Không Nên Xem Thường Vị Tu Sĩ Nhỏ Tuổi Minh Nguyên

03/04/201212:00 SA(Xem: 17933)
Không Nên Xem Thường Vị Tu Sĩ Nhỏ Tuổi Minh Nguyên

 Không nên xem thường vị tu sĩ nhỏ tuổi 
Minh Nguyên


thichchantamKhông nên xem thường vị tu sĩ nhỏ tuổi là một trong bốn điều không nên xem thườngĐức Phật đã dạy cho vua Ba-tư-nặc trong lần đầu tiên Vua yết kiến Đức Phật sau khi Đức Phật thành đạo. Bốn điều không nên xem thường ấy là: Một vị Vương tử bé, một con rắn con, một đốm lửa nhỏ, và một vị tu sĩ trẻ. Vị Vương tử tuy còn bé nhưng cũng có Vương tính của một vị vua. Một con rắn độc tuy nhỏ bằng chiếc đũa, nhưng nó có thể cắn chết người trong chốt lát. Một đốm lửa nhỏ có thể làm thiêu rụi cả một khu rừng hay một thành phố lớn. Còn một vị tu sĩ trẻ thì sao?

Một vị tu sĩ trẻ, tuy tuổi còn nhỏ nhưng hạt giống Phật đã được nảy mầm, vị ấy sẽ là một vị Phật trong tương lai. Và không bao lâu nữa trong đời hiện tại, vị tu sĩ trẻ đó sẽ là tấm gương sáng về đức hạnh, là con người mẫu mực trong xã hội, là vị thầy có trí đức vẹn toàn đáng để cho mọi người nương theo tu học. Chính vì thế mà chúng ta không được phép khinh thường.

Hơn nữa, vị tu sĩ trẻ, tuổi tuy còn nhỏ mà đã có chí lớn, sớm có chí nguyện xuất trần, đã dứt bỏ được những thú vui thường tình, chấp nhận sống đời đạm bạc, gác lại tình thân, cạo bỏ râu tóc, khoác áo nâu sồng, nghiêm trì giới luật, thức khuya dậy sớm để công phu, thiền tọa, trau dồi trí đức. Nếu so sánh những vị đó với những người trẻ cùng trang lứa thì quả là đáng để cho chúng ta thương kính.

Vả lại, biết đâu ẩn tàng bên trong hình tướng vị tu sĩ nhỏ tuổi ấy lại là một tâm hồn trong sáng, thánh thiện, một trái tim bao dung, độ lượng, một trí tuệ sáng suốt, thậm chí là có thể đã đạt được thánh quả, có khả năng giáo hóa mọi người trở về với chánh đạo, trở về sống với con đường Chân-Thiện-Mỹ. Như thế thì làm sao chúng ta có thể xem thường được.

Trong luận Đại Trí Độ, quyển 22, thuật lại chuyện thời Đức Thế Tôn còn tại thế, có một vị trưởng giả rất tín mộ chư Tăng, vị này thỉnh chư Tăng đến nhà thọ trai, nhưng chỉ thỉnh các vị lớn tuổi, còn các vị Sa-di nhỏ tuổi thì không thỉnh. Trong chúng Sa-di nhỏ tuổi ấy có những vị đã đắc quả A-la-hán, vì muốn chuyển đổi tâm niệm của vị đàn việt, muốn xóa bỏ định kiến xem thường người nhỏ tuổi của vị ấy nên đã biến hóa ra hình tướng của một vị lớn tuổi, da nhăn, lưng còm, chống gậy đi vào. Vị đàn-việt thấy thế liền hoan hỷ rước vào ngồi, ngồi xong trong chốc lát thì vị ấy trở lại hình tướng niên thiếu, vị đàn-việt sợ hãi, vị Sa-di trấn an người đàn-việt và nói kệ rằng:

…”Lớn nhỏ do nơi trí,

Không ở nơi già trẻ,

Có trí, siêng tinh tấn,

Tuy trẻ mà là già,

Biếng nhác, không trí tuệ,

Tuy già mà là trẻ”.

Từ đó vị trưởng giả ấy không dám xem thường các vị Sa-di nữa. Qua đây cho chúng ta thấy rằng, vấn đề chứng ngộ không do ở tuổi tác, không hạn định thời gian. Đừng dựa vào tuổi tác, hình tướng bên ngoài mà đánh giá khả năng của một người.

