, cỏ điva (loại cỏ thiêng dùng để đốt trong cúng tế) mọc từ phân bò, hoa sen mọc lên từ bùn đất... Một con người đâu cần phải xem xét lai lịch hắn từ đâu...”

4. Hoa sen trong danh hiệu Phật

Việt Nam, khi các kinh được dịch từ Hán tạng hay Pali tạng ra Việt ngữ thì hàm lượng từ Hán Việt vẫn còn rất nhiều, đặc biệt là tên riêng, hầu như để nguyên từ Hán Việt không dịch nghĩa (trừ một vài bản kinh được dịch gần đây của HT.Thích Trí Quang - GN). Vì lẽ đó mà danh hiệu Phật thường gặp là Liên () hay Liên hoa (蓮花) có nghĩa là hoa sen.

Chúng tôi sử dụng Kinh Vạn Phật [HT.Thích Thiện Chơn 2005] để lựa chọn ra những danh hiệu tiêu biểu như sau: - Nhất thiết đồng danh Thanh Tịnh Diệu Liên Hoa Hương Tích Phật (tr.40); - Bảo Liên Hoa Thắng Phật (tr.161, 176, 350, 662); Liên Hoa Nhãn Phật (tr.261); Liên Hoa Diệp Nhãn Phật (tr.294); Liên Hoa Diệp Tinh Tú Vương Hoa Thông Phật (tr.315); - Xưng Liên Hoa Phật (tr.363); - Liên Nhất Thiết Pháp Tinh Tấn Tràng Phật (tr.422); - Bảo Liên Phật (tr.569); Liên Hoa Diện Phật (tr.614); Liên Hoa Hương Phật (tr.612); Liên Hoa Vô Cấu Tinh Tú Vương Hoa Phật (tr.692); Liên Hoa Quang Phật (tr.711) v.v…

5. Hoa sen trong danh hiệu kinh

Bộ kinh nổi tiếng bậc nhất của Phật giáo Đại thừaLotus Sutra - Kinh Hoa sen Chánh pháp, hay thường gọi là kinh Pháp Hoa. Ở Trung Hoa, hiện có 5 bản dịch là: Pháp Hoa tam muội, Tát-đàm-phân-đà-lị kinh, Chánh Pháp Hoa kinh, Diệu Pháp Liên Hoa kinhThiêm phẩm Diệu Pháp Liên Hoa kinh. Trong 5 bản dịch ấy thì bản Diệu Pháp Liên Hoa kinh gồm có 7 cuốn, được chia thành 28 phẩm, do Ngài Cưu Ma La Thập dịch được lưu hànhdiễn giải nhiều nhất.

Dùng những đặc tính đặc biệt của hoa sen để nói về pháp là một nét độc đáo của kinh Pháp Hoa. Pháp ấy chỉ cho chúng sanh thấy được mình cũng giống như những hoa sen kia. Tuy vẫn còn trôi lăn trong sanh tử, còn bị phiền não chi phối nhưng khi gặp được mặt trời diệu pháp của Phật soi thì đều thanh tịnh, trong xanh, thơm tho như hoa sen. 

Nguyệt San Giác Ngộ 184

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/09/2011(Xem: 70495)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.