Người xưa đã từng nói “Tre già măng mọc”. Chúng ta thử tưởng tượng xem, nếu khôngthế hệ tu sĩ trẻ thì Tăng đoàn sẽ ra sao, tương lai của đạo pháp sẽ đi về đâu? Những vị tu sĩ trẻ, có thể là hiện tại họ chưa có nhiều khả năng, nhưng họ là những mầm non của đạo pháp, là rường cột của đạo pháp trong tương lai, là người tiếp nối sứ mạng truyền thừa Chánh pháp của chư Phật, chư Tổ. Nếu không có họ thì đạo pháp không thể nào tồn tại lâu dàithế gian được. Chính vì thế, những người nào biết thao thức cho tiền đồ của đạo pháp, biết quý trọng đạo đức, nhân cách con người, biết lo cho xã hội ngày mai thì không những không xem thường những vị tu sĩ trẻ, mà còn luôn quan tâm đến họ, thương yêuche chở cho họ, dành cho họ những điều kiện tốt để họ có nhiều thuận duyên trên con đường tu học, đặc biệt là chú trọng đến việc giáo dục, đào tạo để họ trở thành những “mầm non” đầy sức sống, để họ trở thành những con người tài đức vẹn toàn, có đủ năng lực nhận lãnh sứ mạng lớn lao của đạo pháp, làm cho đạo Phật ngày thêm huy hoàng, xã hội ngày thêm tươi đẹp.

Từ vấn đề này, đứng trên phương diện xã hội, chúng ta có thể ngầm hiểu thâm ý của Đức Phật rằng, không chỉ đối với những vị tu sĩ trẻ mà đối với tất cả những người trẻ tuổi, những mầm non của xã hội, chúng ta đều không được xem thường họ. Ngày nay mọi người đều ý thức được rằng: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Thực ra thì điều này không có gì mới lạ, cách đây hơn 25 thế kỷ, Đức Phật cũng đã nhận thấy được điều đó và đã từng khuyên bảo những vị quân vương, những nhà lãnh đạo xã hội không nên xem thường thế hệ trẻ, phải biết chăm lo cho họ, quan tâm và giúp đỡ họ. Và chư vị Tổ sư cũng đã ý thức rất rõ về điều đó, quý Ngài không xem đấy là trách nhiệm hay là bổn phận phải làm, mà xem đấy là một việc làm vô cùng thiêng liêng, cao quý, một việc làm thấm đượm tình người, chứa chan tình đạo, mà là một việc làm hết sức tự nhiên, hợp với lẽ đạo, tình đời, không hề gượng ép, không vì bất cứ một điều kiện nào cả, vì thế mới có câu: “Tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”.

Trong cuộc sống, không có ai vừa sanh ra đời đã là người trưởng thành, là người có đủ năng lực liền. Ai cũng phải trải qua thời ấu thơ, phải phát triển dần dần, tiến bộ dần dần. Cũng như một cây ăn trái, muốn có được một cây ăn trái thì phải trồng nó từ lúc nó còn nhỏ, rồi phải chăm bón cho nó để nó đủ điều kiện phát triển. Nếu vì nó chưa ra hoa, kết trái mà không chăm bón cho nó, hoặc là phá hủy nó thì làm sao có được trái cây. Con người cũng vậy thôi, tất cả đều tuân theo quy luật tiến hóa của vạn hữu.

Thế hệ trẻ là một phần không thể thiếu trong xã hội. Cũng vậy, tu sĩ trẻ là một lực lượng vô cùng quan trọng trong đoàn thể Tăng già. Do vậy, không nên xem thường họ, không có họ thì xã hội loài người sẽ bị tuyệt chủng, đạo pháp sẽ bị lụi tàn. Và nếu họ không được lành mạnh, không có năng lực thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của đạo pháp, của dân tộc. Những người lãnh đạo, những thế hệ đi trước cần phải luôn luôn ý thức được điều này để quan tâm hơn nữa đến việc chăm sóc và đào tạo thế hệ trẻ. Ngày mai đạo pháp có được huy hoàng hay không, dân tộc có được cường thịnh hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào việc quan tâm, chăm sóc và đào tạo thế hệ trẻ ngày hôm nay. Nếu các thế hệ cha anh trong hiện tại không làm tốt việc đó thì xem như là họ chưa làm tròn sứ mạng của mình, họ có lỗi với tiền nhân và có tội với hậu thế.

Thực tế hiện nay, trong xã hội nói chung và trong Giáo hội nói riêng, tầng lớp trẻ có không ít người vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Hy vọng những người đi trước quan tâm chăm sóc nhiều hơn nữa đến thế hệ trẻ và kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa kinh nghiệm của người đi trước với sự năng động, sáng tạo của lớp trẻ, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như hiệu quả trong mọi lĩnh vực của xã hội


Ảnh bên trên: Chú tiểu Thích Chân Tâm đệ tử của sư thầy Thích Chân Giác chùa Giác Viên







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/09/2011(Xem: 71661)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :